Bố trí đủ và kịp thời nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội theo hướng tích hợp các chương trình
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định 1630/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW.
Giao dịch cho vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội tại điểm giao dịch xã Trung Minh, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang). Ảnh Tư liệu: Trần Việt/TTXVN
Một trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Kế hoạch là nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Theo đó, các bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương các cấp triển khai các giải pháp tăng cường năng lực tài chính, đảm bảo nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH).
Cụ thể, tiếp tục tập trung các nguồn vốn TDCSXH có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn có tính chất từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác vào Ngân hàng Chính sách xã hội; ưu tiên các nguồn vốn ưu đãi thời hạn dài, lãi suất thấp để cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định, bền vững; tạo điều kiện để Ngân hàng Chính sách xã hội mở rộng huy động nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng Nhà nước, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và từ các tổ chức, cá nhân khác.
Bố trí đủ và kịp thời nguồn vốn TDCSXH theo hướng tích hợp các chương trình TDCSXH trong quyết định đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030.
Cân đối, bố trí bảo đảm đủ vốn điều lệ, nguồn vốn hoạt động cho Ngân hàng Chính sách xã hội hằng năm theo quy định để thực hiện các chương trình, dự án TDCSXH đã được ban hành; kịp thời cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
Các địa phương tiếp tục cân đối, ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm bổ sung nguồn vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn TDCSXH; hỗ trợ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn các địa phương. Các tỉnh, thành phố ban hành chuẩn nghèo riêng cao hơn chuẩn nghèo quốc gia cần bố trí đủ nguồn lực để cho vay các đối tượng này.
Video đang HOT
Đẩy mạnh việc gắn kết chính sách TDCSXH với các hoạt động hỗ trợ chuyển giao khoa học và công nghệ, các chương trình khuyến nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, đào tạo nghề, các mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội của địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn TDCSXH.
Xây dựng, lồng ghép mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo bền vững của địa phương với việc sử dụng nguồn vốn TDCSXH; chỉ đạo, thực hiện tốt việc điều tra, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo làm cơ sở thực hiện chính sách tín dụng; tăng cường công tác tuyên truyền về TDCSXH của Nhà nước đối với người dân.
Triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình tín dụng. Nhiệm vụ và giải pháp khác của Kế hoạch là triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội và hiệu quả các chương trình tín dụng.
Cụ thể, nghiên cứu, ban hành Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2021-2030, làm cơ sở nghiên cứu xây dựng, ban hành, hoàn thiện các quy định liên quan; triển khai tích cực các cơ chế, chính sách, biện pháp để thực hiện các mục tiêu, yêu cầu được xác định trong Chiến lược ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý TDCSXH đặc thù; chủ động đề xuất, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, phối hợp chặt chẽ các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư.
Rà soát, cơ cấu lại các chương trình TDCSXH đang thực hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội cho phù hợp với yêu cầu, sự cần thiết; phù hợp với khả năng nguồn lực vốn, bộ máy, tổ chức và nguồn nhân lực của Ngân hàng Chính sách xã hội. Thường xuyên kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng quản trị và ban đại diện hội đồng quản trị các cấp của Ngân hàng Chính sách xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng hoạt động của Điểm giao dịch tại các xã, phường, thị trấn, chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn; chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tổ chức tập huấn, phổ biến quy trình nghiệp vụ theo các quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội, của các bộ, ngành có liên quan đến cán bộ, viên chức và người lao động trong đơn vị.
Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ viên chức, người lao động trong đơn vị, nhất là cán bộ làm công tác TDCSXH ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi và biên giới, hải đảo.
Có giải pháp chủ động thực hiện việc huy động, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. Chú trọng chất lượng tín dụng, chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các điểm giao dịch tại các xã, phường, thị trấn; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa ngân hàng, tiến tới hội nhập với hệ thống ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, giúp các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Thường xuyên quan tâm phối hợp, chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất đối với các đơn vị nhận ủy thác để phát hiện tồn tại, có kiến nghị, chấn chỉnh và xử lý kịp thời; hướng dẫn các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác các cấp, các tổ tiết kiệm và vay vốn về quy trình, nghiệp vụ tín dụng chính sách để phối hợp triển khai tại cơ sở.
Khuyến nghị chính sách tháo gỡ đứt gãy chuỗi cung ứng và đảm bảo an sinh xã hội
Ngày 1/9, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã gửi đến Chính phủ, các cơ quan, bộ, ban, ngành Trung ương bản báo cáo khuyến nghị chính sách khẩn cấp (mang tính ngắn hạn) nhằm tháo gỡ vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng và đảm bảo an sinh xã hội, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường.
Người dân mua hàng hóa tại siêu thị Vinmart. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Với vai trò là cơ quan nghiên cứu tư vấn chiến lược và chính sách kinh tế xã hội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tập hợp các nhà khoa học của Trường để đánh giá thực trạng, từ đó xây dựng bản báo cáo khuyến nghị này.
Theo nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, hiện nay, biện pháp kiểm soát lưu thông và quan niệm "hàng thiết yếu" ở các địa phương khác nhau đã gây cản trở hoạt động vận chuyển và lưu thông hàng hóa. Chuỗi cung ứng mặt hàng chế biến chế tạo như điện, điện tử, máy móc thiết bị... bị đứt gãy cung lao động và nguyên vật liệu. Chuỗi cung ứng mặt hàng thủy sản và nông sản đứt gãy lao động, thị trường, vận chuyển. Chuỗi cung ứng hàng dệt may đứt gãy do lao động bị giãn cách, chi phí đáp ứng điều kiện sản xuất quá cao.
Về thực trạng an sinh xã hội, việc thực thi các chính sách an sinh xã hội cho người lao động còn nhiều hạn chế, bất cập, ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe và niềm tin của nhân dân. Nhiều lao động buộc phải nghỉ việc hoặc phải thỏa thuận ngừng việc, giãn việc... nhưng không được hưởng chế độ kịp thời do các quy định hành chính không thể thực hiện khi bị phong tỏa, cách ly.
Nhiều lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ hoặc có tham gia nhưng doanh nghiệp vẫn nợ đóng bảo hiểm xã hội nên không được coi là đối tượng hỗ trợ của Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 7/1/2021 và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021. Nhiều lao động phi chính thức đã hoàn toàn mất sinh kế khi các tỉnh, thành phố thực hiện Chỉ thị 16 nhưng họ không là đối tượng trong các quy định hỗ trợ hiện nay... Từ thực trạng trên, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế quốc dân khuyến nghị các chính sách nhằm tháo gỡ đứt gãy chuỗi cung ứng và đảm bảo an sinh xã hội.
Cụ thể, để tháo gỡ đứt gãy chuỗi cung ứng, khuyến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương thực hiện theo đúng tinh thần của Chỉ thị 16, bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất; cho phép các doanh nghiệp sử dụng lao động đủ điều kiện an toàn (tiêm đủ hai mũi vaccine hoặc xét nghiệm âm tính trong 72 giờ) được quyền tham gia các hoạt động kinh doanh bình thường; đặc biệt, các lao động tại các khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng có không gian độc lập tách rời khu dân cư. Bên cạnh đó, đẩy nhanh việc tiêm vaccine, tiến đến miễn dịch cộng đồng đối với nhân lực logistics, nhân lực sản xuất, dân cư toàn xã hội.
Báo cáo khuyến nghị nêu rõ: Chính phủ nên bỏ quy định về hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trong Chỉ thị 16, thay vào đó, cần quy định các hàng hóa và dịch vụ không được phép lưu hành; thay thế cơ chế "luồng xanh" bằng cơ chế cho phép xe tự do di chuyển các tuyến đường trục quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến đường chính (tuyến đường xanh) nhưng quản lý chặt lái xe (phải đảm bảo đã tiêm đủ 2 mũi vaccine hoặc xét nghiệm âm tính trong 72 giờ) không được đỗ, dừng và xuống hàng tùy tiện tại địa phương; không bắt buộc các phương tiện vận tải phải dừng để kiểm tra khi các trạm kiểm tra, kiểm soát phòng dịch có thể nhận diện ra các phương tiện an toàn đi qua bằng các phương pháp nhận diện tự động.
Mỗi địa phương tổ chức ngay vùng đệm là các trung tâm logistics để hạ tải và luân chuyển hàng hóa cho nhu cầu của doanh nghiệp và cư dân địa phương; tổ chức các đội tuần tra trên các trục quốc lộ, tỉnh lộ; đảm bảo không cho hạ tải hoặc luân chuyển hàng hóa ngoài khu vực quy định. Tại các trạm tiếp liệu xăng dầu, phải có khu xét nghiệm nhanh, cách ly lái xe khi tiếp liệu, quy định rõ các điểm dừng nghỉ, kể cả cung đường đi và về; xây dựng ứng dụng điện tử "Nguồn lao động an toàn mùa dịch" nhằm thông tin tuyển dụng và việc làm tạm thời tại các khu công nghiệp, các tỉnh, thành phố giúp cho các lao động "vùng xanh" có việc làm ngay, doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất dễ tiếp cận nguồn lao động an toàn.
Chính phủ, chính quyền địa phương tăng cường đối thoại chính sách và quy định với các bên liên quan, đặc biệt là các hiệp hội, doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng từ giãn cách do dịch COVID-19.
Đối với vấn đề đảm bảo an sinh xã hội, khuyến nghị Chính phủ yêu cầu các địa phương mời đại diện doanh nghiệp tham gia Tổ tư vấn phục hồi kinh tế hoặc Tổ chống đại dịch. Khi địa phương tiến hành phong tỏa địa bàn, cần báo cáo với Chính phủ cũng như thông tin tới các tỉnh, thành phố khác để cùng có kế hoạch ứng phó kịp thời.
Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Bộ Công Thương và các bộ, ngành khác hỗ trợ giảm giá điện cũng như giá nước, viễn thông... Bên cạnh đó, xử lý tình trạng khẩn cấp bằng việc tạm thời sử dụng các quỹ an sinh xã hội đang kết dư (như quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, quỹ Công đoàn...) để hỗ trợ các đối tượng cần. Xem xét nâng mức hỗ trợ cho người lao động bị mất việc làm khi giãn cách xã hội kéo dài.
Đối với chính quyền các tỉnh, thành phố, cần có sự tham gia của đại diện doanh nghiệp trong Tổ tư vấn phục hồi kinh tế hoặc Tổ chống đại dịch ở các địa phương; tiếp tục rà soát toàn bộ lao động trên địa bàn, đặc biệt là lao động tự do, người di cư không có chỗ ở ổn định để kịp thời hỗ trợ về chỗ ăn, ở...; triển khai rộng rãi các "siêu thị 0 đồng" trong các khu cách ly, phong tỏa để đảm bảo nhu cầu thiết yếu, tối thiểu của người dân.
Nhóm nghiên cứu khuyến nghị Bộ Y tế phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét triển khai hỗ trợ tư vấn tâm lý cho lao động đang thực hiện "ba tại chỗ" tại các doanh nghiệp qua hệ thống công tác xã hội ở địa phương và trong hệ thống y tế; đẩy mạnh hoạt động tư vấn, chăm sóc tại nhà cho người dân có nguy cơ hoặc bị mắc COVID-19; triển khai rộng hơn, hiệu quả hơn mạng lưới bác sỹ gia đình.
Cùng với đó, khuyến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép tính số giờ làm thêm theo năm thay vì quy định chặt theo ngày hoặc tháng hiện nay; phối hợp cùng chính quyền các địa phương tiếp tục rà soát lao động tự do trên địa bàn để kịp thời hỗ trợ về chỗ ăn, ở... ; tăng cường sử dụng mã số định danh cá nhân (theo thẻ căn cước công dân) để tự đăng ký nhận gói an sinh theo các ứng dụng công nghệ phổ biến để vừa xác định đúng đối tượng, vừa thực hiện giãn cách xã hội hiệu quả.
Bộ Tài chính, các Sở Tài chính nên giảm, miễn thuế đối với các cơ sở kinh doanh lưu trú, cho thuê căn hộ... tham gia vào việc bố trí chỗ ăn ở cho người lao động, người bị lưu lại trên địa bàn mà không có nơi ở ổn định (như lao động tự do, sinh viên...) thông qua giảm tiền thuê nhà, căn hộ.
Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố kết hợp với chính quyền địa phương rà soát và tháo gỡ khó khăn về thủ tục cho người lao động được tiếp cận kịp thời với gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 và Quyết định 23. Bên cạnh đó, giải quyết nhanh thanh toán bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng tham gia khi khám, chữa bệnh liên quan tới COVID-19...
Đoàn cán bộ y tế Sơn La tham gia hỗ trợ chống dịch tại TP Hồ Chí Minh Ngày 26/8, Sở Y tế tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ xuất quân Đoàn cán bộ y tế tham gia hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh. Đoàn cán bộ y tế tỉnh Sơn La tham gia hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh, chiều 26/8. Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại...