Bộ trưởng Bộ NN: 6 tháng tới phải rà lại hết quy hoạch
6 tháng đầu năm 2017, toàn ngành NNPTNT đã vượt qua khó khăn thách thức đạt được nhiều kết quả tích cực như: Tổng giá trị xuất khẩu nửa đầu năm toàn ngành đạt 17,1 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2016; cả nước đã có 2.745 xã (30,76%) đạt chuẩn nông thôn mới; GDP toàn ngành theo tính toán tăng 2,65%.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá, mức tăng trưởng ngành 2,65% trong 6 tháng đầu năm là tích cực trong bối cảnh rất nhiều khó khăn, thách thức. Trong những tháng cuối năm, nếu không có điều kiện bất lợi, ngành nông nghiệp có thể hoàn thành mục tiêu Chính phủ giao với mức tăng GDP 3,05%; kim ngạch xuất khẩu đạt tối thiểu 33 tỷ USD.
6 tháng đầu năm, thủy sản Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao. (Ảnh minh họa). ảnh: T.L
Ngành nông nghiệp đạt mức tăng trưởng tích cực
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2017, GDP toàn ngành nông nghiệp tăng 2,65%, trong đó nông nghiệp tăng 2,01%, lâm nghiệp tăng 4,31%, thủy sản tăng 5,08%; giá trị sản xuất nông lâm thủy sản tăng 2,81%. Trong 6 tháng đầu năm, diễn biến thời tiết bất thường đã khiến lúa, vải, điều giảm nhẹ về sản lượng, nhưng bù lại giá các nông sản chính ổn định và có xu hướng tăng.
Ngành trồng trọt đang tái cơ cấu đúng hướng, trong đó tập trung vào những cây trồng chủ lực, có tín hiệu thị trường tốt. “Xuất khẩu các nông sản chủ lực đạt 9,1 tỷ USD – tăng cao nhất từ trước đến nay. Đặc biệt, rau quả trong 6 tháng đầu năm đạt kim ngạch xuất khẩu 1,7 tỷ USD, tăng 44% so với cùng kỳ” – Thứ trưởng Lê Quốc Doanh khẳng định.
Đối với lĩnh vực thủy sản, trong 6 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng cao. Đây là lĩnh vực được trông đợi đóng góp vào mức tăng trưởng chung của ngành. Sản lượng khai thác 6 tháng đầu năm ước đạt 1,64 triệu tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2016 (đạt 54,8% kế hoạch năm), trong đó khai thác biển đạt 1,56 triệu tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ.
Đối với lâm nghiệp, trong 6 tháng đầu năm, diện tích trồng rừng mới đạt 91.900ha, tăng 6,0% so với cùng kỳ năm 2016. Ông Nguyễn Bá Ngãi – Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp đánh giá: Với nhiều thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã được khơi thông, từ nay đến cuối năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ hoàn toàn có thể đạt kim ngạch trên 7,5 tỷ USD.
Đối với lĩnh vực chăn nuôi, tính đến tháng 6, đàn bò có 5,95 triệu con, tăng 2,3%, trong đó bò sữa có 293.400 con, tăng 5,2%; đàn trâu có 2,61 triệu con, giảm nhẹ (-0,8%); đàn gia cầm khoảng 359,7 triệu con, tăng 5,2%.
Video đang HOT
6 thang đâu năm 2017, nganh nông nghiêp đa găp nhiêu kho khăn do gia môt sô loai nông san tut dôc tham hai. (Nông dân Quang Ngai bo măc dưa chin thôi ngoai đông vi gia ban qua re mat. Anh: Công Xuân)
Nỗ lực đạt mục tiêu được giao
Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2017, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá: 6 tháng đầu năm, mặc dù mức tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp đạt 2,65%, tuy nhiên điều này chỉ là tín hiệu khả quan cho tình hình tăng trưởng của ngành chứ chưa thể yên tâm cho mục tiêu đạt mức tăng trưởng 3,05% cả năm 2017.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, ngoại trừ năm 2014, ngành nông nghiệp đạt được tốc độ tăng GDP khá cao với mức 3,3% nhờ sự đột phá trong xuất khẩu thủy sản, còn lại trong 2 năm gần đây chỉ đạt 2,36% năm 2015 và 1,36% năm 2016. Vì vậy, chỉ tiêu Chính phủ giao ở mức 3,05% năm 2017 là nhiệm vụ hết sức nặng nề.
6 tháng cuối năm cũng như giai đoạn tới, tái cơ cấu nông nghiệp vẫn là vấn đề căn cốt nhất. Thời gian tới, các ngành hàng phải rà soát lại toàn bộ quy hoạch để kịp thời điều chỉnh cho sát với tình hình thực tế”.
Bộ trưởng Bộ NNPTNTNguyễn Xuân Cường
Ông Nguyễn Ngọc Oai – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, từ nay đến cuối năm, việc đàm phán tháo gỡ thị trường, nhất là đấu tranh với Luật Farm Bill của Mỹ sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành thủy sản. Đối với xuất khẩu tôm, ngành thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu cuối năm sẽ đạt 675.000 tấn, với kim ngạch xuất khẩu từ 3,2-3,5 tỷ USD.
Năm 2017, chăn nuôi nhiều khả năng có thể đạt mức tăng trưởng 3% theo kế hoạch. Tuy nhiên, hiện nay giá lợn rất thấp và tình hình cải thiện thị trường rất chậm. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu Cục Chăn nuôi phải khẩn trương rà soát lại quy hoạch cũng như đề án tái cơ cấu của ngành để có giải pháp điều chỉnh; Bộ NNPTNT sẽ trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo việc điều chỉnh quy hoạch ngành chăn nuôi, cùng với tổng kết 10 năm thực hiện quy hoạch ngành chăn nuôi để có sự điều chỉnh.
Bộ trưởng cho rằng, 6 tháng cuối năm cũng như giai đoạn tới, tái cơ cấu nông nghiệp vẫn là vấn đề căn cốt nhất. Thời gian tới, các ngành hàng phải rà soát lại toàn bộ quy hoạch để kịp thời điều chỉnh cho sát với tình hình thực tế.
Theo Danviet
"Nay giải cứu thịt lợn, mai giải cứu dưa hấu, mốt còn cứu gì nữa?"
"Thời gian qua, nền nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, đầu vào thì cao, đầu ra thì thấp, giá cả bấp bênh. Nay giải cứu thịt lợn, mai giải cứu dưa hấu, mốt không biết còn giải cứu cái gì nữa" - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Phong Điền (Cần Thơ) chiều 27/6.
Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri chiều 27/6 tại huyện Phong Điền, TP Cần Thơ
Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 27/6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Cần Thơ có buổi tiếp xúc với hơn 200 cử tri xã Giai Xuân, huyện Phong Điền,TP Cần Thơ.
Tại buổi tiếp xúc, đoàn ĐBQH đã ghi nhận 20 ý kiến của các cử tri liên quan đến các vấn đề như giao thông nông thôn; xây dựng sân bay bến cảng; tình trạng khai thác cát lậu gây ra sạt lở; thuốc bảo vệ thực vật giả, thuốc kém chất lượng; nông sản rớt giá; sinh viên ra trường thất nghiệp...
Cụ thể, cử tri Phạm Văn Hoà nêu ý kiến về tình hình nông sản bị rớt giá: "Chúng tôi lo lắng, băn khoăn về việc nông sản bị rớt giá nhiều năm qua. Thời gian qua các ngành có giải cứu nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời, đề nghị nhà nước tính toán tìm đầu ra ổn định cho nông sản để người dân yên tâm sản xuất.
Cử tri Nguyễn Văn Tám lo lắng: "Tình hình sản xuất nông nghiệp thời gian qua gần như bị quên lãng, không có chính sách nổi bật nào để phát triển, trong khi đó, đất nông nghiệp đang dần bị công nghiệp hóa. Việt Nam từ một cường quốc lúa gạo sẽ phải đối mặt với nguy cơ phải nhập lúa gạo để ăn. Đặc biệt là bài toán giá cả, người nông dân làm lụng vất vả nhưng luôn thua lỗ, chưa có chính sách khích lệ nông dân. Cần quan tâm và xem xét nhiều hơn nữa những vẫn đề này.
Một số ý kiến mạnh dạn đề nghị Quốc hội nên có chế tài xử lý nghiêm đối với các đối tượng khai thác cát lậu. Một cử tri nêu bức xúc: "Tội trộm cắp chỉ cần trị giá tài sản 5 triệu đồng là xử lý hình sự, nhưng các đối tượng khai thác cát lậu là trộm cắp tài nguyên, tài sản quốc gia với giá trị rất lớn, nhưng chỉ bị xử lý hành chính".
Chủ tịch Quốc hội tại buổi tiếp xúc cử tri Cần Thơ ngày 27/6
Cử tri Phạm Diệu Linh (xã Mỹ Khánh) cho hay: "Chúng ta không chỉ quản lý khai thác cát lậu mà phải tìm cách để quản lý tốt giá cát. Hiện giá cát tăng hơn 3 lần, người dân nghèo đang chịu thiệt thòi lớn, không đủ tiền để xây nhà, trong khi những người khai thác và những vựa cát được cơ hội để làm giàu.
Trả lời các ý kiến của cử tri xã Giai Xuân, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng những ý kiến của cử tri, chính quyền địa phương phải thực sự ghi nhận và từng bước chỉnh sửa những yếu kém để từng bước đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, hiện nay, Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm thực hiện các chính sách nông nghiệp, nông thôn, lo quy hoạch, dự báo thị trường nông nghiệp.
"Thời gian qua, nền nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, đầu vào thì cao, đầu ra thì thấp, giá cả bấp bênh. Nay giải cứu thịt lợn, mai giải cứu dưa hấu, mốt không biết còn giải cứu cái gì nữa. Cuộc sống nông dân rất khó khăn, nhưng chính sách nhà nước làm sao để người dân làm lúa, nhất là ĐBSCL phải có lãi và sống được trên đất trồng lúa, thì phải có chính sách" - Chủ tịch Quốc hội nói.
Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, người dân cần phải chủ động tìm hiểu thị trường, không để hôm nay trồng cây này, mai nuôi con kia.
Liên quan đến vấn đề sân bay, Chủ tịch Quốc hội cho biết, hiện sân bay Cần Thơ đã được tăng chuyến nhiều hơn trước, điều đó cho thấy nhu cầu hành khách đã khả quan hơn. Còn sân bay Long Thành đến năm 2025 sẽ hoàn thành giai đoạn một, đồng thời vẫn tiếp tục khai thác sân bay Tân Sơn Nhất.
Về vấn đề khai thác cát, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, vừa qua chúng ta siết chặt khai thác cát dẫn đến nguồn cát khan hiếm, làm giá cát tăng cao, đây là quy luật thị trường. Song cần nhìn nhận có tình trạng các cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng lợi dụng điều này đẩy giá cát tăng cao nhằm trục lợi.
Hôm nay 28/6, Chủ tịch Quốc hội tiếp tục tiếp xúc cử tri quận Ninh Kiều và huyện Vĩnh Thanh, TP Cần Thơ.
Phạm Tâm
Theo Dantri
Bộ trưởng NNPTNT được trao kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp báo chí" Nhân kỷ niệm 92 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), Bộ NN-PTNT vừa tổ chức buổi gặp mặt lãnh đạo các cơ quan quản lý về báo chí và báo chí. Tại buổi gặp, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá: Những năm gần đây, đặc biệt là trong 2 năm 2016-2017, mặc dù ngành NN-PTNT phải đối...