Bộ tộc sống thọ bậc nhất, sở hữu nét đẹp vượt thời gian
Nhiều người cho rằng bộ tộc Hunza có thể đạt đến số tuổi thọ khó tin, đồng thời sở hữu gương mặt trẻ đẹp “vượt thời gian” nhờ chế độ ăn uống hợp lý.
Việc một người đạt qua ngưỡng 100 tuổi là điều khá ít gặp. Tuy nhiên, câu chuyện này vẫn diễn ra như “cơm bữa” với cộng đồng khoảng 87.000 người sống ở vùng núi phía bắc Pakistan. Họ thuộc bộ tộc Hunza, những người được biết đến với tuổi thọ trung bình 120, có thể chạm ngưỡng 160.
Theo nhiều nguồn tin, phụ nữ Hunza có thể sinh con ở tuổi 65. Những người này thậm chí còn giữ được nét trẻ trung, xinh đẹp vào những năm cuối đời. Một số tài liệu khẳng định họ là hậu duệ của các binh lính dưới trướng Alexander Đại đế khi ông tới Ấn Độ. Dù vậy, các xét nghiệm DNA vẫn chưa chứng minh được điều này. Cho tới nay, không ít người vẫn đồn tộc Hunza đến từ hành tinh khác.
Những câu chuyện về tộc Hunza đôi khi bị đồn thổi quá mức. Một số thông tin cho rằng người tộc này miễn nhiễm với bệnh tật và 900 năm chưa ghi nhận ca mắc ung thư. Dù vậy, chưa có thông tin chính xác nào cho những lời đồn này. Tuy nhiên, những người từng gặp gỡ tộc Hunza đều khẳng định họ có thể chất khỏe mạnh khác thường.
Robert McCarrison, bác sĩ Scotland, cho biết bí quyết “trường thọ” của người Hunza nằm ở chế độ ăn chay. Các bác sĩ khác đến đây cũng đưa ra những nhận xét tương tự. John Clark, bác sĩ đã dành 20 tháng sống chung cùng người Hunza, tiết lộ sự cô lập cũng giúp bộ tộc này tránh khỏi bệnh tật thông thường. Do địa hình thung lũng Hunza rất hiểm trở, người Hunza ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên tránh được nhiều bệnh truyền nhiễm.
Chế độ ăn của người Hunza thực sự không quá lành mạnh như một số người vẫn tưởng. Nhiều thông tin khẳng định tộc Hunza ăn rất ít chất béo. Theo Ancient Pages, người Hunza ăn rất nhiều thực phẩm có chất béo như phô mai, bơ, sữa… Thịt cũng được người Hunza tiêu thụ nhưng chủ yếu vào mùa đông. Nguyên nhân là người Hunza có rất ít nhiên liệu còn việc luộc thịt khá “tốn kém”. Do đó, họ hay ăn thịt vào mùa đông còn ăn chay vào mùa hè. Vì thế, có thể nói, người Hunza khỏe mạnh là do sinh hoạt lành mạnh, không phải chế độ ăn uống.
Tuy nhiên, chế độ ăn của người Hunza có điểm đáng chú ý. Họ sử dụng rất nhiều mơ, loại thực phẩm giàu Amygdalin, chất có thành phần chống ung thư. Mơ xuất hiện ở khắp nơi. Thậm chí, mức độ kinh tế của người Hunza còn có thể đo bằng số cây mơ họ trồng.
Ảnh hưởng địa hình miền núi còn tác động vào nhiều mặt trong cuộc sống của người Hunza. Các ngôi làng gần như bị cô lập nên việc di chuyển gặp không ít khó khăn. Đất nông nghiệp cũng không nằm ngay sát khu dân cư. Do đó, nhiều người thậm chí phải đi bộ 2 giờ để ra đồng. Tờ Very Well Health nhận xét địa hình đã biến người Hunza thậm chí còn mạnh mẽ hơn các Sherpa, người chuyên dẫn đường lên đỉnh Everest.
Bí quyết cuối cùng cho cuộc sống “trường thọ” của người Hunza là tiếng cười. Nhiều tài liệu khẳng định họ là những con người vui vẻ nhất thế giới. Chính cảm xúc tích cực đã phần nào giúp tộc Hunza trở nên khỏe mạnh hơn những người khác.
Theo Ancient Pages, bạn nên tới tận nơi để chứng kiến cuộc sống thật của người Hunza. Họ có thể sống thọ hơn phần đông dân số thế giới nhưng cũng chỉ khoảng 10 năm. Trường hợp người sống tới 120 hay 160 tuổi vẫn còn là dấu hỏi. Bộ tộc này không hề sống trong khung cảnh như vườn địa đàng. Họ vẫn phải chật vật đấu tranh với địa hình khắc nghiệt và nhiễm một số loại bệnh. “Cuộc sống của người Hunza đã bị phóng đại quá mức, giống như cách chúng ta tin vào suối nguồn tươi trẻ”, tờ Ancient Pages bình luận.
Khung cảnh như hành tinh lạ ở nơi nóng nhất thế giới Vùng lõm Danakil (Ethiopia) là nơi nóng nhất trên Trái Đất xét về nhiệt độ trung bình quanh năm. Khung cảnh ở đây khiến nhiều người sợ hãi vì trông như một hành tinh khác.
Theo news.zing.vn
Chiêm ngưỡng kim tự tháp tự nhiên của trái đất
Kỳ quan thiên nhiên này ở Nam Tyrol, Ý, gọi là "kim tự tháp của trái đất". Nó gồm các trụ cao hình nón bằng đất sét, và một tảng đá nằm trên đỉnh.
Những cấu trúc không bình thường này bắt đầu hình thành từ đất sét moraine bị bỏ lại cuối Kỷ băng hà khi băng tan đi.
Trong tình trạng khô, đất cứng như đá, và ngay sau khi trời mưa, nó trở thành một khối bùn mềm, bắt đầu trôi, và tạo thành những dốc lớn dài từ 10 đến 15 mét.
Khi mùa mưa bắt đầu, những sườn dốc này sẽ bị xói mòn. Nhưng khi có đá trong bùn, đất sét bên dưới những tảng đá này vẫn được bảo vệ khỏi mưa.
Trong khi vật chất xung quanh liên tục bị cuốn đi cùng với mưa, những cột trụ được bảo vệ sẽ nhô lên khỏi mặt đất để hình thành các kim tự tháp đất đá.
Có thể mất từ hàng trăm đến hàng ngàn năm để tạo thành các kim tự tháp.
Các cột lớn tiếp tục bị ăn mòn, nhưng chậm hơn phần còn lại của địa hình. Tại một số điểm, các cột lớn sẽ mất lực để giữ tảng đá lớn trên cao.
Một khi tảng đá rơi từ đỉnh, cột sẽ nhanh chóng bị ăn mòn.
Kim tự tháp tự nhiên của trái đất chỉ có ở Nam Tyrol.
Những cái đáng chú ý nhất nằm trên Ritten, một cao nguyên không xa Bozen ở miền bắc nước Ý.
Các kim tự tháp của trái đất cũng được tìm thấy ở Platten gần Percha trong Thung lũng Puster.
Nguyễn Hưng
Theo vov.vn
Đào đường xây cầu, lạc vào "ngôi làng ma" mất tích 12.500 năm Một ngôi làng với hơn 15.000 cổ vật đã được phát hiện tình cờ tại công trường xây cầu bắc qua sông Farmington ở Connecticut, phía Nam New England (Mỹ). "Ngôi làng ma" 12.500 tuổi là một trong những khu định cư cổ xưa nhất của loài người từng được phát hiện. Sau hơn một thiên niên kỷ bị chôn vùi, khu định...