Bộ tộc ăn tro cốt người chết trong rừng Amazon
Tại khu rừng nhiệt đới Amazon, có bộ tộc Yanomami với phong tục rùng rợn hỏa thiêu người chết thành tro rồi ăn.
Xiên đũa tre qua môi, mũi
Yanomami là một bộ tộc sống tương đối cô lập ở Nam Mỹ. Họ sống trong các rừng nhiệt đới Amazon ở vùng núi phía Bắc Brazil và miền Nam Venezuela.
Lần đầu tiên, họ được phát hiện từ những năm 1929, nhưng hầu như người Yanomami không có bất cứ liên lạc gì với thế giới bên ngoài. Họ vẫn sống hoang dã và du mục, liên tục di chuyển như hàng ngàn năm trước. Vì thế, trong suy nghĩ của họ như chưa hề có sự hiện diện của thế giới văn minh.
Một bé gái bộ tộc Yanomami xiên que tre vào môi và mũi.
Những báo cáo gần đây cho thấy, bộ lạc Yanomami còn khoảng gần 20 nghìn người, sống rải rác khắp cánh rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Venezuela. Họ sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau, tùy từng huyết thống gia đình, như ngôn ngữ Yanoma, Sanuma, Ninam và Yanam. Dù ngôn ngữ khác nhau nhưng họ vẫn có thể nghe và hiểu nhau.
Các gia đình thuộc bộ tộc Yanomami sống tập trung dưới một mái nhà lợp lá cọ rất lớn và nằm sâu trong rừng. Kết cấu nhà theo kiểu hình tròn, ở giữa có một khoảng trống rộng lớn không mái che dành cho những hoạt động như lễ hội, lễ nghi và sân chơi sinh hoạt chung.
Video đang HOT
Có mái nhà chứa đến 400 người, trong đó gồm nhiều gia đình có huyết thống gần nhau nhất cùng sinh sống. Mỗi gia đình đều có bếp riêng, vừa để nấu ăn vừa để sưởi ấm. Khi màn đêm buông xuống, những chiếc võng bắt đầu được treo gần những bếp lửa. Hôn nhân của người Yanomami vẫn theo chế độ đa thê.
Điều đặc biệt, bộ tộc này rất tôn trọng quyền bình đẳng và cho đó như một quyền năng tối cao mà bề trên đã ban cho con người. Họ không chấp nhận sự gia trưởng, áp đặt, mọi quyết định phải dựa trên sự đồng thuận của nhiều người, ai cũng có tiếng nói của mình trong bộ tộc.
Cũng giống như các bộ tộc khác của khu rừng Amazon rộng lớn và hoang dại, vai trò của nam và nữ cũng khác nhau và được phân chia một cách rõ rệt. Phương thức sản xuất của họ không có nhiều thay đổi so với thời kỳ Đồ đá: Săn bắt và hái lượm. Bên cạnh đó, người Yanomami biết trồng thêm các loại cây rau củ quả thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày. Đàn ông Yanomami là những thợ săn cừ khôi.
Họ có nhiệm vụ đi săn vào tít trong rừng sâu khoảng một đến hai tuần mới trở về. Những loài thú mà thổ dân nơi đây ưa thích như lợn lòi, hươu, khỉ và một số các động vật nhỏ khác. Trong khi đó, người phụ nữ hái lượm và trồng thêm khoảng 60 loại cây khác trong vườn. Đặc biệt, mật ong rừng là nguồn thực phẩm quan trọng, không thể thiếu của người Yanomami.
Cho đến nay, người dân bộ tộc kỳ dị này vẫn ăn mặc theo truyền thống, cả đàn ông và đàn bà thường ở trần và chỉ che phần dưới bằng một mảnh vải nhỏ màu đỏ. Cả trẻ con cho đến người già đều trang trí cơ thể bằng các hình vẽ quái dị màu đen đỏ và cài thêm lông trên đầu. Đặc biệt, vào những dịp lễ quan trọng, người Yanomami xiên những chiếc đũa tre qua mũi, cằm hay miệng để tăng phần hấp dẫn.
Giống như các bộ tộc khác đang tồn tại, thế giới tâm linh luôn là một phần không thể thiếu trong đời sống của người Yanomami. Mọi tạo vật gắn liền với đời sống sinh hoạt, thậm chí những thứ tưởng chừng vô tri vô giác với thế giới văn minh họ cũng cho rằng có linh hồn trong đó, như những hòn đá, cây, núi rừng,…
Vì niềm tin này mà đôi khi họ tin rằng chính những tạo vật đó có khi gây ra những tai họa và bệnh tật cho dân làng. Tồn tại trong đời sống tâm linh của người Yanomami có sự hiện diện của một vị pháp sư, người đóng vai trò quan trọng trong thế giới tâm linh của người Yanomami. Họ tin rằng, pháp sư chính là người được đấng tối cao gửi gắm và bảo vệ dân làng khỏi bệnh tật và thú dữ.
Ngôi nhà của người Yanomami nhìn từ trên cao xuống.
Rùng rợn ăn tro cốt người quá cố
Khi một người Yanomami chết đi, phản ứng đâu tiên của những người đàn ông trong bộ tộc là sự tức giận đến sôi máu. Họ không tin cái chết của người trong bộ tộc do tự nhiên mà do linh hồn ma quỷ ám vào bởi một pháp sư của một bộ tộc thù địch. Cũng bởi niềm tin này mà những bộ tộc nằm sâu trong cánh rừng Amazon thường xảy ra những cuộc thánh chiến ác liệt và đẫm máu.
Nghi thức tang lễ của người Yanomami được chia làm ba nghi lễ và diễn ra ngay tại vị trí đống lửa đặt người quá cố trên giàn thiêu. Nghi lễ đầu tiên người Yanomami thể hiện sự tức giận đến tột cùng đối với người chết. Nghi lễ tiếp theo là sự tiếc thương, đau buồn khóc lóc.
Nghi lễ cuối cùng là hỏa táng người quá cố. Họ không chôn người chết, bởi cho rằng nếu làm vậy có nghĩa là bộ tộc đã từ bỏ một người con và sự chôn cất chỉ là sự phân hủy xác thịt, chứ không phải giải phóng linh hồn.
Khi mặt trời đã lặn hẳn, người Yanomami sẽ tiến hành hỏa táng người quá cố. Xác chết được đặt lên một giàn củi lớn. Tộc trưởng sẽ thay mặt bộ lạc châm lửa đưa người chết về với thế giới bên kia. Họ tin vào sự tồn tại của thế giới bên kia. Ở đó linh hồn con người sẽ siêu thoát sau khi qua đời.
Trong thời gian thiêu, những người đàn ông sẽ ở bên đống lửa trông coi suốt ngày đêm. Họ liên tục mồi thêm củi khô để xác chết được “về thế giới bên kia” nhanh chóng. Đặc biệt, những người đàn ông có mặt trong buổi hỏa táng phải tắm rửa sạch sẽ, lau sạch mọi vật dụng cá nhân; kể cả con dao và cung tên đeo bên hông cũng phải lau chùi sạch sẽ.
Việc hỏa táng xong xuôi, những bộ phận cơ thể sẽ được phân chia thành từng phần khác nhau. Một phần người thân mang về chôn dưới bếp lửa gia đình nhà mình. Phần đem nghiền và giã vụn bằng chiếc cối gỗ dành cho nam và nữ riêng.
Phần tro cốt sau khi nghiền thành bột sẽ đựng trong vỏ của một loại quả khô và bên ngoài được bảo vệ bằng chiếc giỏ và được cất giữ ở một nơi trang trọng trong nhà. Khoảng một năm sau, người Yanomami sẽ đem tro cốt người chết ra trộn vào thức ăn, trong đó có món chính là chuối nấu. Đây là món ăn chính trong ngày giỗ tưởng nhớ người quá cố.
Hủ tục ăn uống tro cốt của người quá cố được xem là man rợ đối với thế giới văn minh. Nhưng với người Yanomami, điều đó thể hiện sự đau xót và quý mến với người quá cố. Họ cho rằng, tro cốt của người chết hòa quyện vào cơ thể người sống, linh hồn của người đó sẽ được tiếp thêm sức mạnh, quyền năng để trải qua mọi kiếp nạn trên đường về thế giới bên kia. Hơn nữa, làm như thế người ở lại có thể giữ người thân yêu của mình mãi mãi.
Ngoài những món ăn được trộn tro cốt của người chết, đàn ông của bộ tộc có một cách thưởng thức riêng bằng cách nhét tro cốt vào ống nứa rồi một người thổi, một người hít thật sâu vào trong mũi. Theo họ, đó cũng là một cách để lưu giữ một phần linh hồn của người đã chết ở lại.
Theo Nguoiduatin
Tìm thấy hộp tro cốt sau 17 năm qua đời
Một hộp tro cốt vừa được tìm thấy đằng sau trạm rửa xe OB Suds ở San Dieo, Mỹ. Mảnh giấy dính trên lọ có ghi tên người chết là Henry Efebvre, qua đời năm 1995. Điều này có nghĩa Efebvre được hỏa thiêu cách đây 17 năm.
Cô Liz Greene đến từ Hội Ocean Beach Mainstreet (hội chuyên lưu giữ các vật chưa tìm thấy chủ sở hữu) hiện đang giữ lọ tro cốt này cho đến khi tìm thấy người sở hữu. Mọi thông tin Greene biết là tên người chết, sinh ra tại Arizona vào năm 1901 và mất năm 1995 tại Newport Beach (California, Mỹ). Nhưng thông tin này không giúp cô tìm được người thân nhân của người quá cố. Cô Greene nói: "Tôi đã rất sốc khi nhìn thấy hộp tro cốt này. Thật kỳ lạ và tôi rất lo vì chiếc hộp bám đầy bụi. Tôi muốn thắc mắc là vì sao hộp tro lại ở trạm rửa xe, vì sao đến bây giờ người ta mới phát hiện ra hộp tro cốt dễ thấy này?".
Theo TTVN
Kỳ quái bộ tộc đầu dài ở Congo Trong quan niệm về cái đẹp của bộ tộc Mangtebu (Cộng hòa Dân chủ Congo), đầu của ai càng dài thì càng đẹp và cũng chứng tỏ người đó cao quý và thông minh hơn những người khác. Bởi vậy, từ khi mới 1 tháng tuổi, những đứa trẻ đã được các bà mẹ áp dụng phong tục làm đẹp kỳ quái bằng...