Bộ tranh: Đã về nhà ăn Tết thì hãy dành thời gian bên bố mẹ, tạm tha cho cái điện thoại đi
Thời gian nghỉ lễ thì ít, bạn dành quá nửa thời gian cho điện thoại thì còn nhiêu đâu mà ở bên bố mẹ?
Một kì nghỉ Tết 7 ngày tính đi tính lại thì là quá ngắn cho tất cả chúng ta – những người quanh năm bận rộn. Trước giao thừa, bạn quay cuồng với công cuộc dọn nhà, mua sắm, làm đẹp. Sau giao thừa, bạn tất bật với lịch trình đi chơi, đi tụ tập, đi ăn kín các ngày. Và nếu chẳng đi chơi, phần lớn mọi người cũng chọn nằm lì trên giường để ngủ bù như phần thưởng cho 365 ngày vất vả đã qua.
Vậy đã bao giờ bạn thử ngồi ngẫm lại xem mang tiếng là về nhà ăn Tết nhưng thực tế bạn dành được bao nhiêu thời gian bên gia đình, bên bố mẹ chưa? Chẳng cần tính đâu, dám cá là khoảng thời gian ấy sẽ ít hơn hẳn so với các plan hay ho khác bạn đã đặt ra. Ngẫm lại nghe có thấy hơi hụt hẫng không khi cái dịp vốn dành để đoàn tụ này lại thực chất chẳng khác gì những ngày khác trong năm. Chẳng lẽ bạn đã quên Tết là để về nhà, Tết là để sum vầy, Tết là để yêu thương rồi à?
Vèo một cái hôm nay đã là mùng 1 Tết, chỉ dăm ba hôm nữa thôi chúng ta lại phải quay trở lại với guồng công việc. Khi ấy, mối liên kết với gia đình sẽ chỉ còn lại những câu chào vội vã, những cuộc điện thoại đường dài, những lần ghé thăm nhà hiếm hoi… Vậy thì tại sao bạn không cố gắng dành trọn chút thời gian còn lại bên bố mẹ đi? Tết về rồi cơ mà…
Mang tiếng là về nhà nhưng thời gian chúng ta trò chuyện với bố mẹ xem chừng còn ít hơn thời gian chúng ta lướt điện thoại, đọc linh tinh, chat lung tung
Trong khi những ngày thơ bé khi điện thoại là cái gì đó thật xa lạ, bạn và cả nhà đã tận hưởng Tết từng phút từng giây một
Cả năm cả tháng bạn xa nhà, bố mẹ chẳng có ai để tâm sự
Càng trưởng thành bạn càng có nhiều lý tưởng, càng có nhiều mối quan hệ nên có vẻ đôi lúc bạn đã lãng quên những người thân thuộc nhất
Bố mẹ luôn muốn dành cho bạn những bữa cơm ngon lành, nóng hổi nhất nên hãy nhớ về nhà thường xuyên nhé
Bạn sẽ không bao giờ biết được lúc vắng bạn, bữa cơm ở nhà đạm bạc như thế nào đâu
Dù bạn có lớn bao nhiêu thì trong mắt bố mẹ, bạn vẫn mãi là một đứa trẻ
Hãy yêu thương trước đi quá muộn. Về nhà ăn Tết nhớ mang theo cả tâm trí và trái tim, đừng quên, Tết là để sum vầy!
Theo Helino
Mẹ mải xem điện thoại, con nhỏ nghịch ngợm lao xuống hồ cá
Người mẹ dắt con đi chơi nhưng chỉ chăm chăm nhìn vào điện thoại, con nhỏ nghịch ngợm lao thẳng xuống hồ mới hoảng hốt gọi người tới cứu
Ngày nay, điện thoại thông minh đã trở thành vật bất ly thân của mỗi người. Nhưng có đôi lúc chúng ta chỉ vì quá phụ thuộc và lạm dụng công cụ thông minh này, mà gây ra nhiều tai nạn vô cùng nguy hiểm.
Mới đây, một đoạn video ghi lại hình ảnh người mẹ dắt con đi chơi nhưng chỉ chăm chăm nhìn vào điện thoại, con nhỏ nghịch ngợm lao thẳng xuống hồ mới hoảng hốt gọi người tới cứu đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Mẹ mải xem điện thoại, bé gái rơi xuống hồ
Ngày 27/9/2019, tại một hồ cá trong thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Người mẹ trẻ cùng con gái đang vịn vào lan can hồ cá ngắm cảnh. Người mẹ chăm chú nhìn vào điện thoại mà không để ý con nhỏ đã leo lên đu đưa trên thành lan can bảo vệ, rồi mất đà lao xuống nước.
Lúc này, người mẹ mới hốt hoảng hét lên, định bụng nhảy xuống cứu con. May mắn thay trên đường lúc ấy đang có cảnh sát đi tuần, nhân viên cảnh sát đã nhanh chóng nhảy xuống cứu đứa trẻ. Do nước khá nông và hồ cá không quá sâu, bé gái chỉ bị hoảng sợ và xây xát nhẹ.
Những vụ việc tương tự tới nay không phải là chuyện hiếm có. Trước đây, mạng xã hội cũng đã từng xôn xao vì vụ việc bé gái 1 tuổi suýt chết đuối vì mẹ mải xem điện thoại không để ý con. Hay vụ việc cậu bé bị ô tô đâm trúng vì tự ý sang đường khi mẹ đang mải đọc tin nhắn điện thoại.
Tất cả những tai nạn trên cũng là lời nhắc nhở cho mọi người, đặc biệt là các bậc cha mẹ cần phải chú ý hơn đến con nhỏ và đừng quá lạm dụng điện thoại thông minh.
Ngọc Trâm
Theo saostar
'Bữa ăn cô đơn' dần quen thuộc với giới trẻ châu Á Nhiều cặp tình nhân hoặc nhóm bạn đi chung nhưng chỉ chúi mũi vào điện thoại. Vậy thì cần gì phải đi ăn cùng nhau trong khi hoàn toàn có thể tận hưởng cảm giác ngon miệng một mình? Trước đây, tại nhiều nước châu Á, chuyện ăn cơm cùng gia đình không chỉ được xem là văn hóa sum vầy mà còn...