Bộ TN-MT đề nghị điều tra nguyên nhân cá Hồ Tây chết hàng loạt
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại Hồ Tây trong thời gian qua. Việc này phải đảm bảo thực hiện khách quan, khoa học, phản ánh đúng với bản chất của hiện tượng.
Cá Hồ Tây chết hàng loạt trong thời gian qua (Ảnh: Phạm Công).
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị Hà Nội chủ động, kịp thời cung cấp thông tin về nguyên nhân cá chết, các giải pháp khắc phục cho người dân và các cơ quan báo chí để ổn định tư tưởng, tránh sự hoang mang, lợi dụng kích động làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự.
Đồng thời Hà Nội cần triển khai đồng bộ các biện pháp khắc phục sự cố, thực hiện ngay các giải pháp kỹ thuật lâu dài để xử lý dứt điểm vụ việc, đảm bảo không còn tái diễn hiện tượng nêu trên trong thời gian tới.
“Trong quá trình triển khai thực hiện cần chủ động tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước; trao đổi thông tin với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ chuyên ngành để phối hợp về chuyên môn, kỹ thuật”- Bộ này đề nghị.
Video đang HOT
Như Dân trí đã phản ánh, sau khi cá Hồ Tây chết hàng loạt với số lượng rất lớn trong 2 ngày 8-9/7, Sở Xây dựng đã có văn bản báo cáo UBND TP Hà Nội, trong đó cho rằng nguyên nhân do nắng nóng trên địa bàn lên đỉnh điểm, có ngày hơn 40 độ C, mưa giông xuất hiện giữa trưa làm nhiệt độ thay đổi đột ngột.
Sở Xây dựng Hà Nội đánh giá lượng cá chết chủ yếu là loại cá nhỏ bề mặt như cá mương (thầu dầu) đang vào mùa sinh sản, có mật độ cao và sức chịu đựng yếu.
Để khắc phục, Sở Xây dựng Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường vệ sinh mặt hồ, đảm bảo việc thu gom và xử lý triệt để cá chết; vận hành máy sục khí tăng lượng oxy mặt hồ. Giao Công ty thoát nước Hà Nội lên kế hoạch đánh bắt cá.
Ước tính đã có khoảng 20 tấn cá Hồ Tây bị chết được đem xử lý ở bãi rác Nam Sơn.
Thế Kha
Theo Dantri
Vụ cá chết hàng loạt: Do bệnh xuất huyết và môi trường nước bị nhiễm nấm!
Sau khi tình trạng cá chết hàng loạt trên địa bàn huyện Đăk Hà (Kon Tum) thì cơ quan chức năng đã vào cuộc để lấy mẫu nước đi xét nghiệm nhằm tìm ra nguyên nhân. Thống kê ban đầu, trên địa bàn huyện Đăk Hà tính đến nay có khoảng gần 20 tấn cá bị chết, tổng thiệt hại khoảng gần một tỷ đồng.
Sau nhiều ngày cá chết hàng loạt, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đã vào cuộc hướng dẫn người dân cách xử lý nguồn nước. Có mặt tại xã Đăk Ngọc (huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum), PV đã chứng kiến cảnh hoang tàn ở những hồ nuôi. Cùng với đó là tâm trạng nặng nề, lo lắng hiện rõ lên khuôn mặt các hộ nuôi cá.
Theo các hộ chăn nuôi cá, tại xã Đăk Ngọc cũng như thị trấn Đăk Hà chưa bao giờ xảy ra tình trạng cá chết đồng loạt như thế này. Khi thấy hiện tượng cá chết với số lượng lớn, các hộ nuôi đã dùng nhiều cách như thay nguồn nước, dùng thuốc Anova, Anti Red... để chữa trị nhưng đều không mấy hiệu quả.
Cá chết hàng loạt, người dân rơi vào cảnh trắng tay
Theo Chi cục Chăn nuôi & Thú y tỉnh Kon Tum cho biết, thống kê ban đầu, trên địa bàn huyện Đăk Hà tính đến nay có khoảng gần 20 tấn cá bị chết, tổng thiệt hại khoảng gần một tỷ đồng. Bên cạnh đó, sau khi gửi mẫu đi xét nghiệm thì cơ quan chức năng đã xác định được nguyên nhân ban đầu khiến cá chết hàng loạt là do cá bị bệnh xuất huyết do vi khuẩn và môi trường nước bị nhiễm nấm thủy my.
Để phòng và trị bệnh cho cá, Chi cục khuyến cáo, đối với cách phòng bệnh cần tiến hành các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá. Chọn cá giống khỏe mạnh, vận chuyển giống cẩn thận. Ngoài ra, với phương pháp nuôi lồng cần vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, loại bỏ rong rêu, chất bẩn bám làm tăng dòng chảy lưu thông và vớt phân cá, xác cá để tránh tích lũy mầm bệnh.
Nguyên nhân ban đầu do bệnh xuất huyết và môi trường nước bị nhiễm nấm
Đối với phương pháp nuôi ao, cần cải tạo ao theo đúng quy chuẩn kỹ thuật trước và sau mỗi vụ nuôi, định kỳ 15 đến 20 ngày bón vôi với liều lượng 2 đến 3 kg/100m3 nước. Kiểm soát lượng phân động vật bón xuống ao, đặc biệt là những ngày nắng nóng đảm bảo lượng oxy hòa tan, nhất là vào những ngày thời tiết bất thường, đứng gió.
Đồng thời, hạn chế lấy nước từ ngoài vào hệ thống nuôi cá rô phi khi vùng nuôi có dịch, bổ sung vitamin C, vitamin tổng hợp 1 tuần 1 lần cho cá với liều lượng 30mg/1kg thức ăn. Ngoài ra, sử dụng tỏi tươi xay nhuyễn kèm với thức ăn, liều lượng từ 3 đến 5 kg tỏi/1kg thức ăn, cho ăn 1 tuần 1 lần.
Với những hồ cá đã bị nhiễm bệnh có thể xử lý bằng phương pháp tắm với Oxytetracylin, nồng độ 25-50ppm hoặc Streptomycin, nồng độ 30 đến 50ppm. Khử trùng tiêu độc môi trường nước bằng vôi bột, Sodium Cholorite 20%, BKC 80%. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc tím và các hóa chất khác để trị bệnh nấm thủy my trên cá.
Phạm Hoàng
Theo Dantri
Hé lộ nguyên nhân cá chết hàng loạt ở Bình Phước Các cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân hàng chục tấn cá tại đập thủy lợi ở Bình Phước. Nguyên nhân ban đầu được xác định do lượng ôxy giảm xuống đột ngột đến mức tối thiểu làm cá chết. Sáng (26.4) các cơ quan chức năng đã tiến hành lấy các mẫu nước và mẫu cá chết để xác định...