Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là Chủ tịch Ủy ban Quan hệ lao động
Ngày 18/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký ban hành Quyết định số 1413/QĐ-TTg kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban Quan hệ lao động.
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là Chủ tịch Ủy ban Quan hệ lao động. Ảnh: TTXVN
Quyết định nêu rõ, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban Quan hệ lao động để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan về cơ chế, chính sách, giải pháp xây dựng và phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Ủy ban có nhiệm vụ tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan về phương hướng, cơ chế, chính sách và các biện pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện chủ trương, cơ chế, chính sách về quan hệ lao động; các giải pháp xây dựng, phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Nghiên cứu, đề xuất, khuyến nghị, tham gia ý kiến với cơ quan, tổ chức liên quan về giải pháp thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quan hệ lao động; các biện pháp xử lý những vấn đề phức tạp phát sinh trong quan hệ lao động.
Bên cạnh đó, Ủy ban Quan hệ lao động có nhiệm vụ xây dựng, công bố các báo cáo định kỳ và đột xuất về quan hệ lao động; hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu, thiết lập và vận hành cơ chế ba bên về quan hệ lao động phù hợp với yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng địa phương; thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến quan hệ lao động theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Video đang HOT
Ủy ban có 9 thành viên, bao gồm Chủ tịch Ủy ban là Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Ba Phó Chủ tịch Ủy ban, gồm: Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Các thành viên Ủy ban còn lại, gồm: Đại diện Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; đại diện Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Ủy ban có Bộ phận kỹ thuật và Bộ phận giúp việc, trong đó, Bộ phận kỹ thuật có trách nhiệm giúp Ủy ban chuẩn bị các báo cáo chuyên môn, kỹ thuật liên quan đến nhiệm vụ của Ủy ban.
Chủ tịch Ủy ban thành lập Bộ phận kỹ thuật gồm các thành viên là người của các cơ quan, tổ chức tham gia thành viên Ủy ban và cơ quan, tổ chức liên quan. Bộ phận giúp việc có trách nhiệm thực hiện công tác hành chính của Ủy ban.
Ủy ban sử dụng đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội làm Bộ phận giúp việc.
Các thành viên Ủy ban, Bộ phận kỹ thuật, Bộ phận giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Ủy ban làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số theo Quy chế làm việc của Ủy ban; có con dấu riêng và được quản lý tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.
Kinh phí hoạt động của Ủy ban do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Quyết định cũng quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan và Chủ tịch Ủy ban.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hỗ trợ tiền ăn cho lực lượng y tế chống dịch tại 19 địa phương
Ngày 6/8, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã họp xem xét, quyết định việc hỗ trợ tiền ăn tăng cường dinh dưỡng cho lực lượng y tế đang chống dịch tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg.
Sở Y tế tỉnh Trà Vinh tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 4 cho gần 6.000 người dân tại 9 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Ảnh minh họa: Thanh Hòa/TTXVN
Theo đó, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống nhất chủ trương hỗ trợ chi phí cải thiện, tăng cường chất dinh dưỡng bữa ăn, góp phần đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ cán bộ y tế làm nhiệm vụ chống dịch tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người.
Liên quan đến nguồn kinh phí thực hiện, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống nhất: Đối với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, cán bộ y tế... được tăng cường từ các bệnh viện tuyến Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ Y tế, kinh phí được trích từ nguồn tài chính của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Đối với lực lượng y tế trực thuộc các địa phương khác được tăng cường để làm nhiệm vụ chống dịch tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg, kinh phí được trích từ nguồn tài chính tích lũy của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố nơi cán bộ y tế được cử đi. Đối với lực lượng y tế tại chỗ đang chống dịch tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg, kinh phí được trích từ nguồn tài chính tích lũy của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố...
Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo, trong trường hợp không cân đối được nguồn kinh phí thực hiện, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố báo cáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để xem xét, hỗ trợ kịp thời.
Cải cách nhiều vẫn chưa hết bức xúc, nhiều doanh nghiệp muốn khởi kiện Thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu đã có những cải cách tích cực, năm sau thuận lợi hơn năm trước, nhưng chưa thể hài lòng. Vẫn còn nhiều những khó khăn, bức xúc mà doanh nghiệp phải gánh chịu. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố Báo cáo về "Mức độ hài lòng của doanh nghiệp...