Bộ trưởng Bộ Công an tiết lộ việc phá án tham nhũng
Trong những ngày diễn ra chất vấn đại biểu tại nghị trường Quốc hội, có lẽ ấn tượng nhất là việc tư lệnh ngành công an “kể khổ” trong việc phá án tham nhũng.
Ảnh minh họa
Mặc dù không có tên trong danh sách các Bộ trưởng tham gia trả lời chất vấn trong kỳ họp này, nhưng Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an cũng đã có bài phát biểu “nói cho rõ” lý do vì sao tiến độ điều tra của các vụ án kinh tế, tham nhũng bị kéo dài.
Bộ trưởng Trần Đại Quang bắt đầu bài phát biểu của mình bằng việc nhắc lại khi trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3 (cuối năm 2012- PV) tôi cũng đã báo cáo rất cụ thể những khó khăn trong việc điều tra xử lý các vụ án kinh tế, đặc biệt là vụ án tham nhũng. Đối tượng của các vụ án này là những người có chức vụ, quyền hạn, cũng có dùng thủ đoạn che giấu tội phạm, xóa dấu vết, xóa chứng cứ và các vụ án kinh tế, vụ án tham nhũng thông thường phát hiện cũng chậm, sau khi tội phạm xảy ra nhiều năm, cho nên gây khó khăn cho việc thu thập tài liệu chứng cứ.
Vấn đề thứ hai là pháp luật quy định thời hạn điều tra vụ án, nhưng không quy định thời hạn giám định, dẫn đến nhiều vụ án hết thời gian điều tra, nhưng chưa có kết quả giám định, vì thế cũng chưa thể kết thúc vụ án được. Việc giám định các tài liệu như kế toán, kiểm toán, giám định các lĩnh vực chuyên ngành như xây dựng, tài chính v.v… thường kéo dài và phải chi phí một khoản kinh phí cũng khá lớn. Một số cơ quan trưng cầu giám định cũng có biểu hiện né tránh thực hiện việc giám định của các vụ án này.
Vấn đề thứ ba là việc điều tra các vụ án tham nhũng có yếu tố nước ngoài thì cũng gặp rất nhiều khó khăn, bởi vì chúng ta chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp với nhiều nước trên thế giới. Cho nên vấn đề này cũng thường kéo dài.
Video đang HOT
Liên quan đến vấn đề lập pháp, Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết, trong quy định của Bộ luật Hình sự, ở Chương XXI có 7 tội danh về tham nhũng, nhưng trong đó có rất nhiều vấn đề cần phải cụ thể hóa, ví dụ thế nào là ít nghiêm trọng, thế nào là nghiêm trọng, thế nào là rất nghiêm trọng, thế nào là đặc biệt nghiêm trọng thì vấn đề này cũng là khó khăn trong việc vận dụng để thống nhất đánh giá tài liệu chứng cứ và tiến hành xác định các tội danh để đưa ra truy tố, xét xử.
Ngoài ra, Bộ trưởng Trần Đại Quang cho rằng, có nhiều vụ án tham nhũng, vụ án kinh tế, nhưng cơ quan điều tra ở Bộ Công an điều tra, Viện kiểm sát nhân dân tối cao giám sát và sau khi quyết định đưa ra truy tố theo quy định thì phải biết được vụ án và mức tù thấp thì chuyển cho Tòa án cấp dưới để xét xử quy định sau khi chuyển hồ sơ xuống Tòa án cấp dưới và Viện kiểm sát cấp dưới thì trong vòng 1 tháng phải đưa ra xét xử. Chính vì thế, kiểm sát viên của các Viện kiểm sát cấp dưới cũng như thẩm phán của các Tòa án cấp dưới trong 1 tháng tiếp cận hồ sơ vụ án và cũng chưa kỹ, nghiên cứu chưa, sâu dẫn đến khi đưa ra xét xử đối tượng là phản cung, tranh tụng, tranh luận cũng gặp người khó khăn, dẫn đến vụ án có khi phải trả lại điều tra tiếp hoặc phải để thời gian kéo dài.
Để khắc phục tình trạng này chúng tôi đã chủ động phối hợp với Viện kiểm sát và Tòa án tăng cường các biện pháp để làm sao thúc đẩy nhanh tiến độ điều tra đang xét xử các vụ án này.
Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng nhấn mạnh, trong khi chờ Quốc hội sửa đổi Bộ luật Hình sự chúng tôi đã chủ động phối hợp với Viện kiểm sát, với Toà án có hướng dẫn thi hành những điều luật trong quy định Bộ luật Hình sự để xác định rõ thế nào ít nghiêm trọng, thế nào là nghiêm trọng, thế nào là đặc biệt nghiêm trọng, để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng để vận dụng pháp luật để điều tra xét xử.
Theo Dantri
Hai mẹ con chết trong tư thế treo cổ: Nỗi đau xé lòng chưa lời giải đáp
Đưa con trở về nhà mẹ đẻ sau cuộc hôn nhân đổ vỡ, chị Nguyễn Thị Nhung (SN 1984, trú tại Xóm Chùa, thôn Nhật Tảo, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội) được gia đình tạo điều kiện để bắt đầu cuộc sống mới.
Nhưng giữa lúc khó khăn tạm trôi qua, mọi sinh hoạt trở lại êm đềm, những người thân bỗng bàng hoàng phát hiện hai mẹ con chị chết đầy bí ẩn trong tư thế bị treo cổ. Cả miền quê thanh bình chấn động trước nghi án đầy đau thương. Gạt nước mắt xót xa, chính những người thân cũng không hiểu nổi, liệu có phải chị Nhung tự tử (?) và nếu đúng như vậy, thì nguyên nhân gì đã dẫn đến nông nỗi này (?)...
Hồng nhan bạc phận
Sinh ra trong một gia đình thuần nông, khu vực ngoại thành Hà Nội, Nhung có một tuổi thơ khá êm ả. Vì là con út nên so với các chị, Nhung được cha mẹ chiều chuộng và dành sự chăm sóc đặc biệt. Nhưng không ỷ lại vào điều đó, Nhung lớn lên đã nổi tiếng là cô gái xinh đẹp, chăm ngoan, tính nết hiền lành, chịu thương chịu khó.
Học hết cấp 3, Nhung không học tiếp mà lấy chồng và mở hàng nước buôn bán tại ngay trong làng (chồng Nhung tên Minh, SN 1980 - PV). Đến năm 2005, hai người sinh một bé trai đặt tên là Nguyễn Duy Quang. Hàng xóm láng giềng ai cũng vui mừng cho đôi trẻ và đánh giá họ là một cặp thật đẹp đôi. Nhưng trời không chiều lòng người. Từ lúc chào đời, sức khỏe cháu Duy Quang rất yếu ớt. Sau khi khám và xét nghiệm tại bệnh viện, Nhung bàng hoàng khi biết con trai bị bệnh tim bẩm sinh.
Rất đông người dân Xóm Chùa tập trung tại hiện trường khi phát hiện sự việc. Ảnh Ngọc Tiến
Cháu Quang phải điều trị một thời gian dài trong viện, sau đó được đưa về điều trị tại nhà. Những lúc bệnh tái phát, cháu thường lên cơn co giật, người nhà lại phải cho cháu thở ôxi và tức tốc đưa đến bệnh viện. Cũng trong lúc này hai vợ chồng Nhung xảy ra mâu thuẫn. Không tìm được lối thoát cho hôn nhân nên họ chính thức ly dị và chị Nhung nhận nuôi cháu Quang. Hai mẹ con Nhung sống trong ngôi nhà được bố mẹ cô xây cho trên phần đất của ông bà ngay sát nhà người anh trai ruột. Mọi vấn đề về kinh tế, từ việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cho đến chi phí thuốc thang của cháu Quang đều nhờ cả vào ông bà ngoại ...
Những chuyện không vui ập đến liên tiếp, đôi lúc cũng làm cho Nhung suy sụp và chán nản. Nhưng vì ở gần gia đình, Nhung được mẹ và anh trai khuyên răn rất nhiều, cộng với việc bệnh tình bé Quang ngày một chuyển biến tốt hơn. Khi đã dần lấy lại được thăng bằng trong cuộc sống, chị đăng ký thi và thi đậu vào trường CĐ Sư phạm mẫu giáo Trung ương.(Trước khi chuyện đau lòng xảy ra, Nhung đang là sinh viên năm cuối lớp giáo viên mầm non, chuẩn bị tốt nghiệp thời gian tới - PV). Về phần cháu Duy Quang, sau thời gian điều trị đã trở lại bình thường, khỏe mạnh, hiện cháu đang nghỉ hè chờ nhập học sẽ lên lớp 3.
Nỗi đau sau nghi án chấn động
Có mặt tại ngôi nhà của hai mẹ con xấu số, PV được biết trước khi xảy ra chuyện, chị Nhung và con trai không hề có biểu hiện nào khác thường. Chiều tối hôm xảy ra sự việc, bà Thìn (mẹ đẻ của chị Nhung) cùng gia đình có gọi hai mẹ con chị Nhung về ăn cơm như mọi khi song không liên lạc được. Linh cảm chuyện không hay xảy ra, mẹ chị Nhung đã bảo anh Quyền, là anh trai Nhung sang nhà xem có chuyện gì. Anh Quyền ngay sau đó đã sang song không ai biết chị Nhung và bé Quang đi đâu, nhà của hai mẹ con thì khóa kín mít.
Như có linh tính mách bảo, anh Quyền vội vòng ra phía cửa sổ hậu đằng sau nhà, khi nhìn qua khe cửa anh rụng rời khi thấy thấp thoáng cháu trai mình đang treo lơ lửng bằng sợi dây thừng giữa nhà. Anh Quyền hô hoán mọi người tìm cách phá cửa. Khi vào được nhà, mọi người phát hiện Nhung cũng đã chết trong tư thế treo cổ tại tầng 2. Sự việc nhanh chóng được báo cáo đến chính quyền địa phương. Sau khi tiến hành các thủ tục và biện pháp nghiệp vu, Công An huyện Từ Liêm đã đưa thi thể 2 mẹ con đến Bệnh viện E.
Gần một tuần sau buổi tối định mệnh ấy, không khí tang thương vẫn bao trùm lên xóm Chùa (nơi mẹ con nạn nhân sinh sống - PV). Đến bất kỳ nơi nào trong xóm, người dân cũng xôn xao bàn tán về cái chết thương tâm của hai mẹ con chị Nhung. Thông qua những người dân, PV được biết bố mẹ chị đã ngoài 60 tuổi. Mẹ chị Nhung hiện vẫn làm nông nghiệp. Chị có một người anh trai đã xây dựng gia đình hiện giờ cũng ở cùng xóm. Thấy cuộc sống của con và cháu vất vả, bố mẹ đã xây cho chị Nhung một ngôi nhà 3 tầng cho hai mẹ con ở. Tuy nhiên trước đó, gia đình chị có cho người khác thuê và chị Nhung cũng chỉ mới dọn sang ở được vài ngày thì sự việc đau lòng xảy ra.
Chị T. (làm nghề may), hàng xóm sống cạnh nhà chị Nhung cho biết: "Nhung là đứa ngoan, hiền. Từ tấm bé, cô ấy tuyệt nhiên chưa bao giờ làm mất lòng một ai, gia đình thì khá giả, càng lớn lại càng xinh, ai cũng nghĩ số con bé sướng từ trong trứng sướng ra, ngờ đâu nó lại dại dột thế này, có quẫn trí thế nào thì cũng tìm cách giải quyết chứ. Nó không trân trọng cuộc sống đã đành rồi, sao còn kéo theo thằng bé, khổ thân thằng nhỏ mới có 8 tuổi đầu...". Là người có mặt tại hiện trường, sau khi sự việc được phát hiện, chị T. cho biết thêm: "Đa số những người có mặt vào thời điểm đó đều cho rằng Nhung vì lý do nào đó nhất thời dại dột, thắt cổ con rồi mới treo cổ tự tử. Mặc dù không nhanh nhẹn như những đứa trẻ khác, nhưng Quang là đứa trẻ rất ngoan hiền, đối với bất kỳ đứa bé nào thấy mẹ tự tử sẽ hét ầm lên chứ không thể tự đi tìm dây và chết theo mẹ như ý kiến của một vài người dân trong làng được".
Mong muốn tìm hiểu rõ hơn về sự việc, chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị H. (có cháu nội học cùng trường với cháu Quang - PV) bà H kể lại: "Lúc đó khoảng gần 19h30, trời vừa tạnh mưa, tôi đang ở trong nhà thì nghe tiếng gào khóc thảm thiết bên nhà hàng xóm. Vội chạy ra ra ngoài cổng xem có chuyện gì, thì mới biết cả hai mẹ con cháu Nhung thắt cổ và đã tử vong. Khổ thân con bé, xinh đẹp và ngoan hiền là thế, ngày nào chẳng đi qua cửa nhà tôi, gặp tôi lần nào cũng chào hỏi vui vẻ. Thằng cu Quang cũng rất lễ phép. Tối tối, bà ngoại đi bộ tập thể dục thì nó cũng lẽo đẽo đạp chiếc xe nhỏ xíu đi theo... ".
Được biết, sau khi xảy ra sự việc, gia đình chị Nhung có tìm thấy hai bức ảnh chân dung của mẹ con để trong phòng. Chứng kiến cảnh mẹ chị Nhung đau đớn khóc bên xác con gái và đứa cháu ngoại mà không ai không thấy chạnh lòng. Mọi người đều xót xa thương tiếc cho cuộc đời "hồng nhan mà bạc phận" và cuộc sống quá ngắn ngủi với cái chết tức tưởi của cháu Quang. Sự việc như một cơn địa chấn, làm xôn xao cả Xóm Chùa vốn thanh bình trong những ngày qua.
Theo vietbao
Tiện nghi buồng hạnh phúc trong trại giam ở Hải Phòng "Không gian ở đây chẳng thể bằng ở nhà, nhưng trong hoàn cảnh này vợ chồng được gặp nhau thì còn gì bằng" - chị Nga cười e thẹn... Những ngày cuối tuần, hầu hết các buồng đều kín người. Trung bình mỗi tháng, có từ 400 - 500 cặp vợ chồng được gặp nhau tại những căn phòng này. Buồng hạnh phúc...