Bộ trưởng Bộ Công an định kỳ tiếp công dân mỗi tháng ít nhất một ngày
Bộ trưởng Bộ Công an định kỳ tiếp công dân mỗi tháng ít nhất một ngày tại địa điểm tiếp công dân của Bộ.
Thủ trưởng công an các cấp phải tiếp công dân đột xuất trong 3 trường hợp.
Bộ trưởng Bộ Công an vừa ký ban hành Thông tư số 98/2021/TT-BCA quy định về công tác tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân (có hiệu lực từ ngày 3/12 tới và thay thế Thông tư số 30/2015/TT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an).
Bộ trưởng Công an tiếp dân mỗi tháng ít nhất một ngày
Thông tư 98 quy định, Bộ Công an bố trí địa điểm tiếp công dân tại Hà Nội, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện gồm: Thiết bị ghi âm, ghi hình, máy tính, máy in, điện thoại, bàn, ghế, sổ, sách và các điều kiện cần thiết khác phục vụ cho việc tiếp công dân, có lực lượng Cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự.
Trong trường hợp phát sinh các vụ việc phức tạp, gây mất an ninh, trật tự tại địa điểm tiếp công dân, Công an thành phố Hà Nội và các đơn vị thuộc cơ quan Bộ liên quan có trách nhiệm cử lực lượng phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự tại địa điểm tiếp công dân của Bộ Công an.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tiếp công dân định kỳ hàng tháng (Ảnh: BCA).
Địa điểm tiếp công dân của công an các cấp phải bố trí tại vị trí thuận tiện để công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được dễ dàng, thuận lợi; có gắn biển “ĐỊA ĐIỂM TIẾP CÔNG DÂN” hình chữ nhật, nền màu đỏ, chữ màu vàng, ghi rõ tên cơ quan, đơn vị, địa chỉ, số điện thoại liên hệ; phải niêm yết công khai nội quy tiếp công dân, họ tên, cấp bậc, chức vụ, thời gian, lịch tiếp công dân của thủ trưởng và cán bộ tiếp công dân; có tủ sách pháp luật để công dân tham khảo khi thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Công an các cấp tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan, đơn vị mình theo giờ hành chính vào các ngày làm việc trong tuần;
Thanh tra Bộ Công an, thanh tra đơn vị thuộc cơ quan Bộ, thanh tra công an cấp tỉnh bố trí lãnh đạo, cán bộ thanh tra tiếp công dân thường xuyên tại địa điểm tiếp công dân của đơn vị, địa phương mình. Trường hợp cần thiết hoặc khi thủ trưởng cấp trên trực tiếp giao, Chánh Thanh tra Bộ Công an, Chánh Thanh tra đơn vị thuộc cơ quan Bộ, Chánh Thanh tra Công an cấp tỉnh phải trực tiếp tiếp công dân.
“Bộ trưởng Bộ Công an định kỳ tiếp công dân mỗi tháng ít nhất một ngày tại địa điểm tiếp công dân của Bộ Công an; thời gian cụ thể do Thanh tra Bộ thống nhất với Văn phòng Bộ báo cáo Bộ trưởng quyết định”- Thông tư 98 nêu.
Ngoài ra, thủ trưởng đơn vị thuộc cơ quan Bộ có trụ sở độc lập; Giám đốc Công an cấp tỉnh định kỳ tiếp công dân mỗi tháng ít nhất một ngày tại địa điểm tiếp công dân của đơn vị, địa phương mình (thời gian cụ thể do thủ trưởng, Giám đốc quyết định).
Video đang HOT
Thủ trưởng đơn vị thuộc công an cấp tỉnh có trụ sở độc lập; trưởng công an cấp huyện định kỳ tiếp công dân mỗi tháng ít nhất hai ngày tại địa điểm tiếp công dân của đơn vị mình.
Trưởng công an cấp xã định kỳ tiếp công dân mỗi tuần ít nhất một ngày tại địa điểm tiếp công dân của công an cấp xã.
3 trường hợp tiếp công dân đột xuất
Theo Thông tư 98, thủ trưởng công an các cấp ngoài việc tiếp công dân định kỳ, phải tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, vụ việc phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau;
Thứ hai, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến an ninh, trật tự hoặc gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe công dân;
Thứ ba, tiếp công dân theo yêu cầu của cấp trên.
Trường hợp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chưa có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì cán bộ tiếp công dân hướng dẫn viết đơn. Trường hợp công dân không thể tự viết đơn thì cán bộ tiếp công dân ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bằng văn bản và yêu cầu công dân ký xác nhận hoặc điểm chỉ.
Trong trường hợp nội dung trình bày chưa rõ ràng, đầy đủ thì cán bộ tiếp công dân đề nghị công dân trình bày bổ sung hoặc cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh.
Cán bộ tiếp công dân phải kiểm tra tính hợp lệ của các thông tin, tài liệu, chứng cứ và phải lập giấy biên nhận về việc tiếp nhận, có chữ ký của cán bộ tiếp nhận. Giấy biên nhận được lập thành hai bản, giao cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh giữ một bản.
Sau khi tiếp nhận đơn và những thông tin, tài liệu, chứng cứ, cán bộ tiếp công dân phải ghi vào sổ tiếp công dân hoặc cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính.
Trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân
Thông tư 98 quy định, cán bộ tiếp công dân phải bảo đảm trang phục, tác phong theo điều lệnh Công an nhân dân; có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Đồng thời giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền. Hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật…
Người dân đi làm căn cước công dân gắn chíp cần chuẩn bị gì
Người dân cần mang theo sổ hộ khẩu, CCCD mã vạch hoặc CMND 09 số và 12 số đang sử dụng đến cơ quan Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý CCCD của Bộ công an.
Từ tháng 1/2021, các tỉnh, thành triển khai cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử trên toàn quốc. Các đơn vị công an tiến hành cấp tại chỗ và lưu động đảm bảo mục tiêu đến tháng 7/2021 cả nước sẽ cấp được 50 triệu thẻ.
CCCD mẫu mới gắn chip điện tử có nhiều ưu điểm về bảo mật, lưu trữ thông tin, tạo thuận lợi và tiện ích cho người sử dụng... nhằm bảo đảm cho việc quản lý xã hội, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử và thực hiện cải cách hành chính.
Chip gắn trên CCCD nhằm lưu trữ các thông tin của công dân với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chip tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Chip không có chức năng định vị, theo dõi công dân.
Theo quy định, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú thì được cấp thẻ CCCD.
Theo quy định, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú thì được cấp thẻ CCCD. Người bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì vẫn được cấp thẻ nhưng phải có người đại diện hợp pháp.
Thời hạn sử dụng của CMND là 15 năm kể từ ngày cấp, còn đối với thẻ CCCD (cả mã vạch và gắn chip điện tử) sau lần cấp đầu tiên công dân phải đổi khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi và trên 60 tuổi công dân không phải đổi.
Như vậy, đối với công dân đã được cấp thẻ CCCD mã vạch hoặc sau khi đổi sang thẻ gắn chip điện tử, đến thời hạn tuổi quy định phải đi đổi thẻ mới.
Công an quận Hai Bà Trưng cấp CCCD lưu động tại các tổ dân phố ngoài giờ hành chính
Để được cấp CCCD hợp lệ, người dân phải bổ sung đầy đủ các trường thông tin bắt buộc trong sổ hộ khẩu nhất là thông tin về ngày, tháng, năm sinh, nguyên quán, dân tộc, quốc tịch... Vì vậy, người dân cần kiểm tra, đối chiếu thông tin trong sổ hộ khẩu, nếu chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác, cần liên hệ cơ quan Công an nơi làm thủ tục đăng ký thường trú để điều chỉnh, bổ sung trước khi đi làm CCCD.
Hiện nay, đa số người dân ở tuổi trung niên và lớn tuổi trong sổ hộ khẩu thường không có thông tin ngày, tháng, năm sinh. Đối với các trường hợp này, người dân phải đem theo bản sao giấy khai sinh có ngày, tháng, năm sinh đến cơ quan Công an để bổ sung.
Công dân có giấy khai sinh nhưng không có đầy đủ ngày, tháng, năm sinh hoặc từ trước đến nay không có giấy khai sinh, không xác định được ngày, tháng, năm sinh thì phải liên hệ Ủy ban nhân dân nơi đăng ký thường trú để được tư pháp hộ tịch hướng dẫn thủ tục bổ sung ngày, tháng, năm sinh vào giấy khai sinh hoặc cấp giấy khai sinh. Sau đó, bổ sung đầy đủ vào sổ hộ khẩu để phục vụ việc cấp CCCD.
Sau lần cấp thẻ CCCD đầu tiên, công dân phải đổi khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi. Trên 60 tuổi, công dân không phải đổi.
Việc cấp Căn cước công dân gắn chip được thực hiện từ ngày 1/1/2021, trong đó, mức thu lệ phí cấp Căn cước công dân gắn chip được quy định như sau:
Theo Thông tư 112/2020/TT-BTC, kể từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 30/6/2021, lệ phí cấp Căn cước công dân bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Căn cước công dân.
Kể từ ngày 1/7/2021 trở đi, mức thu lệ phí nêu trên thực hiện theo Thông tư 59/2019/TT-BTC.
Mức thu lệ phí:
Từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 30/6/2021: Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ CCCD thu 15.000 đồng/thẻ CCCD. Từ ngày 1/7/2021 thu 30.000 đồng/thẻ CCCD.
Từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 30/6/2021: Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu, thu 25.000 đồng/thẻ CCCD. Từ ngày 1/7/2021 thu 50.000 đồng/thẻ CCCD.
Từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 30/6/2021: Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam 35.000 đồng/thẻ CCCD. Từ ngày 1/7/2021 thu 70.000 đồng/thẻ CCCD.
Hơn 3.000 thanh niên Nghệ An lên đường nhập ngũ Hôm nay, hơn 3.000 thanh niên ở Nghệ An lên đường nhập ngũ, trong đó 3.104 người tham gia nghĩa vụ quân đội và 246 người đi nghĩa vụ công an. Sáng 28/2, lễ giao, nhận quân năm 2021 tại các địa phương trong tỉnh Nghệ An diễn ra trang trọng đúng theo nghi thức quân đội. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn...