Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường kiểm tra đại dự án chống hạn Tân Mỹ tại “chảo lửa” Ninh Thuận
Ngày 23/5, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu đoàn đi kiểm tra thực địa tại đại dự án chống hạn- Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ và thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh Ninh Thuận.
Đến thăm mô hình của trang trại nông nghiệp hữu cơ Tiên Tiến (thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước), một trong những mô hình hiệu quả trên vùng đất hạn Ninh Thuận. Tại đây, Bộ trưởng đánh giá cao sự sáng tạo và mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nông dân.
Mô hình nuôi bò của trang trại nông nghiệp hữu cơ Tiên Tiến (xã An Hải, Ninh Phước, Ninh Thuận)
Bộ trưởng cho biết: “Đây là mô hình khép kính theo không gian đa tầng, phía trên kinh doanh năng lượng mặt trời, phía dưới kinh doanh cả hệ thống cây trồng, vật nuôi mang tính bổ trợ với nhau. Dạng mô hình này không có thứ gì bỏ đi, mà triệt để khai thác để tạo ra những chuỗi có giá trị”.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay, Ninh Thuận là một vùng đất khó khăn nhất của cả nước về tài nguyên nước. Tuy nhiên, nếu biết lựa chọn đối tượng sản xuất, lựa chọn công tác thủy lợi phù hợp thì biến những tiềm năng nắng nóng thành tài nguyên quý để tổ chức ra sản phẩm hàng hóa. Muốn làm được điều đó, cần có sự vào cuộc của cả Chính phủ, doanh nghiệp và người dân.
Video đang HOT
Bộ trưởng thăm mô hình của Trang trại hữu cơ Tiên Tiến
Ông Nguyễn Văn Tiến – Chủ trang trại nông nghiệp hữu cơ Tiên Tiến cho biết: “Khi tôi mới về đây thì khu vực này không có điện, không có nước tưới cho cây trồng. Bắt đầu năm 2018 gia đình tôi thí điểm và sau đó thấy thành công nên tiến hành nhân rộng làm năng lượng mặt trời kết hợp với sản xuất nông nghiệp. Hiện tại, mô hình có diện tích gần 30ha, hoạt động rất hiệu quả, vừa có điện, vừa chăn nuôi bò, trồng măng tây xanh,…”
Tại dự án hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, cho biết, Chính phủ đã quyết định đầu tư xây dựng dự án đại thủy lợi Tân Mỹ bằng một hồ chứa và các thiết chế công trình dẫn. Hồ này có sức chứa hơn 200 triệu m3, bằng tổng số 19 hồ chứa tỉnh này cộng lại. Đã thi công hoàn thành giai đoạn 1, đã tạo dòng chảy đưa về phía hạ du và đang tưới cho khoảng 6.500ha.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu đoàn đi kiểm tra thực địa hệ thống thủy lợi Tân Mỹ
Hiện chủ đầu tư đang tập trung cao độ và tiến độ giai đoạn 2 bằng đập chính với cao trình trên 90 m. Theo tiến độ đến tháng 3/2021, toàn bộ công trình của hồ Tân Mỹ bao gồm các hệ thống đập phụ và hệ thống đập chính chúng ta sẽ hoàn thành để đưa hồ vào tích nước.
Nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai
"Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai đã đạt được nhiều tiến bộ đáng ghi nhận, chất lượng dự báo thời tiết, thiên tai được cải thiện rõ rệt với mức độ chính xác hơn, sát thực tế hơn và thường xuyên cập nhật để kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó, góp phần giảm nhẹ thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội".
Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn mới diễn ra.
Ninh Thuận vừa có quyết định công bố cấp độ rủi ro thiên tai ở cấp độ 3 trên địa bàn toàn tỉnh do hạn hán diễn kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay, riêng 2 huyện Thuận Nam và Thuận Bắc ở cấp độ 4. Trong ảnh: Một hồ nước ở huyện Ninh Phước khô cạn đáy. Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN
Nâng cao năng lực, chất lượng dự báo
Chỉ thị 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư đã chỉ ra việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai thời gian qua còn nhiều hạn chế. Công tác dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát, cơ sở dữ liệu, trang thiết bị và công cụ hỗ trợ, khả năng chống chịu của công trình phòng, chống thiên tai còn nhiều bất cập. Dự báo, cảnh báo thiên tai mặc dù được cải thiện song chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra trong bối cảnh diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường. Nhất là mật độ các trạm đo mưa, mực nước còn quá mỏng, mức độ tự động hóa thấp; theo dõi dòng chảy trên các hệ thống sông liên quốc gia còn hạn chế.
Ngành Khí tượng Thủy văn từng bước nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác dự báo; hiện đại hóa mô hình, công nghệ dự báo; bổ sung các trạm quan trắc khí tượng thủy văn, nhất là các trạm đo mưa, trong đó đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thuê dịch vụ quan trắc. Đầu tư nâng cấp khả năng chống chịu trước thiên tai của công trình kết cấu hạ tầng; tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng phòng, chống thiên tai cho người dân và cộng đồng thông qua tập huấn, đào tạo, diễn tập.
Ngay từ tháng 7 - 8/2019, công tác dự báo thiên tai năm 2020 đã được dự báo chính xác cả về phạm vi, cấp độ. Đó là dự báo nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, giúp các tỉnh trong khu vực sớm triển khai việc chỉ đạo, điều hành sản xuất nông nghiệp phù hợp, giảm thiểu tối đa thiệt hại.
Tại hội nghị trực tuyến công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã làm tốt công tác tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác hơn, phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, ứng phó với thiên tai.
Chính phủ tiếp tục ưu tiên bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước, các chính sách huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đầu tư hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo thiên tai; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và tăng cường hợp tác quốc tế trong giám sát, dự báo thiên tai phục vụ tham mưu, chỉ đạo điều hành theo thời gian thực; tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong phòng, chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn.
Xã hội hóa, đa dạng hóa nguồn lực
Thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Tổng cục Khí tượng Thủy văn tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai đảm bảo kịp thời, chính xác hơn, phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó được hiệu quả như: Nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác dự báo; hiện đại hóa mô hình, công nghệ dự báo; bổ sung các trạm quan trắc khí tượng thủy văn, nhất là các trạm đo mưa, trong đó đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thuê dịch vụ quan trắc...
Các bộ, ngành, địa phương cần quán triệt quan điểm phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của cả hệ thống chính trị, toàn dân và toàn xã hội, không có thời điểm kết thúc. Công tác phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp nên cần được mỗi cấp ủy đảng, chính quyền nhận thức đầy đủ, mỗi người dân và xã hội quan tâm, thực hiện chủ động theo phương châm quản lý rủi ro, lấy phòng ngừa làm chính, chủ động từ cấp cơ sở (cấp xã, huyện, tỉnh) để giảm thiểu thiệt hại.
Tổng cục Khí tượng Thủy văn xây dựng Chương trình nghiên cứu cơ bản về dự báo, cảnh báo thiên tai; rà soát, cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng, dự báo dài hạn về thiên tai, nguồn nước, nhất là các sông xuyên biên giới. Tổng cục Khí tượng Thủy văn phối hợp với các nước trong khu vực, các tổ chức quốc tế chia sẻ thông tin về khí tượng thủy văn, vận hành hồ chứa trên các sông xuyên biên giới; nâng cao chất lượng bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam, làm cơ sở cho việc quy hoạch sắp xếp ổn định dân cư, sơ tán, di dời dân cư khỏi vùng thiên tai.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn Trần Hồng Thái, thực tế nhiều vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế, quy mô tăng trưởng, phát triển kinh tế của quốc gia đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác khí tượng thủy văn. Để công tác khí tượng thủy văn phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong công tác phòng chống thiên tai, Tổng cục Khí tượng Thủy văn kiến nghị Chinh phu chi đao cac bô, nganh, đia phương tăng cường phôi hơp, chia se thông tin sô liêu vê cơ sơ ha tâng, hoat đông phat triên kinh tế - xã hội đê phuc vu công tac dư bao, canh bao tac đông cua thiên tai, đăc biêt là lu quet, sat lơ đât.
Bên cạnh việc nắm bắt thêm thông tin về địa chất, quy hoạch giao thông vận tải, xây dựng, dân cư, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội có tác động tới điều kiện khí tượng thủy văn cần xã hội hóa, đa dạng hóa nguồn lực để thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khí tượng thủy văn. Qua đó, Chính phủ có thể cho phép mở rộng quy mô, phương thức và loại hình xã hội hóa hoạt động khí tượng thủy văn như: Đầu tư trạm quan trắc, thu hút tư nhân tham gia dự báo khí tượng thủy văn; thí điểm hợp tác công tư để khai thác hiệu quả cơ sở vật chất hiện có của ngành khí tượng thủy văn.
Ninh Thuận: Xe chở nước leo lên dải phân cách trên QL1 do tài xế... ngủ gật Sau khi húc đổ cột biển báo giao thông, chiếc xe tải tiếp tục leo lên dải phân cách khiến giao thông qua lại gặp khó khăn. Gần như toàn bộ thân xe tải nằm chỏng chơ trên dải phân cách, rất may không có thiệt hại về người. Trưa 19/5, các cơ quan chức năng huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) đang tiếp...