Bộ trưởng bảo vệ “thuỷ điện nhỏ” trước nhiều ý kiến phản đối của ĐBQH
Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định, sự cần thiết phải đánh giá kỹ lưỡng tác động của hoạt động kinh tế xã hội, dân sinh ảnh hưởng tới môi trường, bao gồm các công trình thủy điện, giao thông…
Trước ý kiến của nhiều ĐBQH về việc dừng các thuỷ điện nhỏ và vừa vì lo ngại gây ảnh hưởng môi trường, đánh đổi diện tích rừng gây ra sạt lở, lũ quét… Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh, các cuộc kiểm tra an toàn thường xuyên cho thấy, các hồ, đập thủy điện đều cơ bản đảm bảo an toàn, thực hiện quy trình xả lũ và vận hành liên hồ, đơn hồ theo đúng quy định.
Trên cả nước hiện có 429 công trình thuỷ điện, chiếm 86% dung tích hồ chứa nước. Các quy định quản lý an toàn hồ đập thuỷ điện đều có đầy đủ. Cụ thể, có 401/401 các đập báo cáo hiện trạng an toàn đập, thực hiện đúng quy định về bảo trì, kiểm tra, sửa chữa đập; được phê duyệt về phương án ứng phó thiên tai, phối hợp phòng chống bão lũ; có 376/401 đập chủ đập thực hiện theo đúng quy định về quy trình vận hành hồ chứa.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tại phiên thảo luận tổ.
Tại phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế – xã hội của kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV ngày 2/11, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ Công Thương cũng thường xuyên kiểm tra an toàn hồ, đập thủy điện.
“Một số thông tin hồ đập thủy điện ở miền Trung và một số địa phương xả lũ gây ngập lụt là cách viết, cách thông tin trên truyền thông. Thực tế, qua số liệu quan trắc và khí tượng thủy văn, như hồ thủy điện Đắc Mi 4 có thời điểm nước về hồ lên tới 17.000m3/giây, nhờ khả năng điều tiết, chứa nước đã cắt lũ đến tới 55%, không thì ngập lụt trắng toàn vùng hạ lưu”, Bộ trưởng Tuấn Anh nói.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng khẳng định sự cần thiết phải đánh giá kỹ lưỡng tác động của hoạt động kinh tế xã hội, dân sinh ảnh hưởng tới môi trường, bao gồm các công trình thủy điện, giao thông…
Đồng quan điểm này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, hiện các nguồn thuỷ điện tiềm năng lớn đã được khai thác hết, do vậy, cần có những chính sách chặt chẽ để lựa chọn phát triển thuỷ điện một cách phù hợp và bền vững trong thời gian tới.
Tại thảo luận tổ, Bộ trưởng Trần Hồng Hà phân tích nguyên nhân gây sạt lở nghiêm trọng, nhất là tại khu vực miền Trung vừa qua. Ông Hồng Hà cho rằng, nguyên nhân sạt lở được kích hoạt chính là do mưa bão kỷ lục cường độ cao, kéo dài liên tục. Đất đá bị bão hòa, sũng nước, vừa làm tăng các lực gây trượt, vừa làm giảm các lực kháng trượt, thúc đẩy nhanh quá trình trượt lở.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.
“Theo nghiên cứu, chỉ cần mưa với cường độ khoảng 100mm/ngày hoặc nhỏ hơn nhưng kéo dài liên tục hàng chục ngày là đã đủ để khiến cho đất đá bị bão hòa nước. Trong khi đó khu vực miền Trung vừa qua mưa vừa lớn lại vừa kéo dài”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói.
Hai Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng quan điểm rằng, với những dạng tai biến thiên tai cực đoan, cần các nhà khoa học đánh giá kỹ hơn đối với địa chất mỗi khu vực khi phát triển các dự án hạ tầng để có thể đối phó và đưa ra những giải pháp phòng ngừa khi có thiên tai.
Hồ Tam Hiệp cắt đỉnh lũ, trung hạ du Trường Giang tiếp tục căng thẳng
Lưu lượng đổ vào hồ chứa thủy điện Tam Hiệp đã giảm từ mức 61.000 m3/giây xuống còn 46.000 m3/giây. Lũ ở trung hạ du sông Trường Giang và lưu vực Hoài Hà tiếp tục căng thẳng.
Tân Hoa xã đưa tin lũ số 2 trên sông Trường Giang đã "bình ổn đi qua" đập Tam Hiệp lúc 20h ngày 19/7, khi lưu lượng đổ vào hồ chứa giảm xuống còn 46.000 m3/giây, từ mức cao nhất 61.000 m3/giây.
Do ảnh hưởng của mưa lớn ở thượng nguồn, lũ số 2 trên sông Trường Giang hình thành lúc 10h ngày 17/7 khi lưu lượng đổ vào hồ chứa Tam Hiệp đạt 50.000 m3/giây. Đến 8h ngày 18/7, lưu lượng đổ vào hồ chứa đạt đỉnh 61.000 m3/giây và duy trì mức này trong 18 tiếng, đến ngày 19 mới bắt đầu giảm.
Hồ chứa Tam Hiệp mở 7 cửa xả lũ hôm 19/7. Ảnh: Tân Hoa xã.
Với khả năng chịu đựng mực nước dâng lên đến 175 m, hồ chứa của công trình thủy điện lớn nhất thế giới này đã chứng kiến mực nước tăng lên đến 164,18 m lúc 20h ngày 19/7. Mực nước này cao hơn mức 163,11 m, kỷ lục từng được ghi nhận trong các trận lũ từ khi hồ chứa hoàn thành năm 2006.
Bộ Thủy lợi cho biết bộ đã chỉ đạo Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc, đơn vị vận hành thủy điện, tăng lưu lượng xả ra của hồ chứa từ 33.000 m3/giây lên 37.000 m3/giây. Tuy nhiên, theo bản tin của Tân Hoa Xã hôm 20/7, lưu lượng xả ra đang được duy trì ở mức 40.000 m3/giây, để tăng khả năng tiếp nhận lượng nước tiếp tục đổ vào trong những ngày tới.
Do hồ chứa Tam Hiệp xả lũ, mực nước các chi lưu thuộc trung hạ du sông Trường Giang đã tăng lên. Ủy ban Thủy lợi Trường Giang tiếp tục phát đi cảnh báo màu cam, mức cao thứ hai, cho lũ ở trung hạ du sông Trường Giang, hồ Động Đình, hồ Bà Dương, sông Thủy Dương. Ủy ban cũng nâng cấp cảnh báo lên màu cam cho lưc vực sông Hoài, một nhánh lớn của sông Trường Giang ở hạ du.
Theo dự báo thời tiết, lưu vực sông Trường Giang vẫn tiếp tục có mưa nhưng vành đai gây mưa chính sẽ dịch chuyển dần lên phía bắc, tương ứng với giai đoạn "thất hạ bát thượng", tức "cuối tháng 7 đầu tháng 8", của thời tiết tại Trung Quốc.
Theo đó, trong giai đoạn được tính từ 16/7 đến 15/8 này, lượng mưa tại Trung Quốc được phân bổ theo hướng "Bắc nhiều Nam ít". Do đó, áp lực phòng chống lũ sẽ tăng dần ở miền Bắc, bao gồm lưu vực các sông Tùng Hoa, Liêu Hà, Hải Hà, Hoài Hà, trung hạ du sông Hoàng Hà.
Dù vậy, báo động lũ tại các khu vực dọc theo sông Trường Giang vẫn tiếp tục được duy trì ở mức cao. Theo dự báo, lưu vực bốn nhánh sông chính của Trường Giang, bao gồm Gia Lăng, Mân Giang, Đà Giang và Hán Giang - sẽ có mưa lớn kéo dài từ 21 đến 23/7.
Đi tìm nguyên nhân lũ lụt, sạt lở đất ở miền Trung Vì sao có hiện tượng lũ lụt, sạt lở đất thời gian qua ở miền Trung? Khi khảo sát xây thủy điện Thác Bà - đứa con đầu lòng của thuỷ điện Việt Nam, các kỹ sư Liên Xô đã tính toán khả năng cung cấp điện cho miền Bắc và công năng tưới tiêu, giảm lũ, cắt lũ cho khu vực hạ...