Bộ trưởng Ấn Độ gây sốc khi nói về hiếp dâm
Bà Maneka Gandhi cho rằng tin tức về hiếp dâm đang bị phóng đại ở Ấn Độ, và nước này là 1 trong 4 quốc gia có số vụ hiếp dâm ít nhất thế giới.
Maneka Gandhi, Bộ trưởng Bộ Phụ nữ và Phát triển trẻ em Ấn Độ
Một bộ trưởng của Ấn Độ vừa tuyên bố vấn đề hiếp dâm và bạo lực tình dục của quốc gia này đang bị truyền thông phóng đại, khiến suy giảm lượng khách du lịch, Guardian đưa tin.
Maneka Gandhi, Bộ trưởng Bộ Phụ nữ và Phát triển trẻ em, nói trong một hội thảo dành cho các nhà báo nữ rằng Ấn Độ là 1 trong 4 nước có số vụ hiếp dâm ít nhất thế giới, theo một số người tham dự.
Trả lời một câu hỏi về việc tại sao chính phủ không hành động chống hiếp dâm, Bộ trưởng cho biết: “Tôi đã đến Thụy Điển hai năm trước. Lúc đó, vì sự cố Nirbhaya, ở đó có hiếp dâm hàng ngày”. Bà cũng đề cập đến vụ hiếp dâm tập thể ở Delhi, vụ việc thu hút chú ý quốc tế vào cuộc khủng hoảng hiếp dâm của Ấn Độ, tờ Times of India đưa tin.
“Có một người nói với tôi rằng không ai muốn du lịch đến Ấn Độ nữa. Tôi mang dữ liệu và đưa cho ông ấy xem. Theo dữ liệu trên thế giới, chúng ta là 1 trong 4 nước có số vụ hiếp dâm ít nhất. Thụy Điển là nước đứng đầu”.
Video đang HOT
Nữ sinh Ấn Độ biểu tình kêu gọi tử hình 4 người đàn ông cưỡng hiếp đến chết nạn nhân ở Delhi
Gandhi khẳng định do truyền thông Ấn Độ quá nhấn mạnh vào hiếp dâm, lượng du khách nước ngoài mới suy giảm. Bà nói: “Tại những nước khác, hiếp dâm không phải là tin tức lớn, vì báo chí của họ không đưa tin về hiếp dâm như chúng ta. Chúng ta không nhân nhượng với hiếp dâm và chúng ta viết về nó hàng ngày”.
Tuy nhiên, những phát ngôn của bà Gandhi bị dân chúng nước này phản đối.
Theo một cuộc khảo sát của các chuyên gia toàn cầu trong năm 2012, Ấn Độ bị bình chọn là nơi tồi tệ nhất trên thế giới cho phụ nữ, thậm chí còn tồi hơn các nước như Ả rập Saudi. Hiếp dâm thường không được báo cáo. Những người phụ nữ bị hiếp dâm thường bị chỉ trích là ăn mặc hở hang, uống rượu hoặc ra ngoài khi trời tối nên mới bị lạm dụng.
Nạn nhân cũng có thể phải đối mặt với sự kỳ thị xã hội: nhiều người bị coi là “bẩn thỉu”, không thích hợp để kết hôn sau khi họ bị cưỡng hiếp. Nhiều cảnh sát gạt bỏ báo cáo hiếp dâm, ép buộc phụ nữ không được nói thêm về vụ việc. Cưỡng hiếp trong hôn nhân cũng không bị coi là phạm pháp ở Ấn Độ.
Còn Thụy Điển là nơi có những định nghĩa rất rõ ràng về hiếp dâm và người dân thường báo cáo mọi sự cố như một tội danh riêng biệt. Vì vậy, nếu một người đàn ông cưỡng hiếp một phụ nữ 10 lần, ông ta sẽ phải đối mặt với 10 án riêng. Tại Ấn Độ, các vụ riêng được gộp lại với nhau như một án phạt.
Theo Trà My – The Guardian (Dân Việt)
Đức siết chặt luật chống nạn cưỡng hiếp
Các nhà lập pháp Đức vừa thông qua đạo luật mới nhằm khuyến khích các nạn nhân của tội phạm tình dục trình báo sự việc và giúp họ đệ đơn khiếu nại dễ dàng hơn.
Một cuộc biểu tình phản đối bạo lực tình dục và ủng hộ đạo luật mới "Không là không" tại Berlin hôm 27/6. Ảnh: AFP
Luật pháp Đức yêu cầu các nạn nhân phải chứng minh rằng họ đã kháng cự lại kẻ tấn công trước khi đưa ra cáo buộc cưỡng hiếp và tấn công tình dục. Các nhà hoạt động về nữ quyền cho rằng quy định này là lý do chính khiến tỷ lệ trình báo và tỷ lệ kết án hiếp dâm ở Đức rất thấp.
"Trước đây, có những vụ việc phụ nữ bị cưỡng hiếp nhưng thủ phạm không bị xử lý", AP dẫn lời Bộ trưởng Phụ nữ Đức Manuela Schwesig nói. "Việc thay đổi luật sẽ giúp tăng số nạn nhân đưa ra cáo buộc, làm giảm số vụ truy tố hình sự bị xếp xó và đảm bảo các vụ tấn công tình dục bị xử phạt thích hợp".
Theo luật mới, các công tố viên và tòa án có thể cân nhắc việc nạn nhân không kháng cự khi bị tấn công vì họ bất lực, choáng váng hoặc sợ xảy ra bạo lực nếu từ chối.
Nếu thành viên trong một nhóm tấn công tình dục, những người còn lại cũng có thể bị truy tố vì không ngăn chặn hành động trên. Biện pháp này bị các chuyên gia pháp lý chỉ trích là vô tác dụng và có thể là trái với hiến pháp.
Đạo luật mới cũng cho phép giới chức dễ dàng trục xuất những người nước ngoài bị buộc tội tấn công tình dục.
Theo số liệu từ Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Maas, chỉ một trong 10 vụ cưỡng hiếp ở Đức được trình báo và chỉ 8% số vụ xét xử dẫn tới việc kết án.
Đạo luật được thông qua nhanh chóng một phần do sự phẫn nộ lan rộng khắp nước Đức sau hàng loạt vụ tấn công tình dục xảy ra vào đêm giao thừa ở thành phố Cologne. Các công tố viện địa phương đã tiếp nhận hơn 1.100 đơn khiếu nại hình sự, trong đó khoảng 500 cáo buộc liên quan tới các hành vi phạm tội tình dục.
Hôm qua, một tòa án ở Cologne đã đưa ra phán quyết đầu tiên đối với một nghi phạm trong các vụ việc vào đêm giao thừa. Một thanh niên Iraq 21 tuổi lĩnh án một năm tù treo vì tấn công tình dục, trong khi một người Nigeria 26 tuổi cũng lĩnh bản án tương tự với tội tiếp tay tấn công tình dục và âm mưu tấn công tình dục.
Anh Ngọc
Theo VNE
Bi kịch của người phụ nữ chuyển giới ở Pakistan Mới đây vụ sát hại một phụ nữ chuyển giới Pakistan đã làm hé lộ cảnh ngộ và bi kịch của cộng đồng chuyển giới ở quốc gia Nam Á này "Họ giết chết Alisha. Tôi biết tôi có thể là nạn nhân tiếp theo" - nhân vật Paro nói trong một đoạn video trên truyền thông xã hội. Người phụ nữ chuyển...