Bố tôi, người quét lá
Giá như ngày ấy tôi không ham ăn, không trẻ con thì bố đã không mất đi đôi chân.
Khi còn nhỏ, mỗi buổi chiều tôi lại háo hức đứng ở ngõ ngóng bố về. Bóng ông đổ dài theo chiếc xe đạp thồ cũ rích, nhọc nhằn đạp từng vòng. Phía sau xe, những bao tải lá lớn chất đầy sau lưng xe.
- A, bố về, bố về!
- Bố ơi, bố có mua kem cho con không? Kem Hà Nội ý, những que kem có vỏ bọc ở ngoài đó bố?
Vừa nói, tôi vừa hồi hộp chạy theo. Về tới sân, xuống xe, bố dựng chân chống, nhấc bổng tôi lên, mắt nhìn tôi trìu mến:
- Hôm nay bố đi làm về muộn quá nên không kịp mua. Để mai bố mua cho con trai yêu của bố nhé! Bố hứa mai sẽ mua đền con hai cây kem lớn. Chịu không?
Nghe tới đó, tôi giận dỗi đẩy tay bố ra khỏi người, chạy vào giường úp mặt khóc nức nở:
- Bố không giữ lời hứa. Con ứ chịu đâu! Con muốn ăn kem Hà Nội cơ. Con bắt đền bố, huhu!
Vừa lúc ấy, mẹ đi làm đồng về. Thấy tôi khóc, mẹ hỏi bố:
- Sao con khóc thế mình?
- Con nó đòi kem mình ạ. Kem mua ở ngoài Hà Nội. Tôi thương con quá, nhưng ngặt nỗi thất hứa với nó mấy lần rồi. Tội thằng nhỏ quá!
Bao năm qua bố chịu biết bao đau đớn về thể xác nhưng vẫn luôn mỉm cười.
Video đang HOT
Thoáng nghe, mẹ đã hiểu tất cả. Đặt vội gánh khoai nặng xuống, mẹ xắn tay áo phụ bố dỡ những bao lá tãi ra sân hong cho khô. Giọng mẹ âu yếm:
- Mình có mệt lắm không? Hôm nay nắng thế này, tôi thương mình lắm. Nhìn áo kìa, ướt như gặp mưa ấy. Mặt mũi lã chã mồ hôi rơi thế này, tôi lo mình ốm mất. Con nó còn nhỏ, kệ nó mình ạ. Thương thì thương, nhưng hoàn cảnh gạo chẳng có mà ăn thì lấy đâu mà chiều con được. Rồi lớn lên con nó sẽ hiểu thôi. Mình ra rửa chân tay rồi vào nghỉ ngơi cho lại sức.
Rồi mẹ lại bên giường tôi vỗ về:
- Con ngoan nín đi. Con trai ai lại khóc thế này, xấu lắm. Mẹ mắng bố rồi, mai ngày nào mẹ cũng cho cu Tít tiền mua kem đá nhé. Kem ấy cũng ngon lắm!
Thường ngày, tôi vẫn thích ăn kem đá. Cứ hai ngày mẹ lại cho tôi 100 đồng để mua. Giờ mẹ nói ngày nào cũng cho. Nghe chừng cũng xuôi, tôi nín bặt, ngồi dậy xà vào lòng mẹ nũng nịu:
- Con ứ yêu bố đâu, chỉ yêu mẹ thôi!
Mẹ mỉm cười, củng nhẹ vào trán tôi một cái:
- Phải yêu cả bố nữa chứ? Lớn lên cu Tít sẽ hiểu lòng bố thương con nhiều như thế nào.
Chiều hôm sau, tôi lại ra ngõ ngóng bố. Mặt trời đã khuất sau rặng tre, bóng tối dần đổ xuống, nhưng đợi mãi bố vẫn chưa về. Cả mẹ cũng vậy. Lát sau, nội sang. Thấy tôi, nội rưng rưng nước mắt. Nội ôm chặt tôi và khóc.
Tối đó, và cả nửa tháng ròng, nội ở lại chăm nom tôi vì bố mẹ tôi không về.
Một sáng, nội dắt tôi ra tận đê đón bố mẹ. Từ xa, tôi đã trông thấy bóng bố. Nhưng sao lạ quá, bố không đi trên chiếc xe cà tàng quen thuộc mà ngồi trên chiếc xe lăn, có mẹ đứng đằng sau đẩy. Mẹ gầy rộc đi. Còn bố vẫn khuôn mặt phúc hậu ấy, luôn mỉm cười dù mệt mỏi, nhưng đôi chân thì đâu rồi?
Nội thấy bố như vậy thì khóc nấc lên. Tôi còn nhỏ nên không hiểu vì sao. Chỉ biết, tối đó có bao nhiêu người tới chơi, và đó cũng là lần đầu tiên trong đời tôi được ăn thoả thích kem Hà Nội do bố mang về.
Sau này, khi tôi lớn lên, mẹ đã kể tôi nghe chuyện xảy ra ngày ấy. Tôi đã khóc rất nhiều…
Bố tôi, người quét lá!
Ngày ấy nhà tôi nghèo lắm. Bố mẹ làm quần quật suốt năm, suốt tháng cũng không đủ tiền đong gạo. Những lúc không kiếm được việc, bố lại lặn lội đạp hơn 20 cây số ra tận Hà Nội, tới những công viên quét lá về đun bếp.
Rơm rạ có nhiều nhưng phải bán cho người ta nuôi bò. Mua củi thì đâu có tiền. Vì thế, dù vất vả, bố vẫn đều đặn quét mỗi ngày 6 bao lá lớn chở về.
Và thế là, bao nhiêu vỏ sữa chua, vỏ kem trẻ em thành phố ăn khi đi chơi công viên bố quét lẫn lá mang về. Mỗi lúc bố rải lá ra sân hong khô, tôi lại nhặt những vỏ ấy lên. Đó là những chiếc vỏ mang hình những que kem lớn phủ đầy sôcôla, màu sắc xanh đỏ. Kem đậu xanh, kem dâu tây, kem khoai môn.
Nghe bố kể, kem đó ở Hà Nội, và chỉ trẻ con nhà giàu mới có tiền mua. Ôi, chắc phải ngon lắm! Chẳng bù cho kem ở quê mình, toàn đá là đá, không ăn nhanh thì chảy hết… Giá mà một lần được ăn chúng nhỉ? Rồi tôi đòi bố phải mua cho bằng được.
Chiều định mệnh ấy, như mọi ngày, bố quét được 6 bao lá đầy. Ông không về sớm, mà gắng quét thêm 2 bao nữa. Rồi ông bán tất cả cho một bác đạp xích lô được 5000 đồng.
Ông để dành 2000 đồng về đưa mẹ đong gạo. Còn 3000, ông đạp vội tới Tràng Tiền mua 2 cây kem. Rời khỏi cửa hàng, trời đã tối nhem, ông quên hết mệt mỏi, đạp thật nhanh về nhà, vui sướng khi nghĩ đến tiếng reo hò mừng rỡ của con trai. Lúc qua đường, do mải nghĩ, ông đã bị một chiếc xe máy đang phóng tốc độ cao tông vào. Chiếc xe đạp cong số 8, còn ông đã vĩnh viễn mất đi đôi chân.
Hôm bố ra viện, nghe kể lại câu chuyện bố bán lá để mua kem cho tôi, một bác sĩ tốt bụng đã mua một túi kem lớn biếu bố làm quà tặng con trai. Mẹ bảo, khi đón nhận túi kem ấy, lần đầu tiên thấy bố khóc nhiều như thế…
Lớn lên, đi học rồi đi xa, nhưng mỗi ngày, tôi càng cảm thấy tình thương bố mẹ giành cho tôi nhiều hơn bao giờ hết. Giá như ngày ấy tôi không ham ăn…giá như ngày ấy …thì bố đã không mất đi đôi chân. Và tôi biết cuộc sống không có từ giá như.
Bao năm qua, bố chịu nhiều đau đớn về thể xác, nhưng bố luôn vui vì con trai mình biết đặt chữ hiếu lên đầu và luôn biết tiến về phía trước!
Theo VNE
Ly hôn, bỏ luôn con
Sau khi ly hôn, nhiều người có những toan tính và cuộc sống riêng, bỏ quên cả con cái.
"Anh chị đã ra tòa rồi, vài ngày nữa sẽ có quyết định ly hôn chính thức"- chị thông báo khi tôi ghé thăm. Nhìn bên ngoài, chị vẫn bình thản nhưng tôi biết đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn với chị khi quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân gần 20 năm của mình.
"Tôi sẽ có vợ mới, con mới"
Chị kể ngày chị và anh ra tòa cũng nhẹ nhàng vì cái gì cần nói đã nói với nhau hết rồi. Vả lại, anh chị là người có học thức, địa vị nên cũng không có gì phải lớn tiếng.
Những tài sản cha mẹ để lại thuộc quyền sở hữu của chị. Còn những tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân thì hơn 95% mua được từ lợi nhuận của tài sản gia đình chị (chị cho thuê 7.000 m2 đất tại một quận nội thành TP HCM) nên anh không thể đòi chia. Trước nay, với thu nhập của chồng, chị đều bảo anh để riêng để chăm lo cho gia đình bên đó nên anh không đòi phân chia tài sản mà yêu cầu chị phải đưa 4 tỉ đồng để ra đi.
Chị đồng ý yêu cầu của anh nhưng đến phần cấp dưỡng cho con thì lựng khựng. Chị cho con đi học trường quốc tế, có tài xế đưa đón, có người giúp việc lo... Tính chi phí khoảng 40 triệu đồng/tháng, chị yêu cầu hỗ trợ 20 triệu đồng/tháng để nuôi con nhưng anh lắc đầu: "Tôi sẽ có vợ mới, con mới, vì thế không lo được".
Chị đồng ý yêu cầu của anh nhưng đến phần cấp dưỡng cho con thì lựng khựng. Chị cho con đi học trường quốc tế, có tài xế đưa đón, có người giúp việc lo... (ảnh minh họa)
"Chị như rớt xuống vực thẳm khi nghe câu ấy. Gần 20 năm tình chồng nghĩa vợ, chị không ngờ anh ấy vứt bỏ nhanh đến thế. Không phải chị không lo nổi cho con mà chị muốn anh ấy có trách nhiệm với con và để thằng bé luôn tự hào về ba của nó. Sau khi nghe anh nói thế, chị biết đã hết rồi" - chị nức nở.
Tôi nghe cũng sững sờ vì từng chứng kiến anh vui mừng thế nào khi thằng bé ra đời. Anh chăm lo, cưng chiều nó còn hơn trứng mỏng. Anh chị hiếm muộn, cưới nhau hơn chục năm, chạy chữa đủ mọi cách mới có được đứa con, vậy mà... Tôi không biết nói gì, chỉ nắm chặt tay chị.
Tìm đủ cách thoái thác
Khi tình cảm vợ chồng còn mặn nồng thì con cái là vàng, là ngọc nhưng đến lúc hôn nhân đổ vỡ, nhiều người lại "bỏ quên" luôn con của mình.
Bà N.T.D - thẩm phán TAND quận 1, TP HCM - cho biết có những vụ án ly hôn, cuộc chiến giành con cái còn khốc liệt hơn cả tranh giành tài sản. Tuy nhiên, có nhiều vụ khi nhắc đến con cái, nhiều người đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Còn chuyện cấp dưỡng cho con sau ly hôn thì càng khó thực hiện. Nhiều người tìm đủ mọi cách thoái thác hoặc chỉ làm được vài tháng đầu rồi lờ đi.
Mới đây, một phụ nữ trẻ đẹp, sang trọng đến tìm thẩm phán D. để trình bày những khó khăn dẫn đến việc cô không thể cấp dưỡng nuôi con. Người phụ nữ này cho biết cô ta phải sống nhờ nhà cha mẹ ruột, không nghề nghiệp, không có thu nhập ổn định nên xin cho miễn khoản cấp dưỡng hằng tháng. Sau một hồi nghe cô ta kể lể dông dài, thẩm phán D. buột miệng khen: "Tóc của chị đẹp quá, chắc làm nhiều tiền lắm hả?". Người phụ nữ này vui vẻ khoe: "Em mới làm tóc hơn 1,5 triệu đồng đó. Mỗi tháng phải đi đổi kiểu, hấp dầu một lần...".
"Khi tôi hỏi sao không để 1,5 triệu đồng/tháng đó lo cho con thì chị ấy im lặng. Tôi không hiểu nổi tại sao có nhiều người tính toán, chi ly ngay cả với con cái của mình - những đứa trẻ rất thiếu thốn tình cảm vì sống trong một gia đình đổ vỡ" - thẩm phán D. băn khoăn.
Theo VNE
2 năm cay đắng làm nô lệ tình dục cho người tình Nếu không vì nghĩ đến đứa con trong bụng, không nghĩ đến nỗi đau của đấng sinh thành thì có lẽ tôi đã uống một liều thuốc ngủ để chấm dứt cuộc đời tăm tối này. Dù vậy tôi không oán trách đời mà chỉ thấy hận chính bản thân mình. Hận vì đã yêu và trao đời con gái cho một kẻ...