Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: Không để xảy ra khủng bố phá hoại
Phát biểu tại hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện “Chương trình phối hợp phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012 – 2016″ và ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2017 – 2021 tại Hà Nội vào sáng nay (6.7), Thượng tướng Tô Lâm – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cho rằng, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Công an trong thời gian tới là không để xảy ra khủng bố, phá hoại, không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nội địa; kiềm chế gia tăng tội phạm, tạo sự chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội.
Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu tại hội nghị.
Theo Thượng tướng Tô Lâm – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, trong những năm qua, với sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban, ngành địa phương và sự giúp đỡ đùm bọc của nhân dân lực lượng Công an nhân dân giải quyết kịp thời, xử lý có hiệu quả những vấn đề cấp bách, nổi lên trên lĩnh vực an ninh, trật tự.
Theo đó, lực lượng Công an nhân dân đã phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động. Giữ vững thế chủ động chiến lược, không bị động bất ngờ. Không để xảy ra khủng bố phá hoại không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nội địa; kiềm chế gia tăng tội phạm, tạo sự chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội.
Video đang HOT
Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an và đồng chí Lại Xuân Môn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN cùng chủ trì và điều hành hội nghị.
“Trong những thành tích trên của lực lượng Công an nhân dân, có sự phối hợp, giúp đỡ hiệu quả của Hội NDVN trong công tác phòng chống tội phạm, nhất là phối hợp trao đổi thông tin, tình hình tội phạm địa phương, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm”- Bộ Trưởng Bộ Công an nhấn mạnh.
Theo số liệu điều tra toàn quốc có 8.956 xã/11.140 xã, phường, thị trấn với 66,9% dân số nông thôn, trên 10 triệu hội viên nông dân. Mỗi năm cả nước xảy ra gần 55.000 vụ vi phạm hình sự, riêng địa bàn nông thôn xảy ra trung bình mỗi năm xảy ra 29.000 vụ, chiếm hơn 53%. Các vụ vi phạm ở nông thôn chủ yếu là tội trộm cắp tài sản, nhất là nạn trộm chó diễn ra phức tạp ở nhiều địa phương, kéo theo giết người, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản. Tội phạm cố ý gây thương tích, giết người do nguyên nhân xã hội, mâu thuẫn trong nội bộ gia đình thôn xóm tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng tính chất, hậu quả rất nghiêm trọng. Gần đây xảy ra nhiều vụ thảm sát “giết nhiều người” với hành vi rất tàn bạo gây hoang mang dư luận.
Các đại biểu đại diện cho các đơn vị, ban chuyên môn thuộc Bộ Công an và Trung ương Hội NDVN tham dự hội nghị.
Bên cạnh các loại tội phạm mua bán người, hiếp dâm trẻ em, chống người thi hành công vụ, vi phạm môi trường… còn diễn ra phổ biến, gây phức tạp về an ninh trật tự và bức xúc trong nhân dân.
Trình bày báo cáo tóm tắt tổng kết 5 năm thực hiện chương trình phối hợp hành động phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012-2016, Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Lương Quốc Đoàn khẳng định: Trong 5 năm (2012 – 2016), Hội NDVN, Ban Chỉ đạo 138, Bộ Công an đã tổ chức triển khai thực hiện chương trình phối hợp hành động bằng nhiều nội dung, hình thức hoạt động sáng tạo và thiết thực, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng địa phương, đã đạt được những kết quả quan trọng.
Theo đó, trên cơ sở ký kết, Hội ND và Công an 63 tỉnh, thành phố đã tổ chức hội nghị triển khai phổ biến, quán triệt chương trình phối hợp và xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện từ cấp tỉnh đến cơ sở. Việc này đã tạo được sự về nhận thức và hành động trong việc thực hiện Nghị quyết số 09/CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm.
Cụ thể, trong 5 năm qua, hội viên, nông dân đã phát hiện, tố giác được 27.780 vụ vi phạm pháp luật, cung cấp cho cơ quan công an, chính quyền địa phương 132.400 nguồn tin có giá trị, phát hiện 850 đối tượng có lệnh truy nã, vận động được 4.650 đối tượng phạm tội ra tự thú…. Các cấp Hội ND đã tiến hành hòa giải 60.000 vụ mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nông dân, tham gia giải quyết 13.130 vụ khiếu nại tố cáo.
Theo Danviet
Việt Nam và Cộng hoà Séc kí Hiệp định chuyển giao người bị kết án tù
Ngày 7/6, Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman đã có chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước tới Việt Nam. Trong chuyến thăm này, ngày 7/6/, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Séc về hợp tác phòng, chống tội phạm và chuyển giao người bị kết án phạt tù.
Việt Nam và Cộng hoà Séc kí Hiệp ước chuyển giao người bị kết án tù. (Ảnh, minh hoạ).
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và ngài Robert Pelikán, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Cộng hòa Séc đã ký chính thức Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Séc về chuyển giao người bị kết án phạt tù.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thượng tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an và ngài Vitezslav Grepl, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Cộng hòa Séc tại Việt Nam đã ký chính thức Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Séc về hợp tác phòng, chống tội phạm.
Đây là hai hiệp định do Bộ Công an chủ trì đề xuất việc đàm phán, ký kết. Việc ký kết các hiệp định có ý nghĩa pháp lý, đối ngoại quan trọng, nhằm tăng cường và hoàn thiện cơ sở pháp lý hợp tác song phương trong phòng, chống tội phạm giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật hai nước, góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp toàn diện giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc. Đồng thời, thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm cũng như chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và ở Cộng hòa Séc nói riêng.
Việc ký kết các hiệp định được tiến hành trên cơ sở nội dung đã được hai Bên thống nhất (đàm phán Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù từ ngày 13/14/4/2011 tại Hà Nội và Hiệp định hợp tác phòng, chống tội phạm từ ngày 03-04/6/2013 tại Praha), đảm bảo các nguyên tắc được quy định tại Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 và các văn bản pháp luật khác có liên quan; phù hợp với thông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế cùng lĩnh vực mà Việt Nam đã ký kết.Theo đó, Hiệp định hợp tác phòng, chống tội phạm có 16 điều quy định về phạm vi hợp tác.
Thời gian tới, để triển khai các công việc tiếp theo phục vụ cho việc phê chuẩn và phê duyệt để các hiệp định chính thức có hiệu lực, theo đúng trình tự, thủ tục của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Công an chủ trì với các bộ, ngành có liên quan thực hiện các thủ tục cần thiết để báo cáo cấp có thẩm quyền phê chuẩn Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù và phê duyệt Hiệp định về hợp tác phòng, chống tội phạm, đồng thời, xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định này.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Sẽ xử lý nghiêm các đối tượng tuần hành, biểu tình vi phạm pháp luật "Kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các đối tượng tham gia hoạt động tuần hành, biểu tình thời gian qua tại một số tỉnh miền Trung có hành vi vi phạm pháp luật như: Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, xúc phạm Quốc kỳ, gây rối trật tự công cộng, cản...