Bộ trưởng Bộ GD: ‘Khó đánh giá giáo dục Việt Nam ở vị trí nào’
Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận – Chủ tịch SEAMEC 47 cho biết tại buổi kết thúc Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á 47 vào chiều qua, 21/3.
Trong buổi lễ kết thúc Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục ĐNA vào chiều qua 21/3, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã trả lời câu hỏi của các phóng viên:
- PV Đài Tiếng nói Việt Nam hỏi: Thưa ông, tại sao Hội đồng SEAMEO 47 lại chọn “giáo dục suốt đời” là nội dung chính của diễn đàn chính sách?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Việc chuẩn bị chủ đề diễn đàn đã được tham vấn, thảo luận của 11 nước trước khi hội nghị diễn ra. Bộ trưởng các nước đều thống nhất rằng, đối với các nước Châu Á, khu vực Đông Nam Á có nhiều vấn đề giáo dục cấp bách, có nhiều vấn đề được thảo luận ở nhiệm kỳ trước, nhiều vấn đề được giải quyết.
Và tại thời điểm này, ở Việt Nam đang xây dựng xã hội học tập. Học tập suốt đời là vấn đề nổi lên và của cả cộng đồng. Chúng tôi có đề xuất và nhận được ý kiến đồng thuận từ các nước và thực tế chủ đề này thu hút ý kiến của các Bộ trưởng.
Chủ tịch Hội đồng – Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và ban thư ký SEAMEC 47.
- PV Truyền hình TPHCM hỏi: Và những giải pháp nào được đưa ra trong việc phát triển giáo dục xã hội học tập ở các nước Đông Nam Á hiện nay?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Trong hội nghị bàn tròn, các thành viên SEAMEO đã đưa ra các nội dung như sau: Cần quan tâm đến thế hệ trẻ – là những người lãnh đạo tương lai của đất nước và phát triển công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học.
- PV Truyền hình TPHCM hỏi: Với cương vị là chủ tịch SEAMEO, Bộ trưởng quan tâm và triển khai điểm nào trong thời gian tới?
Video đang HOT
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Công việc của Chủ tịch Hội đồng không phải bắt đầu từ đâu mà sẽ tiếp tục kế tiếp một cách liên tục, đồng thời dựa trên những kết luận thống nhất của hội nghị lần này để triển khai tiếp.
Trong đó, việc hướng đến cộng đồng Asean vào năm 2015 huy động nguồn lực bản sắc riêng có của mỗi nước trong cộng đồng Asean để góp phần giải quyết các vấn đề của từng nước cũng như vấn đề chung. Trên cơ sở phối hợp hành động mà các Bộ trưởng đã thống nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần cho vị thế của SEAMEO trong cộng đồng quốc tế.
Trên cương vị chủ tịch, chúng ta đã thành lập trung tâm SEAMEO CELLL – học tập suốt đời. Trung tâm này được đặt ở TP Hồ Chí Minh và chúng tôi chủ động triển khai hoạt động của trung tâm. Một mặt để giải quyết vấn đề học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập của Việt Nam đồng thời đóng góp những kinh nghiệm cho hoạt động các nước trong khối SEAMEO.
Hơn nữa, chúng tôi sẽ đi thăm và làm việc tại các nước trong khu vực, đưa ra các chỉ đạo tổ chức hoạt động của các trung tâm nhằm nâng cao chất lượng hội nhập, hòa nhập.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận tại buổi tổng kết Hội nghị thành viên SEAMEO 47.
- PV Đài Tiếng nói VN hỏi: SEAMEO sẽ có hành động gì để thu hẹp khoảng cách giáo dục các nước trong khu vực dần tiến tới phát triển giáo dục?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Việc làm giảm bớt chênh lệch trong giáo dục các nước thành viên cũng được các bộ trưởng trao đổi nhiều lần.
Đầu tiên, bản sắc riêng của từng nền giáo dục mỗi nước thì cần được giữ gìn và tôn trọng. Đồng thời khoảng cách về trình độ thì gấp rút có giải pháp thu hẹp dần. Tại hội nghị, nhiều giải pháp được đề xuất ví dụ như đảm bảo đào tạo giáo viên, thống nhất chương trình, chuẩn hóa đầu ra, đào tạo tiếng Anh, đào tạo kỹ năng thực hành.
Và chúng tôi không chỉ bàn đến vấn đề san phẳng khoảng cách trong SEAMEO mà còn có chuẩn hội nhập với thế giới.
- Vậy, với cương vị là Bộ trưởng Bộ GD Việt Nam, ông đánh giá như thế nào về vị trí của giáo dục nước ta so với các nước bạn trong cộng đồng SEAMEO?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Nói đánh giá thì rất khó. Tôi cũng chưa thấy bảng xếp hạng giáo dục nào trên thế giới, khó có thể nói nó nằm ở vị trí nào. Nhưng chúng tôi thường trao đổi hai ý.
Thứ nhất là Việt Nam sẵn sàng giúp đỡ các bạn những lĩnh vực, công việc mà chúng ta có thế mạnh như việc giảng dạy toán học ở các trường, giảng dạy các môn ở các trường chuyên. Các nước cũng có đề nghị mình giúp đỡ về chương trình giảng dạy, đào tạo giáo viên như thế nào, tổ chức để nâng cao chất lượng.
Ngược lại, tôi cũng đề nghị với nước bạn như Singapore giúp chúng ta trong chương trình giảng dạy tiếng anh. Tôi cũng đã trao đổi với Bộ trưởng Brunei là làm thế nào tổ chức dạy và học tiếng Anh. Họ đã nhờ nước Anh, triển khai mấy chục năm và làm rất tốt. Mình sẽ nghiên cứu cái gì phù hợp với thời điểm bây giờ, với điều kiện Việt Nam.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Theo soha
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Hội nghị SEAMEC
Hôm nay (20/3), gần 400 đại biểu, khách mời tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á (SEAMEO 47) diễn ra tại Hà Nội.
Trong đó, 200 đại biểu đến từ 18 quốc gia khác nhau bao gồm các Bộ trưởng giáo dục, các quan chức cao cấp ngành giáo dục và đại diện các tổ chức quốc tế đến từ các quốc gia thành viên chính thức, quốc gia thành viên liên kiết và các tổ chức thành viên liên kết.
Mục tiêu của Hội nghị là trở thành diễn đàn thảo luận chính sách và những sáng kiến khoa học, giáo dục và văn hóa trong khu vực định hướng cho các chương trình và dự án của SEAMEO cũng như các đơn vị trực thuộc SEAMEO .
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: "Giáo dục và đào tạo có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức phát triển ngày một sâu rộng như hiện nay.
Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã gia nhập và chính thức trở thành thành viên của SEAMEO, Việt Nam luôn nghiêm túc thực hiện và có trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc đóng góp tích cực và sự nghiệp phát triển giáo dục. Thời gian tới Việt Nam sẽ đổi mới cơ bản và toàn diện, mạnh mẽ về giáo dục, phấn đấu đến năm 2020 có một nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa và hội nhập quốc tế".
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các đại biểu tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á lần thứ 47.
Chủ tịch nước cũng cho biết, trên cương vị là Chủ tịch Hội đồng SEAMEO năm 2013, Việt Nam sẽ làm tròn trách nhiệm của mình để cùng các quốc gia hoàn thành tốt các chương trình nội dung vì sự phát triển và hợp tác giáo dục của các nước Đông Nam Á cũng như trên thế giới.
Khẳng định tầm quan trọng của SEAMEO, Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận nói: " Đây là một sự kiện quan trọng nhằm đẩy mạnh sự hợp tác khu vực trong giáo dục được Việt Nam ưu tiên hàng đầu trong khu vực".
Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Phạm Vũ Luận cùng các đại biểu cắt băng khai mạc Hội nghị SEAMEC 47.
Trong buổi chiều nay và ngày mai, Hội nghị sẽ tiến hành trao đổi, thảo luận các nội dung chính tại phiên họp để rà soát các hoạt động của tiến trình hợp tác, qua đó xem xét khả năng thông qua một số khuyến nghị quan trọng với nội dung "Học tập suốt đời, chính sách và triển vọng". Đây là nội dung trọng tâm của các thành viên SEAMEO nhằm "xây dựng một xã hội học tập tại các nước Đông Nam Á", để xây dựng cộng đồng ASEAN phát triển vào những năm tiếp theo.
Cũng tại Hội nghị này, SEAMEO đã chính thức kết nạp Vương quốc Anh trở thành thành viên liên kết. Từ ngày 20-21/3, Hội nghị SEAMEC 47 sẽ tiến hành trao đổi, thảo luận các vấn đề giáo dục trong khu vực tại Khách sạn Daewoo Hà Nội.
Theo soha
Ngành đào tạo thừa "đầu ra" Ngày 27-12, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định từ năm 2013 sẽ tạm dừng mở mới các ngành đào tạo đang thừa "đầu ra" như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán... Bộ trưởng cũng cho biết, Bộ kiến nghị Thủ tướng dừng việc mở cơ sở đào tạo đại học (ĐH) mới, tập trung vào nâng...