Bộ trưởng Ấn Độ kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc
Bộ trưởng Giao thông Đường bộ và Cao tốc Ấn Độ cho rằng chiến tranh là giải pháp cuối cùng, đồng thời kêu gọi dùng biện pháp kinh tế đáp trả lại Trung Quốc.
Trả lời câu hỏi về biện pháp phù hợp để phản ứng lại Trung Quốc, Bộ trưởng Giao thông Đường bộ và Cao tốc, cựu Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ, tướng Vijay Kumar Singh cho rằng chiến tranh chỉ là giải pháp cuối cùng, và có rất nhiều cách, ví dụ như dùng kinh tế để đáp trả Trung Quốc.
“ Tẩy chay hàng hóa Trung Quốc là điều đầu tiên được đưa ra và hãy bắt đầu như vậy. Hãy đánh họ về kinh tế, rồi sau đó là những thứ khác. Chiến tranh hay sử dụng vũ lực luôn là biện pháp cuối cùng. Khi tất cả các biện pháp khác thất bại bạn mới nghĩ đến điều đó. Có rất nhiều cách”, ông Singh cho biết.
Bộ trưởng Giao thông Đường bộ và Cao tốc Ấn Độ, ông Vijay Kumar Singh.
Ông Singh cho biết thêm, phía Trung Quốc mất ít nhất 40 binh sĩ trong cuộc đụng độ với Ấn Độ tại biên giới. Tuy nhiên, Bắc Kinh chưa lên tiếng về con số này. Trong khi phía Ấn Độ có 20 binh sĩ thiệt mạng và có ít nhất 76 binh sĩ bị thương.
Video đang HOT
“ Nếu chúng ta (Ấn Độ) có 20 người chết, thì bên họ số người chết phải ít nhất gấp đôi”, ông Singh nói. Theo Bộ trưởng Ấn Độ, Trung Quốc trong lịch sử chưa bao giờ thừa nhận có người chết trong các xung đột kể từ năm 1962 với Ấn Độ.
Ông Singh cũng cho biết, Ấn Độ đã trao trả một số binh sĩ Trung Quốc “đi lạc vào lãnh thổ Ấn Độ”, sau cuộc đụng độ hôm 15/6. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Bharat Bhush Babu từ chối bình luận về thông tin này.
Cựu Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ cho rằng, Trung Quốc đang bị cả thế giới chỉ trích vì COVID-19. “H ọ đang có vấn đề ở Hong Kong, họ có vấn đề ở Biển Đông, họ có vấn đề thương mại với Mỹ, tất cả mọi người đang trách họ vì mọi thứ. Cho nên họ đang muốn chuyển hướng sự chú ý”.
Một đoàn xe Ấn Độ đi dọc cao tốc đến Ladakh, khu vực xảy ra xung đột. (Ảnh: Reuters)
Cả Ấn Độ và Trung Quốc là các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Hai nước này cáo buộc lẫn nhau vi phạm biên giới chung, dẫn đến xung đột đẫm máu nhất trong nhiều thập kỷ.
Hôm 19/6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ trích Trung Quốc vì leo thang căng thẳng biên giới với Ấn Độ, sau khi ông gửi lời chia buồn tới Ấn Độ liên quan tới cái chết của 20 binh sỹ nước này trong cuộc đụng độ với quân đội Trung Quốc tại Thung lũng Galwan.
Nhổ được hai cái răng cho bệnh nhân, nha sĩ bất ngờ phá kỷ lục Guinness với chiếc răng dài nhất thế giới
Nếu được Guinness công nhận thì có thể đây sẽ là chiếc răng người dài nhất thế giới.
Anh chàng sinh viên ngành kỹ thuật Pawan Bhavsar, 20 tuổi đã tới phòng khám ở quận Khargone, tiểu bang Madhya Pradesh (Ấn Độ) sau khi có các triệu chứng sưng nướu và đau ở mắt lẫn hàm trên. Và nha sĩ ở đây có thể sẽ là người tiếp theo lập được kỉ lục Guinness nhờ nhổ chiếc răng đau cho chàng trai này.
Chân dung Saurabh Srivastava, người có thể sắp trở thành kỷ lục gia Guinness
Bác sĩ Saurabh Srivastava đã tiến hành nhổ bỏ 2 chiếc răng của Pawan, và ông gần như ngỡ ngàng khi biết được chiều dài của nó. Được biết, cái lớn nhất trong 2 chiếc răng dài cỡ khoảng 39 mm. Nếu điều này được Guinness xác minh thì chắc chắn nó sẽ phá vỡ kỷ lục trước đó để trở thành "chiếc răng người lớn nhất thế giới".
Chiếc răng dài 39 mm của anh chàng Pawan
Ca nhổ răng được bác sĩ Srivastava thực hiện vào ngày 29/02. Theo phòng khám cho biết, Pawan hiện đã hoàn toàn phục hồi. Chiếc răng của anh này nếu được xác minh thì sẽ phá vỡ kỷ lục trước đó của nha sĩ người Đức có tên là Max Lucas, người đã nhổ được chiếc răng người dài 37,2 mm. Theo báo cáo của UPI, bác sĩ Lucas đã phải mất gần 1 năm gửi các giấy tờ cần thiết đến cho Guinness để được công nhận kỷ lục này. Sau khi nhận được chứng nhận từ Guinness, người đàn ông đã cho treo nó tại phòng khám của mình để "tất cả nha sĩ trên trái đất này đều sẽ đọc được điều này." - vị bác sĩ người Đức chia sẻ với ấn phẩm Frankfurter Neue Zeitung.
(Nguồn: Unilad)
Theo Trí Thức Trẻ
Khí thải nhà kính sẽ phải giảm 4 lần để tránh "thảm họa khí hậu" Kết luận nghiên cứu của Liên Hợp Quốc cho thấy lượng khí thải nhà kính hàng năm trên toàn cầu tăng 14% trong giai đoạn 2008-2018. Như vậy cần "một thập kỷ không hoạt động" gây tác hại phát khí thải, có nghĩa là các quốc gia trên toàn thế giới phải nỗ lực phi thường để tránh "thảm họa khí hậu". Tuyên...