Bộ tộc uống chất sinh lý của bò cái để phòng bệnh
Những người của bộ tộc này cho rằng chất sinh lý của bò cái không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn thử thách được lòng cảm đảm của các chàng trai.
Một bộ tộc định cư lâu dài trong khu rừng rậm tại khu vực Bắc Phi, giữa Kenya và Somalia luôn thiếu thực phẩm, chất dinh dưỡng trầm trọng.
Để khắc phục tình trạng này, những người dân nơi đây đã nuốt chất sinh lý do bò cái sinh ra cho đến khi kết hôn để bổ sung dinh dưỡng, phòng chống bệnh còi xương và các bệnh về máu.
Họ cho rằng chất sinh lý của bò cái không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn là sự thử thách lòng cảm đảm của các chàng trai.
Bộ tộc tại khu vực Bắc Phi, giữa Kenya và Somalia
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Italia, chất dịch tiết ra từ cơ quan sinh dục của bò cái chứa nhiều vitamin B6, B12, E, D và các nguyên tố vi lượng như sắt, magiê, phốt pho, canxi, kali. Họ tin rằng chính nó đã giúp cho những người bộ tộc tránh bệnh thiếu máu.
Kinh ngạc hơn, những chàng trai nuốt chất này đều sở hữu tinh hoàn kích với thước khủng, đường kính trung bình 70 – 80 cm. Mặc dù không ảnh hưởng đến đời sống tình dục nhưng nó cũng gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày.
Những đứa trẻ đang cúi uống chất sinh lý của bò cái
Sau khi tin tức về bộ lạc được đăng tải trên tờ Chân Lí của Nga, khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đã kéo đến nườm nượp để tận mắt chứng kiến phong tục kỳ lạ nơi đây. Tuy nhiên, cũng bởi sự tác động từ thông tin bên ngoài, trong tương lai có thể những đứa trẻ nơi đây sẽ không phải tuân theo phong tục của bộ tộc.
Theo Khám phá
Bí ẩn những bộ tộc "sống ẩn giật" trong rừng Amazon
Đó là những bộ tộc hiền lành, thân thiện nhưng cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, khó khăn.
Rừng Amazon là nơi sinh sống của nhiều bộ tộc, trong đó có những tộc người đang dần bị lãng quên bởi cuộc sống ẩn giật, tách biệt với nền văn minh cũng như phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm trong thời điểm hiện tại.
1. Bộ tộc người Ashaninka
Video đang HOT
Bộ tộc Ashaninka hay còn được biết đến với cái tên người Campa, là một nhóm thổ dân bản địa sinh sống trong rừng nhiệt đới Amazon. Dân số của họ ước tính khoảng 25.000 người và số này tập trung rải rác trong các khu vực rừng Amazon ở Peru.
Trẻ em Ashaninka chạy xuống bờ sông Envira để nhìn một chiếc thuyền di chuyển gần ngôi làng của họ.
Những cư dân tộc người Ashaninka sinh sống phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, sử dụng phương pháp đốt nương để làm rẫy trồng khoai lang, ngô, chuối...Ngoài ra, nhiều người dân cũng kiếm sống bằng nghề săn bắn, câu cá, thu thập các loại cây quý trong rừng.
Một gia đình Ashaninka trở về nhà của họ sau khi thu thập các loại trái cây.
Trang phục truyền thống của người Ashaninka được gọi là Kushma. Kushma là một chiếc áo choàng được làm từ bông kéo thành sợi, nhuộm bằng nước một loại quả trong rừng. Chiếc áo sau khi được nhuộm sẽ có màu nâu hoặc xanh dương tươi sáng.
Vai áo Kushma được trang trí bằng các loại hạt và họ phải mất đến ba tháng để hoàn thành "tác phẩm" đó. Người Ashaninka đeo khá nhiều dây chuyền làm bằng hạt, răng của heo rừng, khỉ quanh cổ như một món đồ trang sức để làm đẹp.
Ngoài những nét thú vị về văn hóa, những người Ashaninka còn có một lòng dũng cảm đáng tự hào. Trong suốt giai đoạn từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVI, đế quốc Inca hùng mạnh liên tục nhòm ngó vùng rừng của người Ashaninka. Nhiều lần những binh đoàn Inca tiến đánh các ngôi làng của người Ashaninka. Nhưng nhờ vào lòng dũng cảm cùng địa thế rừng rậm hiểm trở, bộ tộc Ashaninka đã chiến thắng quân xâm lược.
Đến năm 1542, người châu Âu bắt đầu xâm lược các vùng đất của dân bản địa châu Mỹ. Dù bị công kích nhưng người Ashaninca vẫn đứng vững trước các cuộc xâm lược, họ tạo ra nhiều bẫy hơn, tổ chức nhiều cuộc chiến tranh du kích chống trả.
Tuy nhiên theo thời gian, bộ tộc Ashaninka cũng suy yếu dần trước sức mạnh của người châu Âu, đặc biệt là thực dân Tây Ban Nha. Trong chiến dịch Amazon Rubber Boom, chính quyền thực dân lúc bấy giờ tàn phá rừng Amazon để tạo ra các đồn điền cao su.
Các bộ tộc bản địa như Ashaninka bị đẩy vào rừng sâu, người dân vô tội bị giết hại, bị bắt làm nô lệ để lao động trong các đồn điền cao su. Ước tính, chiến dịch Amazon Rubber Boom đã khiến 80% người dân Ashaninka bỏ mạng.
Một cuộc họp của người Ashaninka khi gần đây, họ liên tục bị tấn công bởi những kẻ xấu muốn cướp rừng.
Những người Ashaninca còn lại phân tán khắp nơi, tạo ra nhiều ngôi làng nhỏ tận sâu trong rừng Amazon. Trong nhều năm, họ cố gắng tránh xa những ảnh hưởng từ bên ngoài.
Đến thập niên 1980, cuộc nội chiến ở Peru tiếp tục gây chuyển biến lớn đến người Ashaninka. Các khu làng của họ ở núi Tambo, thung lũng Ene bị tàn phá, khoảng 10.000 người đã phải bỏ vùng đất này để đi tới vùng rừng núi dọc biên giới Brazil.
Trẻ em Ashaninka đang dần được tiếp cận với những nét văn hóa mới.
May mắn thay, vào năm 2000, dưới sự giúp đỡ của các Tổ chức Nhân quyền thế giới, những người Ashaninka còn lại được quyền sở hữu hợp pháp một phần đất trong Vườn Quốc gia Otishi. Họ được quyền sử dụng vùng đất này cho mưu sinh, được bảo vệ và tiếp cận với nền văn minh hiện đại.
2. Bộ tộc người Huni Kuin
Huni Kuin là một tộc người dân tộc bản địa sống trong rừng Amazon thuộc vùng lãnh thổ của Brazil. Theo thống kê, bộ tộc Huni Kuin có khoảng 4.500 người. Họ sử dụng tới hai loại ngôn ngữ là Aruak, Pano và có đời sống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên.
Những cư dân bộ tộc Huni Kuin rất coi trọng các Shaman - những pháp sư. Theo họ, pháp sư Shaman có đủ sức mạnh để kết nối được với thế giới siêu nhiên hay nhiều vị thần rừng linh thiêng.
Trong nhiều nghi lễ tập thể, pháp sư Shaman sẽ hít và uống các loại thảo dược, sau đó mơ màng nhảy múa. Lúc này, pháp sư sẽ đưa ra các lời tiên tri, lời khuyên cho toàn bộ người dân trong làng.
Một pháp sư đang làm lễ tế cây thần ở bên ngoài ngôi làng người Huni Kuin.
Không chỉ vậy, các Shaman còn được cho là có khả năng chữa bệnh. Khi một người bị đau, người thân của họ sẽ tìm đến nhờ vả Shaman. Vị pháp sư này sẽ tới chẩn đoán rồi vẽ lên cơ thể người bệnh những hình vẽ lạ lùng, cùng với đó là "kê đơn" thuốc từ lá rừng.
Người Huni Kuin tin rằng, biện pháp này sẽ phát huy tối đa hiệu quả của thuốc. Nhưng thực tế vẫn có nhiều Shaman lợi dụng sự tin tưởng của người Huni Kuin để chuộc lợi. Những pháp sư Shaman này sẽ kê đơn bằng các loại lá lạ, nếu tình trạng người bệnh trở nên xấu, pháp sư sẽ giải thích: "Đó là do thần linh muốn người này ra đi".
Hình ảnh một pháp sư Shaman đang làm phép.
Lịch sử của dân tộc Huni Kuin cũng như nhiều dân tộc khác ở Nam Mỹ đã chịu nhiều thương đau do chế độ thực dân để lại. Khác với các bộ lạc khác, người Huni Kuin chỉ quen sống ở vùng thấp trong khu rừng Amazon.
Chính vì thế ngay từ đầu của cuộc khai phá, người châu Âu đã nhanh chóng đàn áp và bắt người Huni Kuin làm nô lệ, cạo mủ cao su trong các đồn điền. Đáng buồn hơn, căn bệnh sốt rét bùng phát vào giữa thế kỷ XX khiến cho cộng đồng Huni Kuin càng bị thu nhỏ.
Một người thổ dân quỳ trên mộ của cháu gái mình, cô bé tội nghiệp qua đời vì bệnh tiêu chảy. Ông kể lại: "Tôi đã đi thuyền khắp nơi để xin sự trợ giúp y tế nhưng đều vô vọng".
Hoàn cảnh bi kịch này kéo dài cho đến cuối thập niên 70, khi đó người Huni Kuin bắt đầu chiến đấu để giành lại quyền lợi về đất đai của mình. Đến năm 1983, cộng đồng Huni Kuin đã được chính quyền Brazil công nhận quyền sở hữu hợp pháp với một phần đất khoảng 127.383ha. Tuy nhiên, đó chỉ là một số ít may mắn, phần đông cộng đồng Huni Kuin đang đối mặt với rất nhiều mối đe dọa.
Khung cảnh một phần của khu rừng bị hủy hoại do chặt phá bừa bãi.
Những mối đe dọa hiện tại đến từ nạn buôn bán ma túy, khai thác gỗ, buôn lậu. Những tổ chức này lợi dụng sự "ngây thơ" của người Huni Kuin để ép họ vận chuyển, buôn bán hàng quốc cấm hay tham gia hoạt động bất hợp pháp.
Cuộc sống của người Huni Kuin còn gặp nhiều khó khăn.
Nhiều nhóm truyền giáo còn có ý định thay đổi hoàn toàn hệ thống văn hóa và niềm tin của người Huni Kuin. Những mối đe dọa này có thể khiến người Huni Kuin mất đi toàn bộ những thành tựu trong quá khứ và cả triển vọng cho một tương lai tươi sáng.
Theo VNE
"Gai người" nghe chuyện đàn ông dũng mãnh thường bị phụ nữ... cưỡng bức Tại Papua New Guinea, tình dục là chuyện cực kỳ thoải mái, tự do. Ở đây, đàn ông không được tự quyết vấn đề hôn nhân, tình dục, mà là phụ nữ. Papua New Guinea là một quốc gia độc lập ở châu Đại Dương rộng gần 500 ngàn km2. Dân số Papua New Guinea chỉ có 5 triệu người, song lại là...