Bộ tộc sẵn sàng bỏ mạng vì đàn bò
Đối với bộ tộc Mundari ở Nam Sudan, đàn bò giống Ankole-Watusi, là tài sản lớn nhất và họ sẵn sàng trừ khử bất kỳ mối hiểm họa nào đe dọa tới chúng, thậm chí là hy sinh cả tính mạng.
Một người dân Mundari lăm lăm khẩu súng trường để bảo vệ đàn bò của mình.
Nam Sudan là đất nước trẻ nhất thế giới khi mới giành được độc lập vào năm 2011 và kể từ đó đến nay, đất nước này đã thay đổi rất nhiều.
Trong khi nhiều nơi tại Nam Sudan rơi vào nội chiến và mâu thuẫn chính trị thì bộ tộc Mundari vẫn đang sống bình yên với công việc quan trọng nhất là chăm sóc đàn gia súc.
Tộc Mundari sống ở ven bờ sông Nile, xuôi về phía bắc thủ đô Juba. Cả cuộc đời của họ dường như chỉ để cống hiến cho việc chăm sóc đàn bò Ankole-Watusi quý giá. Bò Ankole-Watusi được vinh dự biết đến như là gia súc của những vị vua.
Những con bò trưởng thành có thể cao tới hơn 2,4 m và có giá tới 500 USD/con. Đây là lý do người Mundari xem chúng như là tài sản quý giá nhất của mình và sẵn sàng trang bị vũ khí để bảo vệ chúng.
“Những con bò này là tất cả đối với họ”, nhiếp ảnh gia Tariq Zaidi nói.
Mỗi con bò Ankole-Watusi được quý trọng đến nỗi rất hiếm khi người Mundari giết thịt chúng.
Cô gái Mundari đang giúp một con cừu bú sữa bò. Sữa là một trong những lợi ích lớn mà đàn bò Ankole-Watusi mang lại cho bộ tộc.
Video đang HOT
Một cậu bé đang uống sữa trực tiếp từ con bò của mình. Với những lợi ích mà bò Ankole-Watusi mang lại, chúng không chỉ được xem là một tủ chứa thức ăn di động, một phương thuốc mà còn là của hồi môn đối với tộc Mundari. Nói cách khác, đàn bò là nguồn cung dinh dưỡng chủ yếu của cả bộ tộc.
Trên thực tế, tộc Mundari coi bò Ankole-Watusi là những người bạn thân thiết của mình. Không chỉ bảo vệ đàn bò, họ thậm chí còn ngủ cùng chúng.
Một người đàn ông gội đầu bằng nước tiểu của bò Ankole-Watusi. Thứ nước này vừa có tác dụng khử trùng lại vừa có thể nhuộm vàng tóc.
Người dân thường lùa đàn bò của mình vượt sông Nile để sang một hòn đảo khác ăn cỏ trong vài tháng. Việc tìm đồng cỏ cho đàn bò là một vấn đề lớn đối với tộc Mundari bởi rất nhiều bom mìn được gài dưới đất trong thời chiến.
Trong khi đó, phân bò được gom lại thành những đống cao để đốt. Phần tro sau đó được sử dụng như một chất khử trùng và kem chống nắng cho người dân dưới cái nóng 46 độ C.
Người đàn ông nằm thư giãn trên đống tro xốp màu hồng đào, bên cạnh một đống lửa đốt trên phân bò.
Phụ nữ Mundari cũng thường dùng tàn tro của phân bò để bôi lên mặt, vừa để khử trùng lại vừa để bảo vệ da khỏi côn trùng.
Bò Ankole-Watusi là một trong những loài động vật được nuông chiều nhất thế giới. Ông Zaidi cho biết, người dân Mundari thường mát xa cho chúng hai lần mỗi ngày.
“Bò Ankole-Watusi được xem là một dạng tiền tệ, một biểu tượng cho địa vị và là của hồi môn của một gia đình. Kể từ khi nội chiến kết thúc, hàng nghìn đàn ông đã trở lại Nam Sudan để tìm vợ, khiến ‘giá cô dâu’ tăng cao. Những con bò Ankole-Watusi cũng theo đó trở nên đắt giá hơn nhưng những đợt tấn công nhằm vào đàn bò cũng phổ biến hơn”, ông Zaidi cho biết.
“Nội chiến ở Nam Sudan đã khiến bộ tộc Mundari bị cách ly với thế giới bên ngoài. Đây là lý do tại sao họ vẫn giữ được cách sống độc đáo này đến ngày nay”, ông Zaidi nói thêm.
Người Mundari cũng không có ý niệm gì về chiến tranh. Súng của họ không phải để giết người, mà chỉ để bảo vệ đàn bò.
“Tất cả những gì người Mundari muốn làm chỉ là chăm sóc cho đàn gia súc của họ và họ sẽ bảo vệ chúng bằng bất cứ giá nào”.
Kim Dung
Ảnh: Zuma Press
Theo VNE
Bạo lực thế giới đang ở mức kỷ lục
5 nước hòa bình nhất thế giới là Ireland, Đan Mạch, Áo, New Zealand, Bồ Đào Nha. 5 nước kém hòa bình nhất thế giới là Syria, Nam Sudan, Iraq, Afghanistan, Somalia.
Tình hình bạo lực thế giới đang ở mức kỷ lục và vẫn đang ngày càng tăng, hãng tin Reuters (Mỹ) dẫn kết luận của Chỉ số Hòa bình Toàn cầu 2016 (GPI) công bố ngày 8-6.
Chỉ số GPI 2016 đo lường theo 23 chỉ số, trong đó gồm các vụ tội ác bạo lực, mức quân phiệt hóa và nhập khẩu vũ khí của các nước.
Chỉ số GPI 2016 cho thấy số thương vong vì xung đột ở mức cao nhất trong 25 năm, số vụ tấn công khủng bố ở mức cao nhất mọi thời điểm, số người phải đi tị nạn ở mức cao nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Hơn 100.000 người thiệt mạng vì xung đột năm 2014 - số liệu năm 2015 chưa được thống kê, tăng gấp 5 lần số người thiệt mạng năm 2008 là 20.000 người. Phần lớn các vụ khủng bố xảy ra tập trung ở 5 nước: Syria, Iraq, Nigeria, Afghanistan và Pakistan. Số người phải đi tị nạn năm 2015 là 60 triệu người.
Một em bé bị thương vì xung đột ở tỉnh Idlib (Syria) ngày 2-6 được đưa đi cấp cứu. (Ảnh: REUTERS)
Thiệt hại kinh tế vì bạo lực trong thập kỷ qua là 137.000 tỉ USD, lớn hơn GDP toàn cầu năm 2015.
Theo GPI 2016, các cuộc xung đột ngày càng căng thẳng ở Trung Đông là nguyên nhân lớn nhất làm gia tăng bạo lực toàn cầu. Tuy nhiên, ngoài khu vực Trung Đông, nếu so với tình hình thế giới năm 2015, tình hình thế giới năm nay đã có hòa bình hơn.
Dù có xảy ra các vụ khủng bố ở Paris (Pháp) và Brussels (Bỉ) gần đây và số liệu tử vong vì các vụ tấn công bạo lực, khủng bố ở châu Âu đã tăng hơn gấp đôi trong vòng 5 năm nay nhưng châu Âu vẫn là khu vực hòa bình nhất thế giới.
Theo chỉ số GPI 2016, 5 nước hòa bình nhất thế giới là Ireland, Đan Mạch, Áo, New Zealand, Bồ Đào Nha. 5 nước kém hòa bình nhất thế giới là Syria, Nam Sudan, Iraq, Afghanistan, Somalia.
Hiện có 120.000 lính mũ nồi xanh thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ được triển khai ở 16 điểm trên toàn cầu. Nhiều nhất là ở các nước Cộng hòa Dân chủ Congo, Nam Sudan, Mali, Cộng hòa Trung Phi, Lebanon.
Năm 2015, các lãnh đạo thế giới đã đồng ý sẽ kéo giảm đáng kể các hình thức bạo lực trên thế giới và tìm kiếm giải pháp lâu dài giải quyết xung đột và bất ổn vào năm 2030.
Một tín hiệu tích cực cho hòa bình thế giới là chi tiêu quân sự toàn cầu trong 3 năm qua đã giảm 10%.
Theo_PLO
Nga nằm trong 10 nền kinh tế tệ nhất năm 2015 Số liệu chính thức vừa được Nga công bố cho thấy kinh tế sụt giảm 3,7% trong năm 2015, tiến sâu hơn vào suy thoái. Nga có tên trong danh sách 10 thị trường mới nổi diễn biến tệ nhất năm qua. Đường phố thủ đô Moscow (Nga) - Ảnh: Reuters TheoRussia Today, Cơ quan Thống kê Liên bang Nga cho hay nền...