Bộ TN-MT yêu cầu tiêu hủy hải sản nhiễm độc đúng quy trình
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) vừa có văn bản hướng dẫn 4 tỉnh miền Trung thực hiện quy trình tiêu hủy hải sản nhiễm độc đảm bảo theo quy định về bảo vệ môi trường.
Các cơ quan liên ngành tỉnh Quảng Trị kiểm tra và niêm phong 20 tấn cá bị nhiễm Phenol (Ảnh: Đ.Đức)
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về thống kê, chi trả tiền bồi thường thiệt hại và các giải pháp ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh cho nhân dân 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có Văn bản số 5536/BTNMT-TCMT hướng dẫn các tỉnh thực hiện quy trình tiêu hủy hải sản nhiễm độc đảm bảo theo quy định về bảo vệ môi trường.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh triển khai hỗ trợ, đền bù cho người dân và niêm phong số lượng hải sản nhiễm độc để phục vụ công tác tiêu hủy.
“Tổ chức triển khai tiêu hủy hải sản nhiễm độc theo đúng quy trình và tiêu chí xử lý hải sản nhiễm độc bằng phương pháp chôn lấp an toàn do Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn và báo cáo kết quả việc tiêu hủy về Bộ trước ngày 5/12/2016″- văn bản nêu rõ.
Quy trình hướng dẫn nêu rõ các yêu cầu về hố chôn lấp; bảo đảm hải sản nhiễm độc phải được cho vào thùng kim loại hoặc thùng nhựa đậy kín, có nắp chống được va đập, không bị rò rỉ khi vận chuyển; thu gom, vận chuyển hải sản nhiễm độc bằng phương tiện vận chuyển bảo đảm không rơi vãi, rò rỉ trong quá trình vận chuyển về địa điểm chôn lấp; việc tiêu hủy phải bảo đảm vệ sinh môi trường và có cắm biển báo để người dân biết không đến gần khu chôn lấp.
Video đang HOT
Kinh phí tiêu hủy hải sản nhiễm độc được sử dụng từ nguồn hỗ trợ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các tỉnh lập kế hoạch cụ thể về việc tiêu hủy hải sản nhiễm độc, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm, đơn vị chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển hải sản nhiễm độc đến nơi tiêu hủy; báo cáo Bộ trước ngày 26/11/2016. Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương làm đầu mối phối hợp với Bộ để giám sát quá trình tiêu hủy.
Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội ngày 16/11 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định “biển miền Trung an toàn trên cơ sở phân tích trầm tích, nước đáy, nước mặt”.
Đối với những chất vấn xoay quanh việc phục hồi hệ sinh thái, môi trường biển miền Trung cũng như khu vực lân cận, Bộ trưởng Hà cho rằng việc phục hồi cần thời gian và có sự hỗ trợ của con người. Đồng thời với việc hỗ trợ công ăn việc làm, trong quá trình hồi phục hệ sinh thái cũng chú ý tới việc tạo sinh cảnh phong phú để thành tài nguyên trong tương lai, phát triển dịch vụ du lịch.
“Chúng tôi đã có cơ sở đầy đủ đánh giá về tổn thương sinh thái chuyển cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cùng người dân phục hồi môi trường biển, tạo ra công ăn việc làm mới”- ông Hà thông tin.
Thế Kha
Theo Dantri
Bộ trưởng TN-MT khẳng định biển miền Trung đã an toàn
Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định môi trường biển 4 tỉnh miền Trung đã an toàn, tất cả hoạt động du lịch, nuôi trồng thủy sản có thể diễn ra.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà (ảnh chụp màn hình)
Sang 16.11, Quôc hôi danh thơi gian đê Bô trương Bô Tai nguyên va Môi trương Trân Hông Ha tiêp tuc tra lơi khoang 30 câu hoi ma đai biêu đã chât vân bô trương tư chiêu 15.11.
Trong đó, sư cô ô nhiêm môi trương nghiêm trong do Fomorsa gây ra la môt trong nhưng vân đê đươc nhiêu đai biêu quan tâm nhât. Các đại biểu chất vấn bộ trưởng về việc khi nào Bộ công bố 100% biển, hải sản 4 tỉnh miền Trung an toàn, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc sai phạm của Formosa.
Bộ trưởng Trân Hông Hà cho biết các đại biểu nêu có việc thanh tra Formosa và đúng là Bộ TN-MT đã kiểm tra, thanh tra và xác nhận thời điểm đó Formosa đang trong quá trình thi công xây dựng nên kết luận thanh tra chưa chỉ ra được sai sót.
Về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, bộ trưởng cho biết các tổ chức, cá nhân liên quan đã xin lỗi nhân dân, Chính Phủ và đã đền bù. Chính phủ cũng yêu cầu kiểm điểm, xem xét nghiêm túc không né tránh đối với các tổ chức, cơ quan, cá nhân.
Bộ TN-MT đã tiến hành kiểm điểm ngay với tập thể nhiệm kỳ 2010-2015. Bộ kiểm điểm nghiêm túc từ cấp dưới lên cấp trên và hiện đang trình xem xét xử lý đối với người ở cấp trên. Theo trình tự xử lý thì Bộ sẽ công bố công khai đến nhân dân khi có kết quả.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định: "Đến lúc này môi trường đã an toàn rồi, đã được thẩm định của các cơ quan tư vấn độc lập trong nước và quốc tế".
Bộ trưởng cho biết, ngày 22.9.2016 đa co công bố an toàn về hải sản, đã công bố toàn bộ biển miền Trung đã an toàn.
"Môt lần nữa tôi khẳng định biển miền Trung đã an toàn. Tất cả các hoạt động du lịch thể thao, nuôi trồng thủy sản có thể tiến hành bình thường. Tuy nhiên cần tiếp tục theo dõi, giám sát", bô trương Trần Hồng Hà noi.
"Về vấn đề hải sản an toàn, Bộ Y tế đang phân tích toàn diện. Đến nay, chúng tôi tin tưởng rằng Bộ Y tế sẽ công bố toàn bộ hải sản miền Trung an toàn.", ông Trần Hồng Hà cho biết.
Về đền bù, ngay sau khi sự cố thì Thủ tướng đã có chính sách, quan tâm toàn diện để không để người dân nào bị đói. Sau khi Formosa đền bù, Chính phủ cũng có văn bản để hướng dẫn các đối tượng, các mức đền bù trong 7 nhóm đối tượng thiệt hại. Hiên nay 4 địa phương đang tiến hành khẩn trương để giải ngân đền bù 3.000 tỷ đồng đến người dân.
Theo Bô trương, đê hệ sinh thái biển hồi phục cần phải có thời gian, nên Chính phủ yêu cầu bên cạnh đền bù cũng cần xem xét tạo việc làm mới, tạo môi trường, sinh cảnh mới để tạo thêm ngành dịch vụ du lịch trong tương lai.
Theo Tất Định (Dân Việt)
Ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn "âm thầm, nhưng... nóng bỏng" Trả lời đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) về ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn đang rất nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân, Bộ trưởng Trần Hồng Hà thừa nhận vấn đề này đang "âm thầm nhưng bức xúc, nóng bỏng". Công tác quy hoạch ở khu...