Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Tuyệt nhiên không có lợi ích nhóm trong biên soạn SGK
- Trước diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định: Tuyệt nhiên không hề có lợi ích cục bộ, lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm nào, trong việc biên soạn sách giáo khoa (SGK)
Sáng nay 20/11, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian thảo luận về Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Tại đây, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã đứng lên giải trình những lo lắng của đại biểu về chất lượng, đội ngũ, kinh phí thực hiện biên soan SGK.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận giải trình đề án đổi mới sách giáo khoa
Theo Bộ trưởng, biên soạn SGK là công việc mang tính khoa học liên quan tới nhiều lĩnh vực kho học công nghệ và khoa học giáo dục khác nhau. Nếu như ở các nước phát triển công trình này được thực hiện một cách chuyên nghiệm tại những viện nghiên cứu chuyên biệt thì tại Việt Nam cho tới nay vẫn chưa có đội ngũ chuyên gia đảm nhận và chưa có bộ máy tổ chức nghiên cứu chuyên sâu về SGK.
“Cách làm của chúng ta lâu nay vẫn là huy động các nhà giáo, chuyên gia, nhà khoa học tham gia biên soạn chương trình SGK.”, Bộ trưởng Luận cho biết.
Để từng bước khắc phục tình trạng này, Bộ GD-ĐT cho biết đã cử các cán bộ chuyên gia đi học, khi đủ điều kiện sẽ báo cáo với chính phủ cho thành lập viện nghiên cứu chương trình biên soạn SGK.
Mặt khác, Bộ GD-ĐT cúng đã tranh thủ sự giúp đỡ của các trường ĐH, nhà khoa học, viện nghiên cứu ở những nước có nền giáo dục phát triển.
Qua đây, ông Luận cũng nhấn mạnh chủ trương của Chính phủ là giao cho Bộ GD-ĐT tổ chức biến soạn SGK đồng thời cũng khuyến khích các tổ chức cá nhân biên soạn những bộ sách khác.
“Biên soạn sách là công việc khó khăn, tỉ mỉ. Từ thực tiến trước đây cho thấy lực lượng tham gia biên soạn chương trình SGK không nhiều do các yêu cầu rất cao về mặt khoa học, thời gian tập trung cho việc viết sách rất dài và nhiều người không có điều kiện tham gia. Hơn nữa, chính sách đãi ngộ của nhà nước cho người viết SGK chưa thỏa đáng. Theo dự báo lực lượng viết SGK còn ít hơn vì lần này chúng ta viết sách theo cách mới, tiếp cận phát triển năng lực học sinh, chứ không làm như cách trước đây là truyền thụ kiến thức cho học sinh.”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phân tích.
Trước câu hỏi tại sao không xã hội hóa việc biên soạn SGK, ông Luận dẫn ra 2 khả năng : Thứ nhất cơ chế xã hội hóa sẽ giải phóng sức sản xuất của xã hội, nhiều nhóm tập thể sẽ đảm nhận biên soạn, sách biên soạn tốt, tạo cơ sở cho các tổ chức giáo dục lựa chọn sách phù hợp nhất để sử dụng. Tuy nhiên, khả năng thứ 2 khi chưa có nhiều người sẵn sàng viết sách, sách ra không đáp ứng yêu cầu không kịp thời gian, thậm chí có thể có những mảng sách không ai viết.
Video đang HOT
“Rất muốn khả năng thứ nhất xảy ra nhưng kinh nghiệm từ lịch sử viết SGK cảnh báo khả năng thứ 2 rất có thể xảy ra. Phương án Chính Phủ đề xuất giao cho Bộ GD-ĐT chủ động biên soạn Bộ SGK đồng thời khuyến khích các tổ chức cá nhân viết bộ sách khác là để chính phủ chủ động ứng phó với bất cứ tình huống nào xảy ra. Đây là tính toán thận trọng và cần thiết. Trong khi mô hình mới chưa xuất hiện mới chỉ có trong tính toán của chúng ta thì có nên loại bỏ mô hình đã có đã được kiểm nghiệm và đã hoàn thành nhiệm vụ mà Quốc hội và Chính phủ đã đề ra?”, vị Bộ trưởng đặt vấn đề.
Từ đây, ông Luận khẳng định: “Ở đây tuyệt nhiên không hề có lợi ích cục bộ, lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm nào cả. Phương án xã hội hóa SGK chính là do Bộ GD-ĐT đề xuất và Chính phủ đã thảo luận quyết định trình ra Quốc hội”.
Về câu hỏi: Việc Bộ GD-ĐT vừa tổ chức biên soạn sách thẩm định sách có dẫn tới tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi hay không? Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: “Trong lịch sử, Bộ GD-ĐT chưa bao giờ trực tiếp và sẽ không bao giờ trực tiếp viết SGK. Đây là công trình của các nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia. Bộ GD-ĐT chỉ đứng ra tổ chức bộ máy vận hành, phát hiện nhân sự và tập huấn bổ sung thông tin cần thiết việc viết sách…”
Việc thẩm định sách sẽ do một hội đồng thẩm định quốc gia bao gồm các nhà giáo, chuyên gia am hiểu về lĩnh vực SGK, nhưng không tham gia viết sách.
Theo đó, danh sách thành viên Hội đồng thẩm định sẽ phải thông qua Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực và báo cáo Thủ tướng quyết định.
“Đây là hội đồng là độc lập, k có thành viên của Bộ GD-ĐT, hoạt động theo quy chế đảm bảo tính khách quan. Bộ GD-ĐT căn cứ kết luận hội đồng thẩm định quốc gia để ra quyết định cho phép lưu hành những bộ SGK đạt chuẩn”, Bộ trưởng cho biết.
Về vấn đề bình đẳng công bằng giữa các tổ chức biên soạn SGK: Nhiều ý kiến cho rằng không nên để Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn SGK dẫn tới sự không công bằng do nhóm này được sử dụng ngân sách nhà nước còn nhóm khác lại không có.
Theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Tất cả các nhóm biên soạn SGK đều được tạo điều kiện thuận tợi, tương đương trong hoạt động chuyên môn và đều có trách nhiệm như nhau về đạo đức cũng như pháp lý khi sử dụng ngân sách, tiền của người dân.
“Có nhiều cách đảm bảo công bằng này bằng các giải pháp kỹ thuật. Tuy nhiên, việc quyết định vân đề hệ trọng của giáo dục mà chỉ căn cứ vào sự bình đẳng kinh tế giữa các nhóm triển khai là điều cần phải tính toán toàn diện”
Về tính khả thi của đề án: Nhiều đại biểu băn khoăn trong điều kiện kinh tế hiện nay, tại nhiều địa phương, cơ sở vật chất của giáo viên không đủ đáp ứng. Đây là vấn đề cân nhắc rất nhiều khi thảo luận.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, để đổi mới toàn diện căn bản nền giáo dục, ngoài đề án đổi mới SGK, còn 18 đề án khác trong đó có đổi mới đội ngũ giaos viên, đổi mới trường sư phạm, đổi mới cơ sở vật chất…
” Ngay từ đầu khi xây dựng đề án Bộ GD-ĐT đã phải quán triệt 2 yêu cầu: Cập nhật tiếp thu có chọn lọc thành tựu viết SGK của các nước có nền giáo dục phát triển; đồng thời phải phù hợp với điều kiện hiện tại phần lớn các cơ sở giáo dục tại Việt Nam”, ông Luận cho biết.
Theo đó, từ năm 2011, Bộ GD-ĐY đã tổ chức thực nghiệm chương trình đổi mới trên cả 3 miến đất nước trong đó có nhiều vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
“Kết quả cho thấy, thầy cô giáo vùng sâu vùng xa nơi chúng ta lo lắng không đủ điều kiện tiếp nhận thì lại tiếp đón và hoàn thành nhiệm vụ với cái mới nhanh nhạy nhẹ nhàng thậm chí còn nhanh hơn cả những thầy cô tại những vùng có điều kiện phát triển”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết.
Hoàng Vũ
Theo_Vietbao
Tranh cãi 34 nghìn tỷ: BT Giáo dục nhận sai sót
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận thừa nhận sai sót về con số 34 nghìn tỷ đồng biên soạn chương trình, đổi mới sách giáo khoa.
Trong chương trình "Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời" phát sóng trên VTV tối 20/4, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã trả lời những thắc mắc về con số 34.000 tỷ đồng được cho là kinh phí để đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông.
- Bộ trưởng nghĩ thế nào khi Bộ GD-ĐT đề xuất tới 34.000 tỷ đồng chỉ để đổi mới chương trình và sách giáo khoa - dự án lãng phí không thể chấp nhận được?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Nếu cần phải có đến 34.000 tỷ đồng để biên soạn chương trình và sách giáo khoa mới thì tôi cũng không đồng tình, cũng thấy là lãng phí, phi lý. Tuy nhiên, cần phải nói rõ con số 34.000 tỷ đồng không có trong Tờ trình và những hồ sơ liên quan mà Chính phủ trình lên UB Thường vụ Quốc hội.
Lần trình này, Chính phủ chỉ xin với Quốc hội bàn để ra nghị quyết về chủ trương đổi mới chương trình sách giáo khoa, tương tự như năm 2000 Chính phủ đã đề nghị và Quốc hội đã ra nghị quyết.
Kết cấu của Nghị quyết đơn giản chỉ gồm 3 phần: mục tiêu đổi mới; tiến độ và tổ chức thực hiện quá trình đó thế nào.
Trên tay tôi đây đang cầm là hồ sơ gửi lên UB Thường vụ Quốc hội, trong hồ sơ này không có con số nào về tiền nong.
- Vậy tại sao lại có con số 34.000 tỷ đồng, con số này từ đâu ra, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Con số 34.000 tỷ đồng, sau khi tìm hiểu, thì chúng tôi được biết là được tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhiều nhóm chuyên gia khác nhau.
Trong những ngày gần đây, các phương tiện truyền thông cũng nói đến con số 34.000 tỷ và các số liệu tiền nong khác nhau... đó là kết quả trích ra từ kết quả nghiên cứu của các nhóm chuyên gia.
Trong số 34.000 tỷ, các nhóm chuyên gia đề xuất không chỉ biên soạn sách giáo khoa mà cònbao gồm đào tạo lại đội ngũ giáo viên, cấu trúc lại hệ thống đào tạo sư phạm, mua sắm trang thiết bị dạy học và nhiều công việc khác. Riêng về biên soạn chương trình và sách giáo khoa, nhóm chuyên gia đề xuất trên 100 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận thừa nhận sai sót về con số 34.000 tỷ đồng
- 100 tỷ đồng và 34.000 tỷ đồng là hai con số khác xa nhau và Bộ trưởng có nói đây là con số của các nhóm nghiên cứu đưa ra. Vậy tại sao chính đại diện của Bộ GD-ĐT lại nhắc đi, nhắc lại con số này trong cuộc họp của UB Thường vụ Quốc hội và cuộc họp báo thường kỳ của Bộ GD-ĐT?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Đây là một sai sót, sơ xuất đáng tiếc. Vào những ngày UB Thường vụ Quốc hội tổ chức cuộc giải trình này, tôi phải đi công tác nước ngoài trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước ASEAN nên không thể tham gia trực tiếp.
Tại phiên giải trình này, khi đại diện của Bộ trình bày Tờ trình thì không có nội dung về tiền nong. Con số 34.000 tỷ đồng được nêu lên khi có thông tin, giải đáp câu hỏi của các Ủy viên UB Thường vụ Quốc hội. Để xảy ra sai sót như vậy, trách nhiệm thuộc về Bộ GD-ĐT và chúng tôi xin nhận trách nhiệm này. Tuy nhiên, vẫn phải khẳng định Tờ trình và hồ sơ gửi sang UB Thường vụ Quốc hội không có con số này. Việc trình lần này mới chỉ là công việc bước đầu xin chủ trương, còn sau đó sẽ triển khai rất nhiều công việc khác.
- Bộ trưởng có thể cho biết những bước tiếp theo sẽ như thế nào?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Tất cả những việc tiếp theo sẽ được triển khai theo quy trình rất chặt chẽ. Sau khi QH ra Nghị quyết về chủ trương đổi mới chương trình và SGK phổ thông, Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện. Các bộ, ngành sẽ có những công việc cụ thể.
Bộ GD-ĐT theo phân công, sẽ xây dựng đề án và kế hoạch cụ thể. Ví dụ, về chương trình mới và sách giáo khoa mới này, lúc đó xây dựng đề án về biên soạn sách giáo khoa mới, trong đó nêu tất cả các công việc liên quan, định mức chi tiêu, số tiền, các nguồn lực khác cần phải có.
Đề án sẽ được công bố rộng rãi để xin ý kiến công luận và chuyên gia, xin ý kiến của Hội đồng Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực, Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục (sắp thành lập). Các bộ, ngành sẽ thẩm định, Chính phủ sẽ thảo luận. Bộ GD-ĐT tiếp thu các ý kiến đóng góp, hoàn chỉnh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, ban hành quyết định theo thẩm quyền, hoặc sẽ báo cáo với QH nếu công việc vượt thẩm quyền.
Theo Khampha
Tranh cãi 34 nghìn tỷ: Bộ trưởng Giáo dục nhận sai Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận thừa nhận sai sót về con số 34 nghìn tỷ đồng biên soạn chương trình, đổi mới sách giáo khoa. Trong chương trình "Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời" phát sóng trên VTV tối 20/4, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã trả lời những thắc mắc về con số 34.000 tỷ đồng được cho là...