Bộ tộc bí ẩn tại Amazon lần đầu tiên được ghi hình, biệt lập xuyên suốt lịch sử con người
Và tin mừng là các nhà khoa học đã tìm ra cách ghi lại những hình ảnh này mà không cần tiếp xúc hoặc đánh động đến bộ tộc.
Khoa học thường bảo rằng rừng rậm Amazon là một nơi vẫn còn quá nhiều điều bí ẩn. Từ hệ sinh thái, đời sống sinh vật phong phú, cho đến những con quái vật ẩn giấu trong những góc khuất như Anaconda và báo đen, tất cả đều có những bí ẩn chưa thể khám phá hết.
Một trong những bí ẩn của rừng Amazon chính là những bộ tộc thổ dân hàng chục, hàng trăm năm không liên hệ với thế giới bên ngoài. Họ sống lẩn tránh tất cả, sống như thời kỳ đồ đá dựa vào săn bắt – hái lượm.
Và mới đây, các nhà khoa học từ Funai – cơ quan dành cho các bộ tộc thiểu số tại Brazil đã cho công bố những thước phim đầu tiên về một bộ tộc thổ dân Amazon. Đoạn phim được ghi lại tại một trong những khu vực rậm rạp nhất của rừng Amazon, nằm ở rất xa phía tây Bắc Brazil.
Đó là một cộng đồng thổ dân gồm 16 người. Theo Funai thì tộc người này chưa từng tiếp xúc với thế giới bên ngoài, ít nhất là với những gì được bộ ghi lại.
Thước phim đầu tiên về bộ tộc bí ẩn tại Amazon
Được biết, loạt ảnh và video này được ghi lại trong chuyến thám hiểm năm 2017, nhưng đến nay mới được công bố. Tất cả đều được thực hiện bằng drone quan sát từ trên cao, trong đó có những cảnh rất “đắt”, như một người đàn ông trong tộc đang bước đi với cung tên trên tay, một loại nhà rất thô sơ có tên là maloca, và một dạng vườn trồng trọt loại cây nhìn giống khoai mì.
Tên của bộ tộc này hiện vẫn chưa được xác định. Người phát ngôn từ Funai cho biết đây là nhóm người chưa từng xuất hiện trên bản đồ, và cũng chưa từng liên hệ với thế giới bên ngoài.
Loại nhà của thổ dân có tên là maloca
Nhóm nghiên cứu chia sẻ rằng họ đã phải di chuyển hàng trăm kilomet trong khu vực rộng hàng trăm kilomet vuông, sang tận biên giới với Colombia và Peru mới thu được những hình ảnh quý giá đó. Ngoài ra, họ cũng tìm thấy những vật dụng như rìu đá được cuốn dây leo, một chiếc tù và làm bằng sừng, và một chiếc thuyền khoét ra từ thân gỗ.
Khu vực họ thám hiểm từ trước đến nay có khoảng 6 bộ tộc liên hệ được với thế giới bên ngoài. Nhưng Funai cho rằng ít nhất phải có 16 bộ tộc khác đang sinh sống ở đây mà chưa từng lộ diện.
Những chiếc thuyền độc mộc
Sự kiện này cũng đánh dấu một bước chuyển mình của khoa học công nghệ. Lý do là vì tất cả các thước phim đều được quay bằng drone, và bộ tộc không hề phát hiện ra. Điều này giúp cho cuộc sống của họ không bị xáo trộn, gây ảnh hưởng đến khả năng bảo tồn sắc tộc của quốc gia này.
Hơn nữa, sau khi thu được hình ảnh, nhóm nghiên cứu cũng rút lui mà không đánh động gì đến họ.
“Sử dụng drone cho phép chúng ta tiếp cận họ một cách an toàn.” – Bruno Pereira, một thành viên của Funai cho biết. Đây cũng là lần đầu tiên họ sử dụng công nghệ như drone để làm việc này.
“Ý tưởng chỉ là xác nhận lại sự tồn tại của những tộc người chưa từng biết đến, và cung cấp những biện pháp bảo vệ họ.”
Rìu đá của thổ dân
Đội Funai đã thực hiện chuyến khảo sát này sau khi có thông báo rằng các vụ săn trộm có khả năng gây ảnh hưởng đến sự an toàn của một số tộc thổ dân. Họ cũng tìm thấy các bằng chứng cho thấy dân săn trộm đang tìm cách bắt những loài vật đặc hữu của khu rừng, với rất nhiều cái bẫy được đặt xung quanh sông Amazon.
“Những hình ảnh này sẽ giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ các bộ tộc thiểu số.”
“Chúng tôi tôn trọng sự tách biệt của họ. Họ sẽ sống như thế cho đến khi họ muốn thay đổi, hoặc có tình huống khẩn cấp buộc chúng ta phải liên lạc mà thôi.”
Rừng Amazon được cho là vẫn còn ít nhất 113 bộ tộc chưa từng liên lạc với thế giới bên ngoài, nhưng chỉ 27 bộ tộc được phát hiện, với tổng số là 3000 người.
Tham khảo: Daily Mail
Theo Helino
Hủ tục cắt ngón tay man rợ của bộ tộc Dani ở Indonesia
Bộ tộc Dani ở Indonesia có tục lệ chặt ngón tay của người phụ nữ khi một người thân trong gia đình qua đời. Điều này được xem là hủ tục ghê rợn tồn tại đến ngày nay.
Dani là một bộ tộc thời kỳ đồ đá còn tồn tại đến thế kỷ 21. Bộ tộc này sống ở phía Tây đảo New Guinea, trong thung lũng Baliem, nơi bị ngăn cách bởi dốc núi và rừng rậm ở Indoneisa. Những người này nổi tiếng với nhiều hủ tục man rợ như hun khói người chết thành xác ướp, chặt ngón tay của người phụ nữ để tưởng nhớ người đã khuất trong gia đình. Ảnh: The Sun.
Hủ tục cắt ngón tay được người Dani gọi là Ikipalin. Mỗi khi có một người thân trong gia đình mất đi thì đồng nghĩa với việc người phụ nữ trong gia đình đó sẽ phải chặt đứt một hay hai đốt ngón tay. Hành động này được xem là dã man đối với xã hội phát triển trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, bộ tộc Dani vẫn duy trì phong tục truyền thống này. Ảnh: The Plaidzebra.
Người Dani quan niệm, việc người thân mất đi không chỉ là nỗi đau về tinh thần mà còn là nỗi đau về thể xác. Số lượng đốt ngón tay mất đi, đồng nghĩa với việc người phụ nữ đó đã mất từng ấy người thân. Ảnh: The Sun.
Việc cắt ngón tay được diễn ra trong bí mật và thực hiện ở nơi kín đáo. Người phụ nữ phải mài sắc mảnh đá hay rìu đá rồi vào rừng vắng để chặt cho đốt xương của đốt ngón tay vỡ dập đi. Sau khi xương ngón tay vỡ dập, người phụ nữ sẽ đi về làng, cho mọi người xem phần tay này. Người trong làng sẽ dùng xương ống chân của chim caswari - loài chim lớn như đà điểu - đã được mài bén, cắt lìa đốt ngón tay đã bị dập xương. Ảnh: The Sun.
Vết thương được băng lại bằng lá rừng cho đến khi lành hẳn. Những ngón tay thường bị nhiễm trùng do không được vệ sinh sạch sẽ. Đôi khi, những người phụ nữ này phải làm việc ngay sau khi bị chặt tay, các đốt ngón tay chưa lành bị tiếp xúc nhiều chất bẩn cũng gây tổn thương nghiêm trọng. Dù vô cùng đau đớn và nguy hiểm, song phong tục này đã được người Dani duy trì trong hàng nghìn năm nay và không có ý định thay đổi hay bỏ đi. Ảnh: The Sun.
Người Dani rất coi trọng những người đã khuất, nhất là những người thân trong gia đình. Nếu những người thân mất đi mà số đốt tay không đủ để cắt bỏ, các phần thân thể kế tiếp như vành tai hay mũi sẽ được cắt bỏ. Đó là cách để có thể chứng minh một cách rõ nét nhất tình thương của người ở lại với người đã khuất trong đời sống tinh thần người Dani. Nhưng đây thực chất được coi là một hành động phi nhân tính và coi thường vị trí người phụ nữ. Ảnh: Blog Travelling World.
Người Dani còn có hủ tục ghê rợn khác là ướp xác người đã khuất. Hiện nay, cách ướp xác đặc biệt này đã bị thất truyền. Bộ tộc này chỉ còn lưu giữ vài thi thể đặc biệt của những vị tù trưởng có công với tộc. Ảnh: The Sun.
Theo 2sao.vn
Ngỡ ngàng khi bắt gặp hình ảnh "oái oắm" ở sân bay Đôi lúc chúng ta bắt gặp được những hình ảnh "oái oăm" như thế này ở sân bay. Đi chậm thôi bố ơi, chóng mặt quá. Quay lại Trái Đất mà được chào đón quá. Tiện thể mua đồ về nấu ăn luôn thôi mà. Trong lúc chờ đợi phải kiếm góc khuất chợp mắt tí. Đến khổ với một lúc hai ông...