Bộ tộc dùng ‘thần điểu’ để săn thú
Đại bàng được coi là chúa tể bầu trời với sải cánh lên tới hơn 2m và trọng lượng 6 – 7kg.
Phía tây của Mông Cổ có tộc người Kazakh, là con cháu của người Mông Cổ, có tài thuần hóa loài đại bàng khổng lồ, mà họ gọi là ‘thần điểu’.
Từ thế kỷ XV, tộc người này đã sáng tạo ra cách kiếm sống rất độc đáo, đó là thuần hóa các chú đại bàng vàng để săn bắt thay con người.
Đại bàng vàng là loài chim dũng mãnh, được coi là chúa tể bầu trời với sải cánh lên tới hơn 2m và trọng lượng khi trưởng thành khoảng 6 – 7kg.
Người ta thường chọn các chú chim cái để thuần hóa vì chúng có độ dẻo dai hơn chim đực.
Đại bàng vàng có tầm nhìn xa gấp 8 lần con người. Vậy nên, khi đã phát hiện ra con mồi, thì con mồi đó khó có thể thoát khỏi nanh vuốt của chúng.
Trong môi trường tự nhiên, đại bàng vàng có thể sống tới 50 năm.Tuy nhiên, con người chỉ sử dụng chúng 10 – 13 năm rồi thả chúng về tự nhiên.
Việc thuần hóa đại bàng là một quá trình cực kỳ vất vả, đòi hỏi con người phải kiên trì, nhẫn nại, khéo léo mới có thể thành công.
Khi bắt được một chú đại bàng, việc đầu tiên của người thuần hóa là dùng một miếng da hoặc một miếng giẻ tối che mắt chú chim lại để chúng không quan sát được.
Video đang HOT
Sau đó, sẽ cho chúng đứng trên một cành cây, khúc gỗ hay dây thép. Người ta không cho chúng ăn gì trong nhiều ngày, cho đến khi chú chim kiệt sức vì đói và rơi xuống đất.
Người huấn luyện chỉ tiếp sức cho chúng bằng nước trà hoặc nước lọc. Thời gian chú chim phải nhịn đói ít nhất nửa tháng.
Sau thời gian thử thách đại bàng sẽ được chủ nhân thưởng cho những miếng thịt tươi. Tuy nhiên, việc cho các chú chim ăn trong thời điểm này cũng cần phải tính toán, theo dõi kỹ lưỡng.
Họ đặt những miếng thịt tươi lên vai mình và để cho con vật tự tiến lại gần thưởng thức. Mỗi ngày lượng thức ăn được tăng lên một chút. Họ không cho chúng được ăn thỏa sức.
Vì thế, khi nhìn thấy thịt chúng trở lên cuống quýt, thèm khát.
Không chỉ huấn luyện để các chú chim có phản xạ thèm thịt mãnh liệt, người ta còn huấn luyện chúng phân biệt thịt dê, cừu, những vật nuôi trong nhà với các con thú khác.
Đại bàng chỉ được phép tấn công các con thú hoang dã mà không được phép đụng tới vật nuôi của làng và trẻ em.
Mỗi khi tổ chức đi săn, những người đàn ông trong làng mang theo ‘vũ khí’ của mình, là những con đại bàng. Khi nhìn thấy con mồi, người huấn luyện sẽ thả đại bàng.
Với ánh mắt tinh nhanh, cú lao thần tốc, con chim sẽ tấn công vào xương sống của con vật. Khó có con mồi nào thoát khỏi bộ móng vuốt sắc tựa dao của loài chim này.
Chủ nhân chỉ việc ngồi một chỗ đợi ‘thợ săn’ mang sản phẩm về. Chỉ cần một chú đại bàng làm việc mỗi gia đình có thể sống dư giả.
Hiện nay, duy nhất bộ tộc Kazakh còn duy trì, bảo tồn được truyền thống thuần hóa đại bàng để săn thú.
Theo VTC
Loạt ảnh ấn tượng về cuộc sống bí mật của loài kiến
Qua loạt ảnh của nhiếp ảnh gia Joni Niemel, người xem có thể tự mình vén lên bức màn về cuộc sống bí mật của loài kiến.
Nhiếp ảnh gia Joni Niemel đã theo dõi, ghi lại hình ảnh về cuộc sống bí mật của loài kiến nhỏ bé trong nhiều năm. Những hình ảnh của Joni không giống như những nhiếp ảnh gia khác chụp chi tiết hay cận cảnh loài kiến bé nhỏ.
Mỗi bức ảnh của Joni giống như một câu chuyện thực sự, một khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời của một cá thể kiến. Đây là một trong những hình ảnh mà Joni tâm đắc nhất, ghi lại khoảnh khắc một con kiến phun ra axit có trong cơ thể nó.
Theo Joni, có thể con kiến cảm thấy bị đe dọa khi tay của Joni phất qua nó, nó đã tự vệ bằng cách bắn ra dòng axit gây bỏng da để tự vệ và Joni nhanh tay ghi lại được khoảnh khắc này.
Thông thường, cơ chế bảo vệ của một số loài kiến sẽ được phóng thích khi nó ghi nhận được các chuyển động bất thường xung quanh.
Vì quá bé nhỏ, loài kiến thường ít được chú ý, thậm chí chúng còn bị lãng quên trong vương quốc động vật. (Nguồn Bored Panda)
Trong thực tế, cuộc sống của loài kiến có rất nhiều điều thú vị đáng để tìm hiểu và nghiên cứu. (Nguồn Bored Panda)
Có thể mọi người đều đã biết loài kiến nổi tiếng chăm chỉ, đoàn kết, kỷ luật nhưng sự thực không phải tất cả những con kiến đều chăm chỉ như danh tiếng của chúng.
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra khoảng 20% cá thể loài kiến sống rất vô ích. Chúng được gọi là "kiến lười biếng", chúng thích ăn chơi và nhìn ngắm phong cảnh.
Ngay cả khi lười biếng như thế nhưng khi chết, chúng vẫn được đối đãi công bằng. Chỉ cần khi chết đi, cơ thể chúng tiết ra một hoạt chất hóa học có tác dụng thông báo cho những con kiến khác rằng chúng đã chết, những con kiến khác sẽ di chuyển xác của kiến đã chết đến khu vực chôn cất riêng của đàn.
Thú vị hơn, chỉ có hai loài sinh vật trên Trái đất được biết là thuần hóa những loài khác để sử dụng vào mục đích của mình đó là con người và loài kiến.
Theo ghi nhận, có 14 loài kiến trên thế giới được biết đến là loài nô dịch và sai bảo các loài kiến khác làm việc.
Thế nhưng, dù có làm việc vất vả thế nào, trong cuộc sống của loài kiến cũng có những giây phút yên bình và đẹp đẽ đến nhường này.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Màn đối đầu ngoạn mục giữa đại bàng và rắn độc Thua trận nhưng không nản chí, đại bàng dũng mãnh quay lại trả thù loài rắn một cách ngoạn mục. (Nguồn Dailymail) Nhiếp ảnh gia Druvadeep Kusumaharan ở Bangalore, Ấn Độ đã ghi lại được những khoảnh khắc cực ấn tượng khi đại bàng dũng mãnh quyết chiến với rắn độc và trả thù loài rắn một cách ngoạn mục (Nguồn Dailymail) Theo...