Bộ trưởng Anh gây lo sợ vì vã mồ hôi tại quốc hội
Bộ trưởng Kinh doanh Alok Sharma được xét nghiệm nCoV sau khi đổ mồ hôi lúc phát biểu tại quốc hội Anh, khiến nhiều nghị sĩ lo sợ.
Trong suốt bài phát biểu tại quốc hội Anh hôm nay, Bộ trưởng Kinh doanh Alok Sharma, 52 tuổi, liên tục dùng khăn lau trán và xoa mặt nhiều lần. Dù vậy, ông vẫn cố hoàn thành bài phát biểu của mình.
Người phát ngôn của Sharma cho biết Bộ trưởng “cảm thấy không khỏe” nhưng không nói rõ ông có bị nhiễm nCoV hay không. “Theo hướng dẫn, Bộ trưởng đã được xét nghiệm và đang trở về nhà để tự cách ly”, cô nói.
Biểu hiện bất thường của Bộ trưởng Sharma khiến nhiều nghị sĩ Anh lo sợ, một số người hoảng hốt nói rằng họ đã đứng xếp hàng cạnh ông trong cuộc bỏ phiếu hôm 2/6. Hạ viện đã được khử trùng cẩn thận như một biện pháp phòng ngừa.
Bộ trưởng Kinh doanh Anh Alok Sharma liên tục dùng khăn lau trán và xoa mặt khi phát biểu tại quốc hội hôm nay. Video: Independent.
Tình trạng của ông Sharma tiếp tục làm dấy lên tranh cãi trong các chính trị gia Anh về quyết định của Thủ tướng Boris Johnson khi ông yêu cầu tiến hành các cuộc họp quốc hội trực tiếp thay vì từ xa như trước đó để ngăn chặn dịch bệnh. Johnson đang cố trấn an người Anh đưa con đi học trở lại và khôi phục lối sống cũ vì mối đe dọa Covd-19 đang giảm dần.
Tuy nhiên, nỗ lực của ông gặp phải nhiều vấn đề. Nhiều nghị sĩ phàn nàn sau khi phải đứng xếp hàng dài qua các hội trường của quốc hội để thực hiện cách biệt cộng đồng trong cuộc bỏ phiếu hôm 2/6. Toby Perkins, một phát ngôn viên của Công đảng đối lập, nói rằng thật “lố bich” khi Bộ trưởng Sharma đi làm trong tình trạng ốm yếu.
“Đó là hành động vô trách nhiệm tột đỉnh của ông ta khi khụt khịt, đổ mồ hôi trên bục phát biểu”, Perkins nói thêm, trong khi người phát ngôn đối ngoại của Công đảng Lisa Nandy chỉ trích chính phủ liều lĩnh khi chấm dứt các cuộc họp trực tuyến.
Các nghị sĩ Anh hôm nay sẽ bỏ phiếu về việc có cho phép những người trong danh sách rủi ro cao hoặc từ 70 tuổi trở lên bỏ phiếu bằng cách ủy quyền hay không. Một cuộc thăm dò của YouGov cho thấy chỉ 12% số người được hỏi ở Anh nghĩ rằng các nghị sĩ nên bỏ phiếu trực tiếp.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến kiến hơn 6,6 triệu người nhiễm và gần 389.000 người tử vong. Anh hiện ghi nhận gần 280.000 ca nhiễm và gần 40.000 ca tử vong do nCoV.
Anh cảnh báo Trung Quốc: Đừng phá hủy viên ngọc Hồng Kông
Anh cảnh báo ban hành luật an ninh Hong Kong có nguy cơ phá hủy một trong những viên ngọc quý của nền kinh tế châu Á, đồng thời hủy hoại danh tiếng của Trung Quốc.
Phát biểu trước Quốc hội Anh hôm 2/6, Ngoại trưởng Dominic Raab cho biết: "Vẫn còn thời gian để Trung Quốc xem xét lại, loại bỏ luật an ninh và tôn trọng quyền tự trị của Hong Kong cũng như tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc".
"Thực tế đáng buồn là nếu Trung Quốc tiếp tục đi theo con đường này, Bắc Kinh sẽ bóp nghẹt những thứ tốt đẹp từ lâu đã đưa Hong Kong trở thành viên ngọc quý về phát triển kinh tế", Ngoại trưởng Dominic Raab nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab. (Ảnh: Yahoo)
Trong bảng xếp hạng mới nhất của các trung tâm tài chính toàn cầu, theo chỉ số của trung tâm tài chính toàn cầu Z/Yen, Hong Kong rơi xuống vị trí thứ 6, sau New York, London, Tokyo, Thượng Hải và Singapore. Đáng nói, Hong Kong là trung tâm tài chính hàng đầu châu Á năm 2019.
Ngoại trưởng Dominic Raab cho biết, việc Bắc Kinh áp đặt luật an ninh cho Hong Kong vi phạm nguyên tắc "một quốc gia, hai hệ thống" được ghi trong Tuyên bố chung Trung - Anh năm 1984 và cũng mâu thuẫn với Điều 23 của Luật Cơ bản, đóng vai trò như "tiểu hiến pháp" Hong Kong.
Tuần trước, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua nghị quyết, tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng dự thảo luật an ninh cho Hong Kong nhằm hạn chế sự lôi kéo, ly khai, khủng bố và can thiệp của nước ngoài tại thành phố này.
Mặc dù đưa ra những tuyên bố, bày tỏ quan điểm cứng rắn của Anh trước việc Quốc hội Trung Quốc thông qua nghị quyết xây dựng dự thảo luật an ninh cho Hong Kong song Ngoại trưởng Anh cũng không mong đợi việc chính quyền Trung Quốc sẽ thay đổi lập trường của mình. " Chúng tôi nghĩ rằng điều đó khó có thể xảy ra", ông Dominic Raab nói.
Theo ông Dominic Raab, Anh không thể ép buộc Trung Quốc, nhưng sẽ tìm cách thuyết phục nước này thay đổi hướng đi. Ngoại trưởng Dominic Raab nói, Anh có thể nới lỏng các quy tắc cư trú đối với người mang hộ chiếu "Công dân Anh ở nước ngoài" (BNO) tại Hong Kong, để họ có cơ hội nhận quốc tịch Anh.
Trước đó, ông Dominic Raab cũng cho hay, Anh sẽ mở rộng quyền cho 300.000 người có BNO ở Hong Kong, bỏ giới hạn chỉ được ở Anh 6 tháng mà không có visa, cho phép họ đăng ký học tập hoặc làm việc 12 tháng trở lên nếu Trung Quốc tiếp tục theo đuổi luật an ninh.
Trung Quốc hôm 29/5 đe dọa trả đũa nếu Anh tiếp tục ý định cấp quyền công dân cho dân Hong Kong. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng, Trung Quốc "bảo lưu quyền có các biện pháp đáp trả tương ứng".
Ông Triệu Lập Kiên chỉ trích động thái của Anh là vi phạm luật và quy tắc quốc tế. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, thỏa thuận năm 1997 chỉ ra rằng người có hộ chiếu BNO không được cư trú tại Anh.
Người dân nhiều nước ủng hộ biểu tình ở Mỹ Tuần hành phản đối vụ người da màu bị ghì chết ở Mỹ xuất hiện ở nhiều nước, hàng loạt quốc gia lên án hành động của cảnh sát Mỹ. Nhiều cuộc biểu tình phản đối cái chết của George Floyd, người đàn ông da màu 46 tuổi bị cảnh sát ghì chết hôm 25/5 trên đường phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ, đang...