Bố trí không gian bếp độc đáo theo phong cách vintage
Gian bếp bày trí nhẹ nhàng, pha chút xưa cũ theo kiểu vintage sẽ làm siêu lòng mọi tín đồ yêu thích vẻ đẹp mộc mạc, hoài niệm.
Không chỉ là trào lưu thời trang, vintage còn được nhiều người chọn làm phong cách chính cho không gian nấu nướng của gia đình. Nét nhẹ nhàng, tinh tế của các yếu tố cổ điển kết hợp vẻ đẹp hiện đại của các tiện ích tạo nên không gian bếp sang trọng nhưng vẫn thân thuộc và ấm áp. Để toát nên đặc trưng của phong cách vintage, bạn có nhiều cách sáng tạo và kết hợp khác nhau. Ảnh: Listok.
Đầu tiên, màu sắc sẽ tạo nên tính thống nhất và cân đối cho không gian. Do đó, việc lựa chọn màu sơn cho căn bếp vintage rất quan trọng. Những tông màu tươi sáng, ngọt ngào hay gam trung tính trầm lắng, đượm buồn hoặc vẻ cổ điển nhưng không quá cầu kỳ của các màu sơn pastel. Màu phổ biến trong căn bếp vintage thường là vàng nâu, đỏ, xanh lam, rêu, màu pastel hồng nhạt, be, kem… toát lên cảm giác ấm cúng và bình yên. Ảnh: MyDomaine.
Tủ bếp là nội thất quan trọng và có thể nêu bật nhất phong cách của gian bếp. Chính vì thế, việc lựa chọn kiểu dáng, vật liệu hay màu sắc của tủ cũng là điều bạn cần xác định ngay từ đầu khi muốn thiết kế bếp theo phong cách vintage. Tủ thuần gỗ mộc mạc hay mang các gam màu đậm trầm lắng hoặc có các ngăn tủ mở được trang trí với các đồ dùng nhỏ xinh… mang đến không gian hoài cổ rõ nét. Ảnh: Saltandblues.
Nếu muốn mọi thứ trở nên vintage, bạn đơn giản hóa bằng cách chú trọng vào khâu chọn vật liệu, họa tiết trang trí và màu sắc không gian nội thất. Gạch và gỗ luôn là sự lựa chọn dành cho những ai yêu sự mộc mạc. Chẳng hạn, nếu thích mẫu tủ bếp hiện đại nhưng vẫn muốn phong cách vintage, bạn có thể thử kết hợp chất liệu gỗ cho bộ bàn ghế ăn. Ảnh: MidCityEast.
Sự kết hợp giữa bố trí nội thất đơn giản, nhẹ nhàng với tường ốp đá hoa, sàn gạch ca rô hoặc họa tiết cổ điển lặp lại liên tục cũng tạo nên điểm nhấn vintage khác biệt cho căn bếp. Ảnh: Nikoleta Vidinova.
Nét độc đáo và phá cách của không gian nấu nướng vintage còn đến từ những vật dụng cũ, có thể là đồ dùng lâu đời hoặc được sơn màu theo phong cách cũ nát. Chẳng những không mang đến nét u buồn, tẻ nhạt cho không gian, các đồ vật này được lựa chọn làm điểm nhấn ấn tượng, tạo nên dấu ấn thời gian, mang vẻ đẹp lạ mắt, hơi hướm hoài niệm. Ảnh: Douglas Gibb.
Thêm một mẹo lựa chọn nội thất cho căn bếp vintage là bàn ăn có thiết kế nhỏ, mảnh nhưng các đường nét vẫn toát lên sự mềm mại, thanh thoát. Kết hợp bàn ăn với đèn trần trang trí để tạo cho không gian bếp không quá đơn điệu. Ngoài ra, bàn ăn có mặt đá nhân tạo, màu sáng hoặc nâu gỗ cũng rất phù hợp. Ảnh: Homeboxy.
Bức tường nhà bếp được trang trí với phụ kiện bắt mắt, cầu kỳ sẽ làm nổi bật phong cách vintage hơn. Một chiếc đồng hồ treo tường kiểu vintage, rèm cửa sổ họa tiết ren hay các bức tranh, ảnh nhuốm màu thời gian là những lựa chọn hoàn hảo cho nhà bếp vintage. Ảnh: Scaramanga.
Video đang HOT
Chính bởi sự đơn giản mà hài hòa giữa yếu tố cổ điển và hiện đại, khi bước vào không gian bếp phong cách vintage, ai cũng có thể cảm nhận sự sang trọng nhưng không xa hoa, kiểu cách nhưng chẳng hào nhoáng, lại hết sức bình dị và thân quen. Ảnh: KUB Studio.
Uyên Hoàng
Căn bếp Vintage chưa đầy 10m nhưng góc nào cũng xinh xắn, gọn gàng của bà mẹ trẻ ở Sài Gòn
"Xoay xở" trong khoảng diện tích chưa đầy 10m, bà mẹ trẻ Lan Anh (hiện đang sống ở căn chung cư thuộc Quận 7, TP. HCM) khiến nhiều người bất ngờ nhờ cách bố trí đồ đạc gọn gàng, decor không gian khéo léo trong căn bếp của mình.
Căn hộ của gia đình chị Lan Anh đang sống có tổng diện tích khoảng 76m. Vì thế, bếp núc là nơi được sử dụng trong khoảng diện tích hạn chế với chiều ngang khoảng 5m và chiều sâu khoảng 1,6m. Khoảng diện tích có "chừng mực" ấy lại chính là nơi hiện thực hóa những mong muốn của chị về một tổ ấm đủ đầy, hạnh phúc.
Vì thế, bà mẹ trẻ ngay khi nhận nhà đã cố gắng tìm kiếm ý tưởng, vạch ra những mong muốn của bản thân, xem xét lại những thói quen sinh hoạt hàng ngày của cả gia đình để tạo nên một căn bếp xinh xắn, hợp lý trong không gian khiêm tốn về diện tích này.
Chị Lan Anh, chủ nhân của căn bếp Vintage xinh xắn.
Chị Lan Anh hiện đang kinh doanh thời trang thiết kế. Ngoài công việc tại cửa hàng thời trang Mori Closet, chị yêu thích khi được tự tay chăm sóc gia đình, con cái, nấu nướng những món ăn ngon. Căn bếp luôn là nơi để chị thể hiện tay nghề nấu nướng, sự quan tâm đặc biệt đối với từng thành viên trong gia đình.
Chia sẻ về ý tưởng thiết kế bếp, chị Lan Anh cho biết: "Từ lâu, mình vốn thích phong cách Vintage hoặc Retro nhưng nhận thấy ở Việt Nam khá ít designer theo style này. Khi mình làm căn hộ này thì có tham khảo một số gợi ý từ Pinterest và ứng dụng thay đổi một chút để phù hợp với nhu cầu cá nhân và gia đình hơn".
Căn hộ nhỏ gọn được thiết kế, bố trí bếp gần với lối vào nhà.
Bếp chỉ cách lối vào một tủ giày.
Không gian nhỏ nhưng ngập tràn ánh sáng.
Góc bếp Vintage được thiết kế khéo léo, đầy đủ chức năng.
Vì chồng chị là KTS nên những ý tưởng được chị đưa ra đều được anh hiện thực hóa bằng bản vẽ. Hai vợ chồng chỉ mất chút thời gian lựa chọn đơn vị thi công theo bản vẽ với các khu vực phân chia hợp lý. Chi phí cho toàn bộ bếp núc khoảng 45 triệu gồm các hệ tủ, kệ, hai hộc kéo đựng nồi - bát, một ray trượt đựng gia vị, mặt đá nhân tạo. Các thiết bị được mua riêng như bếp từ, máy hút mùi, bồn rửa chị mua combo 3 món khoảng 10 triệu đồng. Riêng máy rửa chén Bosch được mua khoảng 20 triệu đồng.
Khu vực đặt đồ gia dụng.
Bếp đẹp hơn khi có thêm đồ gia dụng cùng tone màu nhấn.
Kệ đựng đồ, trang trí phòng bếp thêm rộng thoáng.
Góc nhỏ được sắp xếp gọn gàng.
Các ngăn tủ phía dưới.
Ngăn tủ được lắp thêm ray để bát đĩa.
Theo kinh nghiệm của chị Lan Anh, để thiết kế bếp phù hợp với nhu cầu sử dụng cần lưu ý đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như quy trình làm bếp của chị thường là lấy đồ trong tủ lạnh ra bên ngoài, sau đó rửa, sơ chế, chế biến, tiếp đến là soạn đồ ăn.
Vì thế, thiết kế bếp cũng dựa theo quy trình này. Chị để tủ lạnh ở ngoài cùng, tiếp theo là bồn rửa, rồi đến máy rửa chén, bếp từ, từ chỗ bếp từ phải tiện lấy chén bát nồi niêu... Cuối cùng là khu chữ L dành cho việc soạn đồ ăn.
Vì diện tích nhỏ nên chị Lan Anh cùng chồng thống nhất thiết kế phần bồn rửa và bếp từ trên cùng một mặt phẳng. Theo chị, với những căn bếp rộng hơn, hai phần này nên tách riêng.
Ở dưới bồn rửa được chị bố trí đặt một số chai lọ để phục vụ cho việc vệ sinh gia đình. Kế bên là máy rửa chén. Tiếp đến là bếp từ, hai hộc phía dưới sử dụng để bát chén, nồi niêu.
Từ bếp có khung cửa lãng mạn nhìn sang phòng khách.
Phần bếp chữ L được chị Lan Anh sử dụng để tủ đựng gạo. Chị có chừa một ô trống để bỏ lò nướng âm nhưng vì chưa có nhu cầu nên hiện tại vẫn là nơi để bình nước siêu tốc.
Gia đình chị Lan Anh ít người, nhu cầu ăn uống khá đơn giản. Đó cũng là lý do bếp ít vật dụng, đồ dùng. Hơn nữa, chị thích bếp thoáng mát, rộng rãi nên luôn cố gắng sắp xếp đồ đạc gọn gàng nhất có thể.
Từ phòng khách có thể nhìn sang góc bếp nhỏ xinh.
Trang trí tường bằng tranh nghệ thuật.
Góc đựng đồ lặt vặt ngay cạnh bếp.
Chủ nhân của căn bếp màu xanh bạc hà xinh xắn chia sẻ thêm: "Mình nghĩ thiết kế bếp phải phù hợp với nhu cầu của người chủ bếp. Ví dụ nếu nhà bạn hay nấu ăn, nhiều đồ thì bạn nên đóng nhiều tủ để cất đồ hơn và chia thêm ngăn hợp lý, mua thêm các khay phụ kiện. Nếu nhu cầu đơn giản thì thậm chí không cần đóng hệ tủ trên. Chỉ cần hệ tủ dưới là đủ rồi. Mình thấy nhiều nhà không đóng kệ bếp sát trần nhưng theo mình thì dù không dùng đến cũng nên đóng kịch trần vì nếu chỉ đóng ngang lưng thì phía trên lại là nơi tích bụi, khá mất thời gian lau dọn, vệ sinh".
Căn hộ ấm cúng, xinh xắn là nơi được chị Lan Anh chăm chút mỗi ngày, cảm thấy ấm áp và hạnh phúc khi được về nhà.
Để tiết kiệm diện tích cũng như giúp căn bếp luôn gọn gàng, một bí quyết nho nhỏ nữa được chị Lan Anh tiết lộ đó là chị không mua nhiều máy, vật dụng, chị chủ yếu chọn mua máy đa năng và tìm kích thước phù hợp với hộc tủ lưu trữ. Những đồ đạc lâu không dùng chị thường sẽ cho đi hoặc thanh lý. Với chị, có một căn bếp xinh chưa đủ, cần phải gọn gàng, ngăn nắp để có thêm thật nhiều cảm hứng và động lực để vào bếp mỗi ngày.
Theo afamily
Tận dụng thời gian ở nhà dài ngày để học cách trang trí với phong cách Vintage giúp nhà bạn đẹp như trong tạp chí Một không gian được trang trí đơn giản nhưng vẫn tạo nên sức hút đặc biệt nhờ những điểm nhấn duyên dáng được gợi ý trong bài viết dưới đây. Với việc trang trí một ngôi nhà trở nên đẹp hơn, bạn không cần quá quan tâm đến việc tự set up thật tươm tất từng đồ đạc, vật dụng. Một mẹo nhỏ...