Bố tôi vừa thách cưới, họ nhà trai đã tỏ thái độ rồi giận dữ bỏ về
Bố tôi nói về những sính lễ cần thiết trong ngày đám cưới. Nhưng ông còn chưa nói xong thì họ nhà trai đã nổi giận từ chối những yêu cầu đó.
Ảnh minh họa
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi không thi đại học mà đăng ký đi xuất khẩu lao động. 5 năm ở Nhật, tôi làm việc liên tục, quên cả bản thân và sức khỏe để kiếm tiền, gửi về cho gia đình. Nhờ tiền tôi gửi về mà bố mẹ xây được nhà mới, mua sắm đồ đạc, nuôi em ăn học.
Hết hạn, tôi trở về nước với 100 triệu tiết kiệm được. Nhưng bố mẹ cũng hỏi và lấy số tiền đó để mua xe máy, mua laptop cho em trai nhập học đại học. Còn 20 triệu trong tay, tôi mở tiệm tạp hóa, buôn bán lặt vặt qua ngày. Nhưng rồi dịch bệnh, không bán buôn được, tôi đành phải đóng cửa và lâm vào cảnh thất nghiệp. Thời gian không kiếm ra tiền, tôi thường bị bố mẹ mắng mỏ, trách cứ vô dụng dù căn nhà đang ở được xây bằng mồ hôi, công sức của tôi.
Năm ngoái, tôi xin vào làm công nhân ở khu công nghiệp, lương tháng chỉ hơn 6 triệu. Nhưng tháng nào, tôi cũng phải góp tiền ăn cho mẹ 2 triệu dù bản thân ăn ở công ty nhiều hơn ở nhà.
Bố mẹ cần gì cũng hỏi đến tiền của tôi dù em trai tôi cũng đã tốt nghiệp đại học, đi làm có tiền rồi. Lúc nào bố mẹ cũng bảo em ấy là con trai nên cần phải tiết kiệm tiền để cưới vợ, còn tôi phận gái, khi nào lấy chồng cứ đòi sính lễ cao một chút là được.
Tôi quen chồng chưa cưới trong khu công nghiệp, anh ấy làm quản lý, gia cảnh khá giả và có học vấn cao hơn tôi. Yêu nhau 9 tháng, tôi phát hiện có bầu. Nói thật, khi thấy que thử thai hiện 2 vạch, tôi mừng nhiều hơn là lo. Bởi tôi đã gần 30 tuổi rồi, tôi thích trẻ nhỏ và mong muốn có một mái ấm của riêng mình. May mắn nữa là gia đình chồng chưa cưới cũng ủng hộ mối quan hệ của chúng tôi.
Sáng qua, họ nhà trai sang nạp lễ trầu cau và dạm hỏi. Lúc bàn bạc đến chuyện sính lễ trong ngày cưới, bố tôi đưa ra mấy yêu cầu quá đáng như: tiền mặt 20 triệu, 3 lượng vàng, bao nguyên việc xe đưa đón dâu rể, khi đãi khách thì tiền mừng cưới phải để cô dâu chú rể tự kiểm và tự cất giữ.
Bố tôi còn chưa nói xong thì một bác họ nhà trai đã tức giận nói thẳng: “Ông đang bán con gái đấy à? Con gái đã có bầu rồi, sao còn đòi hỏi lắm thế?”. Nói rồi bác ấy bỏ ra về, những người khác cũng lục tục kéo nhau ra xe ô tô. Bố mẹ chồng tương lai thì lịch sự nán lại, bảo sẽ suy nghĩ thêm rồi quyết định sau.
Video đang HOT
Chồng chưa cưới trách bố tôi đòi hỏi sính lễ cao quá, trong khi tôi đã mang thai rồi. Tôi cũng thấy điều đó và giận bố mình. Vậy mà bố tôi vẫn mạnh miệng bảo nếu họ nhà trai không đồng ý thì không cưới hỏi gì nữa. Tôi đau khổ, mất ăn mất ngủ vì không biết phải giải quyết làm sao cho ổn thỏa. Chẳng lẽ bố muốn tôi sinh con một mình, nuôi con một mình hay sao? Tôi phải làm sao để thuyết phục ông đây?
Đòi thêm tiền sính lễ vì nghĩ nhà trai sẽ đáp ứng để không bị xấu mặt trước quan khách, cô dâu sốc với hành động của chú rể
Khi nhà trai tới rước dâu, phía nhà gái bất ngờ đòi chú rể đưa thêm tiền mặt thì mới đồng ý lên xe hoa.
Hành động này đã khiến họ phải hối hận.
Một đám cưới tại thành phố Hoài Bắc, tỉnh An Huy, Trung Quốc đã phải dừng lại vì lý do không ai ngờ. Theo truyền thông địa phương, chú rể và cô dâu quen biết thông qua mai mối. Sau khoảng thời gian hẹn hò, họ quyết định tiến đến hôn nhân trong sự chúc phúc của người thân, bạn bè.
Được biết, gia đình chú rể khá có điều kiện. Bởi vậy, phía nhà trai đã chuẩn bị sính lễ vô cùng hào phóng. Người đàn ông đã mua nhà và một chiếc ô tô sang hiệu Mercedes để tặng cho cô dâu, chưa kể nhiều trang sức và món quà giá trị khác.
Chú rể đã chuẩn bị một chiếc ô tô sang hiệu Mercedes để tặng cho cô dâu, chưa kể nhiều trang sức và món quà giá trị khác.
Những tưởng cặp đôi sẽ có một đám cưới trọn vẹn, thế nhưng ngay giữa hôn lễ, một sự cố lại xảy ra khiến tất cả bị phá bỏ.
Khi nhà trai tới rước dâu, phía nhà gái bất ngờ đòi chú rể đưa thêm 130.000 NDT (hơn 430 triệu đồng) tiền mặt thì mới đồng ý lên xe hoa. Cô dâu cùng nhà gái tỏ thái độ vô cùng cứng rắn, nhất quyết không chịu nhượng bộ dù chú rể ra sức thuyết phục
Thì ra, gia đình cho rằng họ đã tiêu tốn rất nhiều chi phí cho đám cưới này, nếu không đòi thêm tiền từ nhà trai thì họ sẽ bị lỗ nặng. Họ nghĩ rằng nhà trai sẽ đáp ứng mọi yêu cầu để không bị xấu mặt trước đông đảo quan khách nên mới dám đòi tiền ngay lúc đón dâu.
Cô dâu không hề phản đối hành động của bố mẹ mà còn ủng hộ vì cho rằng làm vậy sau này sẽ không bị nhà chồng bắt nạt.
Tuy nhiên, trái với suy nghĩ của cô dâu, chú rể sau khi thấy nhà gái không có thiện chí liền tuyên bố hủy hôn rồi bắt taxi về nhà, bỏ lại tất cả mọi người.
Chú rể bỏ về trước đòi hỏi quá đáng của nhà gái.
Nhiều người đã phẫn nộ với hành động của nhà gái:
- "Ủng hộ hành động của chú rể, có vợ và nhà vợ như này cưới về còn mệt mỏi hơn gấp bội, phải tìm hạnh phúc mới khi còn chưa muộn";
- "Đây rõ ràng là lòng tham không đáy, ép người quá đáng. Để xem cô dâu này có thể kiếm được người chồng tốt hơn không";
- "Đã được tặng nhà với xe sang vẫn còn mặt dày đòi thêm, đây là bán con gái chứ cưới xin gì nữa"...
Nguồn gốc nạn thách cưới ở Trung Quốc
Ít có chủ đề nào gây tranh cãi nhiều trong xã hội Trung Quốc như chuyện thách cưới cao ngất ngưởng ở một số vùng.
Hồi tháng 2, thông tin một gia đình ở Tứ Xuyên nhận 260.000 tệ (900 triệu đồng) tiền sính lễ trong khi con gái chưa đủ tuổi thành niên bị phản ứng dữ dội.
Trên phương tiện truyền thông nào, thái độ của dư luận với nạn hét giá cô dâu đều tiêu cực giống nhau. Nhiều người coi đây là một truyền thống lỗi thời cần sớm chấm dứt. Chính quyền địa phương, đặc biệt ở miền bắc Trung Quốc, đã đưa ra nhiều biện pháp ngăn cản tập tục này, coi đây là một trở ngại cho việc ổn định đời sống xã hội nông thôn.
Tuy nhiên, vấn nạn này vẫn tồn tại. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, giá cô dâu hay sính lễ mang ý nghĩa điều chỉnh quan hệ hôn nhân. Ngày nay, nó còn như một cách báo đáp công nuôi dưỡng của cha mẹ cô dâu và hỗ trợ tài chính cho cặp vợ chồng mới.
Ảnh minh họa
Vế nào trong hai yếu tố này quan trọng hơn phụ thuộc vào văn hóa vùng miền. Ở nông thôn phía bắc Trung Quốc, như Hà Nam, Sơn Đông và phía bắc tỉnh An Huy, cha mẹ cô dâu thường không giữ tiền vì sợ bị mang tiếng là bán con. Toàn bộ sính lễ nhà trai đưa sang được chuyển cho cô dâu sử dụng trong cuộc sống hôn nhân sau này.
Các vùng ở thượng lưu sông Dương Tử, bao gồm Tứ Xuyên, Hồ Bắc và Trùng Khánh, cũng theo thông lệ này. Sính lễ thường được chuyển cho cô dâu và nhà gái có thể cho con thêm hồi môn, thường tương đương với sính lễ nhà trai.
Ở phía nam, bao gồm các tỉnh Quảng Đông, Giang Tây và Phúc Kiến, sính lễ thường được cha mẹ cô dâu giữ như một hình thức công nhận công lao nuôi dạy. Giá cô dâu thường được gọi là "tiền nuôi con". Các bậc cha mẹ sẽ chuyển cho con gái khoảng một nửa sính lễ để làm hồi môn, phần còn lại để trang trải cho đám cưới hoặc để dành làm sính lễ khi con trai họ kết hôn.
Nhưng nhiều người thắc mắc vì sao ở những vùng có tập quán trao lại sính lễ cho cô dâu mà số tiền thách cưới vẫn cao ngất ngưởng? Câu trả lời là do quan niệm "cuối cùng tiền cũng về tay cặp vợ chồng mới nên cha mẹ cô dâu không bị buộc tội bán con". Một lý do khác là lĩnh vực hôn nhân tương đối khép kín và kỳ vọng kết hôn với người địa phương làm tăng sự cạnh tranh và đẩy giá lên cao.
Chú rể mượn cớ uống say đập phá trong đám cưới, nhà gái ngỡ ngàng khi biết nguyên nhân đằng sau Hậm hực trong lòng từ lâu, anh đã mượn rượu để trút giận và hủy hoại đám cưới, khiến cô dâu chỉ biết trốn trong phòng đau đớn khóc. Câu chuyện hi hữu đã được một MC đám cưới ở thành phố Kiềm Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) từng chứng kiến và kể lại. Theo lời kể, gia đình cô dâu và...