Bố trẻ chia sẻ khoảnh khắc cứu con trong gang tấc, cảnh báo cha mẹ về sốc phản vệ qua đường ăn uống ở trẻ sơ sinh
Không còn là câu chuyện sốc phản vệ do thuốc nữa, ông bố trẻ này chứng minh sốc phản vệ do dị ứng sữa ở trẻ là có thật, cảnh báo tất cả cha mẹ khi dùng sữa nuôi con.
Anh Lê Huy Dương vốn là một dược sĩ (công tác tại khoa Dược Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa) cho biết vừa trải qua một phen hú hồn khi xử lý chuyện dị ứng sữa ngoài của cô con gái mới 5 tháng tuổi. Câu chuyện của anh chính là lời cảnh tỉnh cho tất cả những cha mẹ có con bị dị ứng sữa ngoài, cách sơ cứu khi con bị sốc phản vệ do dị ứng sữa rất đáng học hỏi.
Câu chuyện của anh Dương chính là lời cảnh tỉnh cho tất cả những cha mẹ có con bị dị ứng sữa ngoài, cách sơ cứu khi con bị sốc phản vệ do dị ứng sữa rất đáng học hỏi.
Vợ đi công tác, chồng ở nhà cho con bú sữa ngoài và chẳng may bị sốc phản vệ do dị ứng sữa ngoài
Anh Lê Huy Dương chia sẻ:
Ngày 11/4 là một ngày kinh hoàng nhất trong cuộc đời mình. Vợ anh đi công tác có để lại sữa cho bé thứ hai mới được hơn 5 tháng tuổi uống. Sau một ngày con uống sữa mẹ không đủ, anh định cho con uống thêm sữa ngoài để có thể đủ sữa cho đến khi mẹ về.
10h30 ngày 11/4/2019 bà cho bé uống sữa Glico (một nhãn hiệu khá quen và nổi tiếng của Nhật) lúc 10 giờ và nổi mẩn đỏ như kiểu dị ứng (không nôn, đi ngoài hay khó thở khò khè) nên anh cho uống 1/3 viên clopheniramin 4mg, sau đó thấy bà báo lại các nốt lặn đi, chỉ còn màu da vẫn đỏ nên vẫn nghĩ là dị ứng bình thường.
11h40 khi đi làm về đến nhà nhìn thấy bé vẫn chơi, ban đỏ ngoài da khắp người (không nổi mẩn), đang tính xem cho bé sử dụng thêm gì để ổn định tình trạng đó thì thấy bé nôn ra sữa, lau xong sữa thì thấy các đầu ngón tay, ngón chân bé tím lại, anh nghĩ luôn đến phản vệ, quay sang tủ lấy adrenalin ra thì cháu tím tái hết lên cả bắp chân và bàn tay, bắt đầu thở rít kiểu phù nề đường thở.
Trong đầu anh Dương nghĩ đến phản vệ của bé rất nặng và là tình huống cấp cứu tối cấp (có ban da, tiêu hoá (nôn), hô hấp (khó thở), tuần hoàn (tím tái). Anh bơm 0.2ml adrenalin 1mg vào bắp đùi cho bé (bé nặng 8kg). Sau đó anh chở bà và bé lên Bệnh viện Nhi Thanh Hoá (vẫn mang theo 1 ống adrenalin 1mg còn lại, sợ trên đường đi chậm quá sẽ dừng lại tiêm tiếp), may mắn đưa đến bệnh viện sau 5 phút bé không còn các ban đỏ, da hồng trở lại (không còn tím tái), thở bình thường.
Trong đầu anh Dương nghĩ đến phản vệ của bé rất nặng và là tình huống cấp cứu tối cấp (có ban da, tiêu hoá (nôn), hô hấp (khó thở), tuần hoàn (tím tái).
Video đang HOT
Các bác sĩ nghe phổi thấy bình thường, nhịp tim có hơi nhanh, bé chơi và cười. Nhưng sau khi anh kể lại quá trình và xử lý thì các bác đưa ngay xuống khoa ICU (hồi sức tích cực), tại đây được đặt monitor và huyết áp bé có dấu hiệu tụt, môi nhợt nhạt. Cấp cứu theo phác đồ chống sốc, các bác sĩ nhận thấy tiến triển và đáp ứng của bé tốt lên.
Sau 3 giờ bé tự thở thì SPO2 lúc 15 giờ chiều bắt đầu giảm mạnh, môi nhợt nhạt… bác sĩ quyết định đặt nội khí quản cho thở máy, đặt tĩnh mạch trung tâm và dùng phối hợp các thuốc vận mạnh. Tình trạng bé vẫn từng giờ xấu đi. Đến 18 giờ cùng ngày các dấu hiệu sinh tồn cho thấy bé sẽ không qua khỏi .
Anh Dương gọi điện cho một số bác sĩ trong ngành hồi sức cấp cứu để tham khảo tình trạng của bé, được biết sốc phản vệ pha 2, thở máy và xác định tình huống xấu nhất vì cơ hội
Anh FBNV
19h30, anh Dương ôm bé trong lòng tay, 2 cán bộ Bệnh viện Nhi Thanh Hoá đi cùng 3 bơm tiêm điện, máy thở, 2 bình oxy và các thuốc cấp cứu khác trên đường. Bác lái xe đi nhanh nhất có thể, đến Ninh Bình thì tắc đường. Hết đoạn đường tắc thì máy thở báo còn 10 phút, oxy cũng đã cạn. Sau đó, bác lái xe đi hết khả năng có thể theo dẫn đường của bác sĩ Bệnh viện Nhi vào cổng sau, vào sảnh cấp cứu. 22h30 phút, chính thức hết oxy từ cổng, máy thở ngừng hoạt động, 1 cán bộ bóp bóng, 1 cán bộ ôm 3 bơm tiêm điện, anh vẫn ôm con rồi cùng nhau chạy vào phòng cấp cứu trong tình trạng mạch không bắt được, huyết áp không đo được.
Các bác sĩ chỉ định dùng đến 4 vận mạch, bơm máu vào kim luồn đang đặt bơm tiêm điện (truyền máu), bơm albumin. Chưa thấy lại mạch, các bác sĩ bắt đầu ép tim, hút đờm, tiêm salbutamol… thì bé có lại mạch, nhịp tim nhưng tình trạng vẫn rất nguy kịch, cơ hội sống 1-2%, bây giờ phải đưa lên tầng 4 khoa Hồi Sức tích cực. Anh bắt đầu chạy đua tiếp từ tầng 1 lên tầng 4, lên đến nơi mạch lại không bắt được, tiếp tục phải hồi sức lại và mạch lên.
Quan niệm chỉ tiêm thuốc mới có nguy cơ sốc phản vệ là sai, sốc phản vệ do đường tiêu hoá cũng khá cao, mức độ nguy kịch không kém tiêm thuốc, đặc biệt những người có cơ địa dị ứng (Nếu bố mẹ có cơ địa dị ứng thì con có nguy cơ dị ứng rất cao).
Sau khi khai thác lại kỹ về tiền sử dị ứng của bố mẹ, tình cảnh lâm sàng và các chẩn đoán các bác sĩ kết luận sốc phản vệ là chính xác. Tình trạng bé hết sức nguy kịch, có thể tử vong bất cứ lúc nào.
1h00 ngày 12/4/2019, bác sĩ gọi điện mời gia đình vào, tiên lượng xấu. Bác sỹ giải thích phải lọc máu liên tục xem còn hi vọng gì không. 12h30 ngày 12/4/2019, bác sĩ cho gọi vào thăm và thông báo tình trạng bé hiện lọc máu liên tục, thở máy, 4 vận mạch đã giảm được 2 còn duy trì 2 vận mạch.
“Đúng là có phép màu xảy ra với bé, sau hơn 1 ngày cai được vận mạch, sau 3 ngày cai máy thở và cai lọc máu, tình trạng tiến triển đi lên và được ra khỏi phòng cách ly sau 3 ngày. Theo dõi các chức năng và di chứng không vấn đề gì đến chiều 18/4/2019, bác sĩ cho về. Các bác sĩ khoa Hồi Sức tích cực bệnh viện Nhi Trung ương cũng khẳng định, ca này thật vĩ đại, cháu vừa được sinh ra thêm lần nữa”, anh Dương nghẹn ngào.
Sốc phản vệ qua đường ăn uống – Những lưu ý cha mẹ cần nhớ rõ khi nuôi con
Qua trường hợp của con mình, đồng thời với vị trí là một dược sĩ, Anh Lê Huy Dương muốn tất cả cha mẹ cần phải ghi nhớ những điều quan trọng sau:
1. Di ứng và phản vệ là một, phản vệ có 4 mức độ và có thể chuyển từ mức 1 sang mức 2, 3,4 rất nhanh. Tình trạng mức độ 1 là chỉ có các biểu hiện ngoài da như nổi mẩn, ban đỏ hoặc một triệu chứng tiêu hoá (nôn, tiêu chảy) thì nhẹ nhàng sử dụng chống dị ứng kháng histamin H1 như dimedrol (tốt nhất đến cơ sở y tế gần nhất để cán bộ y tế giúp đỡ).
Loại sữa đã có nhiều ca gặp phản vệ thường là các sữa ngoại.
2. Quan niệm chỉ tiêm thuốc mới có nguy cơ sốc phản vệ là sai, sốc phản vệ do đường tiêu hoá cũng khá cao, mức độ nguy kịch không kém tiêm thuốc, đặc biệt những người có cơ địa dị ứng (Nếu bố mẹ có cơ địa dị ứng thì con có nguy cơ dị ứng rất cao).
3. Bố mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ dưới 1 tuổi (12 tháng) uống sữa ngoài ( trừ trường hợp bất khả kháng thì nên uống vào ban ngày, cho thử một ít và theo dõi chặt chẽ, không được chủ quan và rời mắt khỏi bé). Tương tự không nên ăn gì ngoài sữa mẹ khi chưa đầy 12 tháng, nếu ăn dặm thì nên dùng cháo nấu từ gạo hoặc các loại rau quả an toàn. Tuyệt đối không dùng lòng đỏ trứng gà khi chưa đủ 12 tháng tuổi.
4. Việc xử trí phản vệ từ mức độ 2 trở lên (có trong biểu hiện: trên da (ban đỏ, nổi mẩn), tiêu hoá (nôn, tiêu chảy), hô hấp (khó thở, thở rít, ho sặc sụa), tuần hoàn (mạch, huyết áp, tím tái…) thì việc sử dụng Adrenalin là thuốc duy nhất cứu sống bệnh nhân. Liều lượng: người lớn 1/2 -1 ống tiêm ngay bắp đùi; trẻ
5. Việc tiêm adrenalin có thể được thực hiện bởi bất kỳ ai không nhất thiết phải cán bộ y tế, nếu tình huống cấp cứu thì tự mình có thể tiêm cho mình là việc nên làm. Sau đó đến cơ sở y tế gần nhất.
Việc tiêm adrenalin có thể được thực hiện bởi bất kỳ ai không nhất thiết phải cán bộ y tế, nếu tình huống cấp cứu thì tự mình có thể tiêm cho mình là việc nên làm.
6. Nếu phát hiện sớm, kịp thời nhưng không có thuốc thì cũng vô nghĩa nên mọi gia đình nên có vài ống adrenalin và bơm tiêm 1ml trong nhà.
7. Trang bị kiến thức về việc phát hiện và xử trí sốc phản vệ vì việc này xảy ra ngoài đời thường nhiều chứ không phải chỉ trong bệnh viện. Chúng ta chỉ cần nhận biết và xử trí ban đầu, còn lại nhờ cậy bác sĩ.
8. Loại sữa đã có nhiều ca gặp phản vệ thường là các sữa ngoại: Cụ thể sữa bé nhà anh Dương dùng là sữa Glico của Nhật, ngoài ra sữa Meji của Nhật cũng sẽ có các thành phần tương tự và đã có những ca phản vệ được báo cáo. Vì vậy không nên tâm lý cứ hàng ngoại là hàng tốt nhất.
Theo Helino
Sốc phản vệ do ăn trứng kiến
Bệnh nhân 58 tuổi (Quảng Ninh) nổi mẩn toàn thân, khó thở, huyết áp tụt sau một tiếng ăn trứng kiến.
Người phụ nữ được đưa đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí ngày 1/4 trong tình trạng nguy kịch. Bà bị nổi mẩn đỏ toàn thân, khó thở, đau quặn bụng, nôn nhiều, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt. Một giờ trước khi vào viện, bà ăn trứng kiến.
Bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị sốc phản vệ độ 3. Xác định đây là trường hợp nặng, ngay lập tức các bác sĩ tiến hành cấp cứu sốc phản vệ theo phác đồ. Bệnh nhân được tiêm Adrenalin, sử dụng thuốc vận mạch, truyền dịch...
Bệnh nhân hiện ổn định, qua nguy kịch. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Bác sĩ Bùi Cảnh Dương cho biết người bệnh vào viện trong tình trạng rất nguy kịch. Nếu không được cấp cứu điều trị kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ phù thanh quản, suy hô hấp và tử vong.
Hiện, bệnh nhân đã ổn định, tỉnh táo, các chỉ số lâm sàng bình thường.
Bác sĩ khuyến cáo không nên ăn các đồ vật lạ hoặc tiếp xúc với các chất lạ, nếu thấy mẩn ngứa, khó chịu cần được đưa ngay đến các cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
Lê Nga
Theo VNE
Bé gái 11 tuổi tử vong sau khi tự đánh răng tại nhà Bé gái đang đánh răng bỗng nhiên òa khóc chạy ra khỏi phòng tắm và nói với mẹ rằng cô bé không thở được. Cô bé Denise Bé gái 11 tuổi tử vong vì dị ứng kem đánh răng với thành phần sữa bò, theo mirror.co.uk. Cô bé là Denise Saldate, đến từ West Covina, California. Khi đang đánh răng trong phòng tắm,...