Bộ tộc có cách làm đẹp đau đớn nhất hành tinh
Nhiều bộ tộc ở Ethiopia quan niệm,người phụ nữ nào càng có nhiều sẹo càng được coi là… đẹp và được cộng đồng vị nể. Chứng kiến một buổi lễ tạo sẹo của các bộ tộc thổ dân nơi đây khiến người xem rùng mình, toát mồ hôi!
Những vết sẹo lồi là một đặc trưng dễ thấy ở các thổ dân thuộc bộ tộc Bodi, Mursi, Surma… ở đất nước Ethiopia. Đối với họ, những vết sẹo này có vai trò giống như những món đồ trang sức. Đây có lẽ là truyền thống làm đẹp đau đớn nhất hành tinh.
Những vết sẹo trên cơ thể được coi là một phần của văn hóa truyền thống nơi đây, biểu trưng cho cái đẹp, cho sự trưởng thành.
Tập tục làm đẹp này không chỉ tồn tại trong các bộ tộc thổ dân ở Ethiopia mà còn xuất hiện ở một vài quốc gia Châu Phi khác như Uganda, Sudan… Đối với các bộ tộc áp dụng cách làm đẹp này, họ coi việc một cá nhân chịu đựng sự đau đớn khi tạo sẹo chính là bằng chứng của việc người đó đã trưởng thành.
Một phụ nữ thuộc bộ tộc Surma ở Ethiopia khoe ra những vết sẹo lồi, khuyên bấm.
Tạo sẹo lồi, bấm khuyên, đeo đĩa môi… Tất cả đều là những cách làm đẹp đau đớn.
Một người đàn ông thuộc bộ tộc Mursi với những vết sẹo lồi trên ngực. Người Mursi coi những vết sẹo này là biểu tượng của cái đẹp và sức mạnh.
Không chỉ tạo sẹo trên thân mình, người ta còn tạo sẹo trên mặt.
Những tập tục làm đẹp đau đớn này được cho là có nguồn gốc sâu xa từ lịch sử, khi đó, các bộ tộc còn thường xuyên tấn công lẫn nhau để tranh giành đất đai, cướp bóc tài sản. Việc sớm chịu đựng những đau đớn về thể xác được coi như những bài tập dượt đầu tiên về sự chịu đựng gian khổ, thương tích trong chiến đấu.
Nhiếp ảnh gia người Pháp Eric Lafforgue đã tới một vài nước Châu Phi như Ethiopia, Sudan để có thể ghi lại những hình ảnh ấn tượng về tập tục làm đẹp kỳ lạ này.
Video đang HOT
Đã có lần, Lafforgue được chứng kiến tận mắt một buổi lễ tạo sẹo của người dân địa phương, tại buổi lễ này, người ta dùng những chiếc gai, mũi dao để tạo thành những vết thương, khi vết thương lành, chúng sẽ tạo thành những vết sẹo lồi.
Điều đặc biệt là đối với người dân nơi đây, bắt đầu từ tuổi 12, các cô bé, cậu bé đã có thể coi là những “thanh niên trưởng thành”.
Tại buổi lễ mà anh Lafforgue được chứng kiến, một cô bé 12 tuổi là nhân vật chính, cô thể hiện sự trưởng thành của mình bằng cách chịu đựng vết thương trong suốt 10 phút của buổi lễ mà không hề kêu la, khuôn mặt cũng không thể hiện bất cứ sự đau đớn nào. Chứng kiến một buổi lễ như vậy có thể khiến nhiều người phải rùng mình vì sợ.
Sau buổi lễ, anh Lafforgue có gặp cô bé để hỏi sự chịu đựng này có quá với cô bé không, cô bé thú thật rằng cô đau đến suýt ngất, nhưng cố phải tỏ ra dũng cảm bởi bất cứ phản ứng nào thể hiện sự đau đớn đều sẽ là một nỗi xấu hổ của cả gia đình.
Vị trí của các vết sẹo ở các bộ tộc khác nhau cũng khác nhau. Bộ tộc Surma thường tạo sẹo ở mặt, đầu, hay ngực còn bộ tộc Dassanech thường tạo sẹo ở vai.
Một cô bé thuộc bộ tộc Surma với vết sẹo trên đầu.
Phương pháp tạo sẹo rất đau đớn, người ta thường dùng gai và dao làm rách da.
Dù đau đớn đến nhường nào, nhân vật chính của buổi lễ trưởng thành cũng không được nhăn nhó bởi điều này bị coi là nỗi xấu hổ của cả gia đình.
Sau khi làm rách da, người ta thường rắc lên vết thương một chút nhựa cây hoặc bột tro để đảm bảo khi vết thương liền lại, nó sẽ là những vết sẹo lồi.
Người phụ nữ ở bộ tộc Surma với đôi môi bị biến dạng sau khi tháo chiếc đĩa gốm vốn thường được lồng vào môi để “làm đẹp”.
Những người càng có nhiều họa tiết trên mình càng được nể phục.
Phụ nữ không bị bắt buộc phải thực hiện lễ trưởng thành. Tuy vậy, một khi đã chấp nhận làm lễ trưởng thành, họ phải tỏ ra gan dạ.
Đa số phụ nữ nơi đây thích tạo sẹo trên người bởi đó được coi là biểu tượng của cái đẹp.
Những họa tiết sẹo lồi trên mặt thường có kích thước nhỏ.
Xăm mặt cũng khá phổ biến và thường thấy ở phụ nữ, nó được coi như một cách trang điểm.
Người dân ở nhiều bộ tộc thuộc Ethiopia đã gìn giữ tục lệ này từ rất lâu.
Cách bố trí và thiết kế hình xăm có thể tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người.
Những vết sẹo đôi khi còn là đặc trưng giúp nhận ra một người thuộc bộ tộc nào. Chẳng hạn như những vết sẹo chạy ngang trán như thế này là dấu hiệu của bộ tộc Nuer.
Người đàn ông này chắc chắn sẽ nhận được cái nhìn kính nể từ những người xung quanh.
Những vết sẹo chạy khắp mặt như thế này là dấu hiệu nhận biết người của bộ tộc Toposa.
Theo Dantri
Vụ máy bay quân sự Mỹ bị nã đạn: Obama cảnh báo hành động thêm
Tổng thống Obama ngày 22/12 tuyên bố Mỹ đã triển khai thêm khoảng 46 binh sỹ tới Nam Sudan và sẽ hành động tiếp nếu cần thiết sau khi 3 máy bay quân sự Mỹ bị nã đạn, làm 4 quân nhân Mỹ bị thương.
Mỹ khuyến cáo công dân rời Nam Sudan ngay lập tức.
Hôm thứ bảy vừa qua, những tay súng chưa rõ danh tính đã bắn vào 3 chiếc máy bay quân sự CV-22 Osprey, khi chúng đang tiến vào thành phố Bor, do phe nổi dậy đang chiếm giữ. Vụ việc làm 4 quân nhân Mỹ bị thương và buộc máy bay phải hủy bỏ sứ mệnh sơ tán người Mỹ và hướng tới Uganda.
Obama cho biết các binh sỹ được triển khai vào ngày thứ bảy nằm trong đơn vị với khoảng "xấp xỉ 46" thành viên, nhằm hỗ trợ sơ tán công dân Mỹ, trong bối cảnh có nhiều lo ngại Nam Sudan có thể rơi vào nội chiến.
"Sau khi các máy bay bị nã đạn khi đang tiến tới Bor, hoạt động đã bị rút lại do những cân nhắc về an ninh. Các máy bay và các quân nhân trên máy bay đã rời Nam Sudan mà không hoàn thành nhiệm vụ", ông Obama cho biết trong một lá thư gửi quốc hội Mỹ.
Số binh sỹ được triển khai thêm gia nhập cùng 45 binh sỹ đã được phái đến trong tuần, nhằm giúp bảo vệ công dân, nhân viên và tài sản tại sứ quán Mỹ ở thủ đô Juba.
"Khi theo dõi tình hình ở Nam Sudan, tôi có thể có hành động thêm để hỗ trợ an ninh cho công dân, nhân viên và tài sản của Mỹ, trong đó có sứ quán của ta, ở Nam Sudan", ông Obama cho biết thêm. "Tôi đánh giá cao sự ủng hộ của quốc hội đối với những hành động này."
Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết người Mỹ đã được sơ tán an toàn khỏi Bor tới thủ đô Juba trên trực thăng Liên hợp quốc và dân sự Mỹ.
Khoảng 380 quan chức và công dân Mỹ, cùng với 300 công dân nước khác, cho đến nay đã được sơ tán tới Nairobi, Kenya, và các nơi khác trên 4 chuyến bay thuê và 5 máy bay quân sự. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng kêu gọi công dân Mỹ rời Nam Sudan ngay lập tức.
Trong khi đó, Obama kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Nam Sudan, cảnh báo đất nước đang gần kề nội chiến và Mỹ và đồng minh sẽ chấm dứt quan hệ ngoại giao và ủng hộ kinh tế đối với nước này nếu có đảo chính quân sự.
Theo Dantri
V-22 Ospreys Mỹ dính đạn tại Nam Sudan, 4 lính bị thương Ngày 21-12, ba chiêc may bay quân sư cua My đươc triên khai tơi Nam Sudan hô trơ hoat đông di tan tai khu vưc do quân nôi dây kiêm soat đa bi tân công, lam 4 linh My bi thương. Theo cac quan chưc My va Uganda, 3 chiêc may bay quân sư My đang nô lưc ha canh xuông Bor, môt...