Bộ tộc bé trai phải chịu đau đớn chết người khi bị rạch da để giống vảy cá sấu
Người Chambri sống gần sông bên hồ Chambri ở Papua New Guinean (PNG). Họ là một bộ tộc gồm những thành viên săn bắn và hái lượm sống nhờ vào cá sông và cao lương. DK vừa cho hay.
Các bé trai ngay từ nhỏ mặc cho khóc thét đã bị rạch da để có những vết sẹo trông giống như vảy cá sấu. Cá sấu đóng một vai trò quan trọng trong nền văn hóa Papua New Guinea. Người ta tin rằng loài bò sát đến từ sông Sepik và sau đó hóa thân trở thành người.
Người đàn ông trưởng thành có vết rạch như cá sấu (Ảnh DK).
Bộ lạc sống bằng săn bắn, hái lượm (Ảnh DK).
Các vết rạch được thực hiện trên da của các bé trai sau đó đất sét và dầu cây được đưa vào các vết cắt. Điều này khiến vết sẹo nhô cao và tạo cho thân thể có nhiều vảy như cá sấu. Những cậu bé ngay khi 11 tuổi đã phải tham gia một nghi lễ lâu đời trên nhằm liên tưởng tới những con cá sấu khiến các em có lớp da vảy tương tự như loài bò sát ẩn nấp dưới nước.
Trước khi tham gia lễ trưởng thành, họ bị cách ly nhiều ngày (Ảnh DK).
Vết thương bị hun khói, bôi dầu cho giống cá sấu (Ảnh DK).
Video đang HOT
Họ giỏi chèo thuyền sông nước (Ảnh DK).
Quá trình đau đớn tột cùng này – đôi khi kết thúc bằng cái chết – nhằm thể hiện tính kỷ luật, sự tập trung và cống hiến, và cách duy nhất mà các chàng trai được phép xoa dịu nỗi đau là nhai một loại cây có khả năng chữa bệnh. Các họa tiết rạch càng dài và rõ nét sẽ chứng tỏ sự trưởng thành của chàng trai. Bên cạnh đó, các vết sẹo cũng được cho là đem đến sự may mắn và mạnh mẽ như cá sấu. Nghi lễ này khá nguy hiểm bởi không ít trẻ nhỏ sẽ mất nhiều máu. Y học kém phát triển khiến không ít người bị nhiễm trùng nặng.
Bé trai thu lượm cao lương (Ảnh DK).
Bộ lạc tin rằng, cá sấu hóa thân thành người (Ảnh DK).
Những bé trai phải trải qua nghi thức đau đớn để đánh dấu tuổi trưởng thành.
Nhiều người tin rằng nếu chúng có thể chịu đựng được nỗi đau, điều đó sẽ khiến các em mạnh mẽ hơn trong cuộc sống sau này.
Các bộ lạc châu Phi vẫn sống du mục, tự cung tự cấp
Châu Phi là lục địa có sức cuốn hút ở mọi nơi, từ thiên nhiên hoang dã đến văn hóa của khoảng 3.000 bộ lạc. Trong đó, các bộ lạc sau độc đáo và nổi tiếng với các đặc điểm riêng.
Ảnh: HubPages.
Dogon: Bộ tộc có khoảng 400.000-800.000 người sống trong những ngôi làng trên cao nguyên thuộc 2 quốc gia Tây Phi Mali và Burkina Faso. Cuộc sống của họ xoay quanh các hoạt động tôn giáo truyền thống (mặc dù hiện nay, một số người Dogon theo Hồi giáo và Thiên chúa giáo). Người Dogon sinh sống bằng cách trồng trọt và chăn nuôi. Họ nổi tiếng về nghệ thuật và kiến thức thiên văn.
Ảnh: Bedouin.
Bedouin: Người Bedouin là những người du mục gốc Ả Rập sống ở Đông Bắc châu Phi, sau đó lan rộng khắp Iraq và bán đảo Ả Rập. Tên bộ lạc bắt nguồn từ tiếng Ả Rập "badawi" có nghĩa là "người sống trên sa mạc". Phần lớn người Bedouin theo đạo Hồi. Họ chăn dê và lạc đà để kiếm sống.
Ảnh: Science Source.
Mbenga: Những người lùn Pygmy (dân tộc, sắc tộc mà chiều cao thấp một cách khác thường) được biết đến nhiều nhất là người Mbenga sống ở lưu vực Tây Congo. Họ là những người săn bắn hái lượm, cuộc sống phụ thuộc phần lớn vào những sản vật có trong rừng. Người Mbenga trao đổi với hàng xóm để lấy những thứ khác mà họ cần. Người ta phỏng đoán có khoảng nửa triệu người Mbenga sống trong rừng nhiệt đới Congo.
Ảnh: Answersafrica.
Yoruba: Người Yoruba hầu như chỉ sống ở vùng Tây Nam của Nigeria. Với số lượng hơn 40 triệu người, họ là bộ tộc lớn nhất ở Tây Phi. Tại khu vực trung tâm rộng lớn của thành phố Lagos, người Yoruba tập trung sinh sống rất nhiều, họ có lối sống khá hiện đại và ngôn ngữ là phương thức đơn giản để nhận biết người của bộ lạc tại đây. Mặc dù trong vùng sinh sống rộng lớn của người Yoruba có các thị trấn, nhiều người trong số họ vẫn sống cuộc sống tự cung tự cấp theo truyền thống nông thôn.
Ảnh: East Africa Eco Tour.
Hamer: Ethiopia thu hút số lượng khách du lịch ngày càng tăng và một trong số nhiều sức hút đối với du khách quốc tế là các bộ lạc ở thung lũng Omo phía nam đất nước. Người Hamer là một bộ tộc sống trong thung lũng màu mỡ này. Họ chủ yếu là những người sống du mục, công việc chính là chăm sóc gia súc. Vì vậy, gia súc có vai trò quan trọng trong văn hóa của người Hamer. Đặc biệt, nghi lễ nhảy bò kỳ lạ của họ rất nổi tiếng.
Ảnh: Micato Safaris.
Maasai: Bộ tộc nổi tiếng nhất ở Đông Phi là Maasai. Trong văn hóa Maasai, họ tin rằng thượng đế tạo ra gia súc cho bộ lạc và họ là người trông coi tất cả gia súc trên thế giới. Cuộc sống của họ xoay quanh việc chăn thả những đàn bò lớn. Bò cũng đóng vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng Maasai. Săn sư tử bằng cách chỉ sử dụng giáo sắt làm vũ khí từng là nghi lễ mà những người đàn ông Maasai trẻ phải thực hiện trong nhiều thập kỷ trước.
Ảnh: Seek & Scribe.
Hadzabe: Bộ lạc Hadzabe ở Tanzania là một trong những nhóm người du mục đích thực cuối cùng. Đàn ông Hadzabe săn bắn bằng cung tên trong khi phụ nữ tìm kiếm các loại quả và trái cây ăn được. Khách du lịch thích phiêu lưu có thể đi du lịch cùng họ trong các chuyến di cư hay săn bắn.
Ảnh: Matador Network.
San: Thường được biết đến với cái tên "Bushmen of the Kalahari", người của bộ lạc San đã phát triển các kỹ năng để săn bắn và sinh tồn trong vùng đất sa mạc dường như hoàn toàn cằn cỗi. Kỹ năng đi săn của họ rất nổi tiếng với cung tên và mũi tên tẩm độc. Họ sống trên khắp Nam Phi ở các nước như Botswana, Angola và Zimbabwe. Người San sống ở các khu vực khác nhau có sự khác biệt đáng kể về ngôn ngữ nhưng kỹ năng sinh tồn là đặc điểm chung của tất cả người trong bộ lạc này.
Dấu chân 14.000 năm tuổi ghi lại chuyến đi chơi của một gia đình thời kỳ đồ đá Thời kỳ đồ đá đã để lại vố số dấu vết khám phá cho các nhà khảo cổ học. Mới đây, bộ dấu chân 14.000 năm tuổi của một gia đình cổ đại miền bắc Italia trong một chuyến thám hiểm hang động đang nhận được sự quan tâm của giới chuyên môn. Các dấu vết được lưu lại trong một lớp đất...