Bộ tộc lặn sâu tới 60 m dưới biển
Bajau là những người sống cả đời trên biển, có thể lặn ở dưới nước 13 phút để bắt hải sản.
Bộ tộc Bajau sống chủ yếu trên vùng biển ở Philippines, Malaysia và Indonesia, dành phần lớn thời gian để lặn bắt cá, cầu gai, hải sâm và các loại thực phẩm khác. Cuộc sống cả nghìn năm lênh đênh trên biển của họ đã thu hút nhiều sự chú ý của các nhà khoa học trên thế giới. Ảnh: Matthieu Paley/NatGeo.
Hầu như con người chỉ có thể nín thở dưới nước trong vòng vài giây tới vài phút. Tuy nhiên, người Bajau có thể lặn rất sâu, duy trì dưới nước tới 13 phút và ở độ sâu khoảng 60 m. Họ có thể lặn để bắt hải sản, tìm kiếm những nguyên liệu tự nhiên để làm đồ thủ công.
Trên hình là Dido, một người Bajau trẻ tuổi đang lặn bắt cá và các loại sò ốc ở ngoài khơi đảo Mantabuan, Malaysia. Ảnh: Matthieu Paley/NatGeo.
Vì bơi lặn tự do từ rất sớm nên lá lách của người Bajau cũng lớn hơn người bình thường, cho phép họ có thể di chuyển và làm việc lâu hơn dưới nước. Theo Melissa Llardo, Trung tâm Geogenetics của Đại học Copenhagen, Đan Mạch, nghiên cứu và so sánh cho thấy lá lách của người Bajau lớn hơn tới 50% so với người Saluan sống trên đất liền ở Indonesia. Kết quả của nghìn năm sinh sống trên biển đã giúp người Bajau tiến hóa để thích nghi với môi trường sống. Ảnh: Matthieu Paley/NatGeo.
Tarumpit, một “người cá” Bajau đang bắt bạch tuộc ở ngoài khơi đảo Boheydulang, Malaysia. Ảnh: Matthieu Paley/NatGeo.
Video đang HOT
Sống phân tán nhiều nơi khác nhau, người Bajau thường ở trên những ngôi làng nổi xây giữa các vùng có san hô. Ngày nay, họ di chuyển tới các bờ biển và sống gần các đảo nhỏ, tuy nhiên lối sinh hoạt gắn liền với biển vẫn được gìn giữ.
Trên hình là những ngôi nhà sàn dựng bằng gỗ, tre trên bờ biển xung quanh đảo Bodgaya, Malaysia. Mực nước dưới chân nhà của họ có độ cao từ vài chục cm cho tới vài mét, tùy theo thời điểm thủy triều lên xuống. Ảnh: Matthieu Paley/NatGeo.
Bajau là những con người của biển cả, có thể lặn bắt hải sản không cần dụng cụ hỗ trợ. Họ chỉ thường mang theo kính và xiên dài để bắt cá.
Trẻ em Bajau sinh ra đã được quan sát và dần tích lũy kinh nghiệm bản thân để học bơi, lặn. Đặc biệt có nơi như ở làng Sampela, thuộc Vườn quốc gia Wakatobi, Indonesia, người lớn còn chọc thủng màng nhĩ trẻ em để chúng lặn sâu sẽ bớt đau đớn. Ảnh: Cory Richards.
Nơi lý tưởng ngắm 'rừng' dưới biển
Đảo Phú Quý, Hòn Mun, quần đảo An Thới... là những nơi phân bố nhiều dải san hô đẹp bậc nhất cho khách lặn ngắm.
Quần đảo An Thới (Kiên Giang)
Nằm phía Đông Nam đảo Phú Quốc, quần đảo An Thới với khoảng 18 đảo lớn nhỏ có nhiều bãi san hô đẹp thu hút du khách trong và ngoài nước. Nơi đây có nhiều vùng biển nước nông, san hô có thể được thấy rõ ở độ sâu 2 - 4m khi lặn với ống thở, thích hợp cho người chưa có kinh nghiệm lặn.
Du khách có thể mua tour ở đảo Phú Quốc hoặc tại Hòn Thơm. Đi thuyền trong khoảng 2 giờ và đi cáp treo gần 20 phút là hai cách di chuyển từ đảo Phú Quốc ra Hòn Thơm, trung tâm quần đảo An Thới. Ảnh: Hang Dinh/Shutterstock.
Vào ngày nắng trong, du khách có thể thấy rõ san hô ở độ sâu 8 - 10m khi lặn với bình dưỡng khí. Càng xuống sâu, các sinh vật biển càng đa dạng.
Giá tour lặn ở các đảo ven Phú Quốc cho một người khoảng 280.000 đồng - 350.000 đồng với ống thở, lặn với bình khí từ 900.000 đồng đến 1,5 triệu đồng. Ngoài ra, đảo còn có tour đi bộ dưới đáy biển giá 950.000 đồng một người. Ảnh: Alexx Hayward/Shutterstock.
Đảo Phú Quý (Bình Thuận)
Cách Phan Thiết khoảng 4 - 5 giờ vượt sóng, đảo Phú Quý là điểm du lịch biển mới thu hút du khách vài năm gần đây. Do chưa khai thác du lịch nhiều, hệ sinh thái dưới biển còn khá nguyên sơ. Dịch vụ lặn ngắm san hô ở đây mới phát triển, cho du khách quan sát xuống độ sâu khoảng 2 - 5m với ống thở và chân vịt. Ảnh: Tính Phú Quý.
Các vùng có san hô đẹp và an toàn cho du khách tập trung ở Hòn Tranh, Hòn Trứng, Hòn Đen..., từ đảo Phú Quý phải đi cano hoặc thuyền. Tour lặn do người dân địa phương cung cấp có giá trên dưới 250.000 đồng một người. Ảnh: Tính Phú Quý.
Hòn Mun (Khánh Hòa)
Hòn Mun nằm trong vịnh Nha Trang, là khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam, với 350 loài san hô đa dạng nhất nhì biển đảo nước ta. Do đó, nơi đây tập trung mọi hình thức dịch vụ cho du khách ngắm hệ sinh thái dưới biển gồm lặn ống thở, lặn bình dưỡng khí, đi bộ đáy biển, ngồi tàu đáy kính, tham quan viện hải dương học... Ảnh: Zoomations/Shutterstock.
Để ngắm san hô mỗi khách phải mua tour, với giá khoảng 700.000 đồng bơi lặn bằng ống thở; từ 1 triệu đồng lặn sâu dùng bình dưỡng khí; từ 1,5 triệu đồng cho tour đi bộ đáy biển; và đi tàu đáy kính khoảng từ 100.000 đồng một người. Ảnh: Viet Nguyen.
Hòn Yến (Phú Yên)
Di tích danh thắng cấp quốc gia Hòn Yến, thuộc huyện Tuy An, cách TP Tuy Hòa khoảng 20 km, là nơi du khách có thể ngắm san hô ngay trên bờ. Dưới chân Hòn Yến là rạn san hô sống nhiều màu sắc, khi thủy triều xuống sẽ lộ thiên, nổi bật bên bờ biển. Du khách có thể đi bộ ra sát bãi san hô.
Theo kinh nghiệm của người địa phương, thủy triều thường rút vào buổi chiều đầu hoặc giữa tháng âm lịch, mỗi đợt kéo dài khoảng 2 - 3 ngày. Du khách cần căn thời gian và hỏi trước để có cơ hội ngắm san hô. Ảnh: Tran Van Hong/Shutterstock.
Do gần bờ, san hô Hòn Yến bị giẫm đạp bởi rất đông lượng khách tham quan, khiến chúng bị chết hoặc biến dạng. Vì vậy, du khách chỉ nên đi bộ theo lối cát phủ giữa các rạn san hô. Ảnh: Tran Van Hong/Shutterstock.
Cù Lao Chàm (Quảng Nam)
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm thuộc TP Hội An cũng là điểm ngắm san hô hút khách. Từ phố cổ Hội An, du khách có thể mua tour hoặc tự túc ra đảo Cù Lao Chàm, với các dịch vụ tính cho mỗi người gồm lặn ống thở 150.000 đồng, lặn bình khí 800.000 đồng, vé cano 300.000 đồng khứ hồi, vé tàu gỗ 50.000 đồng một chiều.
Ngoài những vùng biển trên, một số nơi cho du khách ngắm san hô dưới biển còn có Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Cù Lao Câu (Bình Thuận), vịnh Vĩnh Hy (Ninh Thuận), Rạn Trào (Khánh Hòa), bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), Kỳ Co (Bình Định)...
Du khách chưa có kinh nghiệm lặn nên đi theo tour trọn gói, có tàu thuyền đưa đón, người hướng dẫn lặn, dụng cụ lặn, bữa ăn. Thời gian một tour lặn ngắm san hô thường diễn ra trong nửa ngày hoặc từ sáng đến chiều. Du khách tuyệt đối không ngắt bẻ hay giẫm đạp lên san hô, cũng không nên chạm vào chúng.
Chuyên mục Tư vấn do Vietravel phối hợp cùng VnExpress thực hiện, nhằm giới thiệu đến quý độc giả các điểm đến, đi đâu, ăn gì và kinh nghiệm du lịch. Để cập nhật thêm thông tin và những chương trình du lịch chất lượng cao với ưu đãi hấp dẫn, vui lòng vui cập tại đây hoặc Hotline: 19001839
Cuộc sống như phim của những người du mục cuối cùng ở Mông Cổ Người Kazakh ở phía tây Mông Cổ là một trong những dân tộc sở hữu nền văn hóa du mục cuối cùng còn sót lại của thế giới. Người Kazakh lần đầu tiên di cư đến Mông Cổ vào những năm 1800. Họ là nhóm dân tộc lớn nhất ở phía tây, chiếm 5% tổng số người Mông Cổ. Gia súc là nguồn...