Bố tôi đòi ly hôn để đến với ‘tình yêu đích thực’
Sau hơn 30 năm sống chung với vợ, đến nay, bố chồng tôi (62 tuổi) muốn ly hôn để đến với người ông thật lòng thương.
Tôi lấy chồng được 10 năm nay. Bố mẹ chồng đều là công chức nhà nước. Kinh tế không quá giàu có nhưng ổn định.
Ông bà có 3 con (2 trai, 1 gái), các con đều thành đạt, có gia đình êm ấm. Vì thế, ai nhìn vào cũng đánh giá gia đình chồng tôi là văn hóa, mẫu mực đáng để các nhà khác học hỏi.
Nhưng sống cùng mới biết, mọi thứ không hoàn hảo như bề ngoài. Mẹ chồng tôi là người giỏi giang. Ngoài đồng lương công chức, bà còn làm thêm nhiều việc để cáng đáng gia đình.
Vì vất vả nên bà không có thời gian chăm sóc cho bản thân, lúc nào nhìn bà cũng đầu tắt mặt tối. Nhưng bà tự hào vì dưới bàn tay bà, chồng và các con được chăm lo đầy đủ. Cũng vì vất vả, phải lo nghĩ trăm thứ chuyện trên đời nên lời nói của bà dành cho chồng không được nhẹ nhàng, ngọt ngào.
Bố chồng tôi đi làm về là dành thời gian để nghiên cứu nghệ thuật và các thú vui riêng của bản thân.
Vì an nhàn nên bố nhìn trẻ hơn so với tuổi và dĩ nhiên trẻ, phong độ hơn mẹ chồng tôi rất nhiều. Người ngoài không biết lại tưởng họ là hai chị em.
Thời gian tôi về làm dâu, mẹ chồng tôi cũng liên tục phải ghen bóng ghen gió với các mối quan hệ của ông. Mỗi lần có người phụ nữ nào lảng vảng quanh chồng, bà lại chì chiết ông ’sướng quá hóa rồ’.
Bà còn trách móc ông không biết giữ hạnh phúc gia đình sẽ làm ảnh hưởng con cái. Sau này, con gái, con trai của ông làm sao có được người chồng/người vợ tử tế khi gia đình tan nát. Không chỉ vậy, các con dâu, con rể nhìn vào tấm gương như vậy làm sao còn sự tôn trọng bố mẹ chồng?
Video đang HOT
Vì những lời trách móc, nhắc nhở của mẹ chồng, bố chồng tôi không dám làm điều có lỗi suốt những năm sau đó. Dù vậy, tôi biết giữa họ chỉ là sự trách nhiệm, ràng buộc nhau bởi cái mác ‘gia đình văn hóa’.
Tuy nhiên đợt vừa rồi một chuyện đã xảy ra làm xáo trộn gia đình chồng tôi. Cụ thể là bố chồng tôi nay đã nghỉ hưu đăng ký tham gia một lớp học nhảy. Từ ngày đi học, ông hào hứng và vui vẻ hẳn ra. Vợ con thấy ông suốt ngày ra ngoài, lúc thì cùng mấy người bạn trong câu lạc bộ nhảy đi uống cà phê, lúc thì đi dã ngoại cùng nhau… Trong thời điểm đó, mẹ chồng tôi vẫn đến nhà con trai cả để bế cháu nội (con thứ 2 của anh chị) để cho vợ chồng anh đi làm.
Cuối tuần vừa rồi, bà gọi điện cho tôi khóc lóc, kể lể. Bà bảo, ông đi học nhảy rồi quen một người phụ nữ chồng mất từ lâu, một mình nuôi con. Nay ông đòi đi theo người ta. Mẹ chồng tôi không tiếc lời thóa mạ chồng và người tình. Nhưng lần này có vẻ như bố chồng tôi rất kiên quyết. Mấy ngày sau, ông gọi các con về để họp gia đình.
Trong buổi họp, ông nói rằng, ông và bà đã hết tình cảm từ lâu. Họ sống chỉ vì trách nhiệm chung với con cái, gia đình. Trước đây, nhiều lần, ông đã nghĩ cả hai nên giải thoát cho nhau nhưng vì các con, họ lại cố sống tiếp.
Nay cả 3 con đều có gia đình êm ấm, ông muốn được sống cho bản thân. Bố chồng tôi nói bằng giọng rất nhẹ nhàng nhưng kiên quyết. Ông nói, sống cùng người chồng không còn tình cảm như ông, mẹ chồng tôi chắc cũng chẳng hạnh phúc. Bản thân ông bao năm sống vì gia đình nay muốn được sống những năm cuối đời cho bản thân.
Mẹ chồng tôi khóc và làm ầm ĩ lên. Bà trách ông bội tình bạc nghĩa, phụ bạc công lao của bà. Bà còn đe dọa, người tình của ông chỉ đến với ông vì tiền bạc chứ không thể chăm lo cho ông như bà.
Nhưng bố chồng tôi kiên quyết rằng, tình cảm của ông dành cho người đàn bà ở lớp học nhảy không phải là qua đường. Họ thực sự thấu hiểu và đồng cảm ở tất cả các sở thích, quan điểm sống. Ở bên người đàn bà ấy, ông mới được sống thật với con người mình. ‘Trong đời, tôi chưa từng có cảm xúc như vậy’, ông nói.
Mặc cho mẹ chồng tôi ngăn cản, chửi bới, bố chồng tôi vẫn kiên quyết với ý định của mình. Chúng tôi – phận làm con, ở giữa hai bên, không biết làm thế nào. Chúng tôi tôn trọng quyết định của bố nhưng cũng rất thương mẹ.
Bà cố gắng bao năm nay cuối đời lại nhận phải cú sốc này. Xin độc giả hãy cho tôi lời khuyên. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Vượt qua định kiến xã hội, nhiều phụ nữ Trung Quốc chủ động ly hôn
Xu hướng phụ nữ chủ động ly hôn đang dần phổ biến ở các quốc gia châu Á, trong đó có Trung Quốc.Điều này cho thấy phụ nữ đã dám vượt qua định kiến xã hội để tìm kiếm hạnh phúc đích thực.
Trung Quốc đã đơn giản hóa thủ tục ly hôn năm 2003 và tỷ lệ ly hôn đã tăng vọt. Ảnh: bizjournals.com
"Trong nhiều lần cãi vã, mẹ thường nói với bố rằng kết hôn là điều tồi tệ nhất trong cuộc đời bà. Tôi đã luôn thông cảm với mẹ vì bố tôi thực sự là một người đàn ông thiếu trách nhiệm và ích kỷ. Tuy nhiên, mẹ chưa từng nghĩ đến việc ly hôn bởi quan niệm truyền thống lấy chồng thì phải theo chồng", một người phụ nữ giấu tên chia sẻ.
Phụ nữ Trung Quốc chỉ được trao quyền ly hôn theo quy định của luật hôn nhân mới vào năm 1950. Dù vậy, trên thực tế chỉ có một tỷ lệ nhỏ phụ nữ can đảm thực hiện quyền này và thường vì lý do chính trị.
Nhưng hiện tại, quan niệm truyền thống về viêc ly hôn của phụ nữ Trung Quốc đã dần thay đổi. Đầu tháng 11, bà Zhou Quiang, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao đã tiết lộ trong một phát biểu rằng có đến 74% các vụ ly hôn tại Trung Quốc là do phụ nữ gửi đơn kiện. Bà cho biết mốc thời gian 7 năm mặn nồng trong một cuộc hôn nhân nay đang giảm dần còn 3 năm bởi ngày càng có nhiều cặp đôi Trung Quốc ly hôn chỉ sau một vài năm chung sống.
"Tôi đã nâng ly chúc mừng con gái mình khi nghe tin con quyết định ly hôn. Tôi coi đó là một thành tựu trong việc giải phóng phụ nữ Trung Quốc, bởi họ đã quyết đoán hơn trong việc theo đuổi những ước mơ của mình. Họ không còn tự ép mình phải chấp nhận một cuộc hôn nhân không hạnh phúc như thời của các bà, các mẹ", một phụ nữ nói.
Phụ nữ ly hôn được cho là hành động đi ngược với văn hóa truyền thống tại Trung Quốc, bởi theo quan niệm truyền thống, phụ nữ đã kết hôn dù sống trong một cuộc hôn nhân hạnh phúc hay khổ đau vẫn phải chịu đựng.
Còn với thế hệ phụ nữ trẻ ngày nay, đặc biệt là những người có học vấn cao, họ đã trở nên độc lập, quyết đoán và có nhận thức rõ hơn về quyền lợi của mình. Phụ nữ thời hiện đại được cho là có cách tìm kiếm hạnh phúc quyết liệt hơn phụ nữ truyền thống.
Ba năm trước, cô Ye Hong, một nghệ sĩ 38 tuổi đã ly hôn chồng sau khi tình cờ phát hiện những bức ảnh nhạy cảm trên máy tính của anh. Mẹ của cô khuyên rằng hãy nghĩ đến đứa con nhỏ và tiếp tục cuộc hôn nhân. Nhưng Ye Hong không thay đổi ý định, người phụ nữ này đã quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân kéo dài 13 năm của mình. "Tôi không thể sống cùng một người đàn ông mà tôi đã không còn tôn trọng", cô nói.
Hiện nay, nhiều cuộc hôn nhân ở Trung Quốc còn không kéo dài được lâu như vậy. Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc), tỷ lệ ly hôn tại Trung Quốc đã tăng vọt trong thời kỳ cải cách, mở cửa. Tỷ suất ly hôn thô - số vụ ly hôn tính trên 1000 dân - đã tăng vọt từ 0.018% năm 1978 lên 0.32% năm 2018.
Tỷ lệ này bắt đầu tăng mạnh từ năm 2003 khi thủ tục ly hôn ở Trung Quốc trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Trong năm 2016, có tới 4,2 triệu cặp vợ chồng, chủ yếu là ở thành thị, đã lựa chọn ly hôn khi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc.
Một sinh viên ở Bắc Kinh đã hóa trang thành cô dâu bị chồng đánh đập để phản đối nạn bạo hành gia đình. Ảnh: SCMP
Xã hội ngày càng phát triển, phụ nữ bắt đầu quan tâm hơn đến chất lượng cuộc sống của mình. Độc lập tài chính cũng khiến họ dễ dàng quyết định mọi việc hơn. Nếu bị ngược đãi, người chồng không chung thủy hay không đạt được những kỳ vọng của mình, phụ nữ sẽ quyết định "đường ai nấy đi".
Mặc dù những quan niệm truyền thống đã dần được nới lỏng, nhưng xã hội Trung Quốc vẫn còn những ánh mắt kỳ thị những người ly hôn.
"Mẹ tôi không dám kể với hàng xóm về việc tôi đã ly hôn, điều này đã được giữ bí mật suốt 14 năm. Đối với bà, ly hôn là một điều nhục nhã đối với người phụ nữ và ảnh hưởng đến danh dự của cả gia đình", một người phụ nữ đã ly hôn nói.
Số vụ ly hôn gia tăng trong những năm gần đây đã gây ra nhiều áp lực đối với các nhà chức trách. Họ cho rằng tỷ lệ ly hôn gia tăng gây khó khăn trong việc duy trì dân số ổn định và làm gia tăng bất ổn xã hội. Do vậy, nhiều địa phương đã nỗ lực kiềm chế xu hướng này.
Năm 2016, Tòa án Nhân dân Tối cao đã chỉ thị các thẩm phán phải cân bằng việc "tôn trọng mong muốn của người dân" và nỗ lực giải hòa các vụ ly hôn theo quan điểm "ổn định gia đình là cơ sở của một xã hội hài hòa". Năm 2018, các tòa án địa phương đã đưa ra các biện pháp như hòa giải miễn phí, cho thời gian cân nhắc, thậm chí là đưa ra một bộ câu hỏi để hàn gắn các cặp vợ chồng muốn ly hôn.
Điều đáng ngạc nhiên là cách giải quyết này đã khiến hơn một nửa số đơn ly hôn bị tòa phủ quyết.
Chính phủ không nên can thiệp vào việc ly hôn của người dân nhưng cũng không nên xem nhẹ việc ly hôn. Tuy nhiên, việc ngăn cản phụ nữ giải thoát khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc sẽ kìm kẹp quyền tự do của họ. Trong mọi trường hợp, ly hôn là quyền dân sự của mỗi người và điều này cần phải được tôn trọng.
Theo một báo cáo, ở các quốc gia như Anh và Mỹ, số lượng phụ nữ chủ động nộp đơn ly hôn ngày càng nhiều hơn nam giới. Tại một xã hội đang trong quá trình hiện đại hóa như Trung Quốc, việc phụ nữ đưa ra quyết định ly hôn được đánh giá là phù hợp với xu thế của toàn cầu. Điều này không còn đáng ngại vì trong thế giới hiện đại mô hình gia đình đang dần trở nên đa dạng hơn.
Hải Vân
Theo Báo Tin tức
Yêu và cưới bà mẹ đơn thân, phải chấp nhận đứa con của cô ấy! Yêu nhau hơn 1 năm, Hòa cảm nhận rõ tình cảm Khang dành cho mình là thật lòng. Anh luôn đối xử tốt với mẹ con cô và lấy nền tảng hôn nhân để nghiêm túc xây dựng mối quan hệ. Chính anh là người đứng ra bảo vệ Hòa trước gia đình, thuyết phục bố mẹ anh chấp nhận Hòa, không để...