Bỏ tiền triệu cho chó đi… học ngoại ngữ
Hàng ngày, những chú chó có xe đưa đón, thậm chí có cả ký túc xá cho ‘học trò’ ở xa.
Ảnh minh họa
Hiện nay, TP HCM có khoảng 10 trường dạy chó, hầu hết dạy theo giáo trình với 3 khóa huấn luyện rõ ràng bằng ngoại ngữ: Anh, Pháp, Hoa… Khi tốt nghiệp, các chú chó sẽ được cấp chứng chỉ.
Qua 3 khóa học này, những chú chó có thể thực hiện các động tác theo ý muốn của chủ bằng nhiều thứ tiếng, bảo vệ tài sản, tính mạng của chủ, tìm kiếm đồ vật…
Trước khi ‘nhập học’ những chú chó đều phải qua khâu kiểm tra chỉ số thông minh như gọi lại gần chủ, đi, đứng, nằm xuống, luôn đi cạnh chủ khi dã ngoại.
Trường nuôi dạy chó Vũ Hùng (TP HCM) có 14 giáo viên đang huấn luyện 90 con chó các loại.
Hầu hết chú chó học tập tại đây được gia chủ đăng ký cho ở bán trú với giá 1,5 triệu đồng/tháng, còn ở nội trú khoảng 2 triệu đồng/tháng.
TP HCM hiện có khoảng 600.000 con chó được nuôi tại nhà với gần 15 giống ưa thích như Berger, Pug Poodle, chó gấu…
Chúng có giá thành rất cao như chó Root Weiler khoảng 6 triệu đồng, chó Pug khoảng 5 triệu đồng, còn giống chó ở Việt Nam được nhiều người ưa thích đó là chó Phú Quốc khoảng 1,2 triệu đồng.
Theo Đất việt
Đừng sợ làm không đúng cách!
Chủ đề tôi muốn chia sẻ là chuyện học. Ngày mới sang Anh, tôi học đúng kiểu Việt Nam, cái gì cũng chăm chăm theo giáo trình và bài giải của thầy cô. Tôi sợ trình bày không đúng cách, sợ lời giải của mình không theo giáo trình hay barem điểm, sợ kết quả thí nghiệm không đúng và những giải thích của mình "củ chuối". Nhưng tôi đã nhầm. Tôi sợ quá nhiều thứ.
Khi chấm bài, các thầy cô không quan tâm tôi có theo barem hay không. Tôi vốn thích chứng minh mọi thứ bằng công thức toán, trong khi nhiều bạn khác lại thích vẽ hình (đa phần là nguệch ngoạc) cùng với vài câu giải thích bằng lời. Nhưng miễn là có lý, giải kiểu gì cũng có điểm. Khi làm thí nghiệm, tất cả những gì tôi cần làm là hoàn thành các bước được yêu cầu, ghi lại chính xác các thông số và cố gắng giải thích tại sao chúng lại như thế ("có lẽ do ma sát quá lớn hoặc sai số trong thiết bị đo lường" hay "mấy thằng bạn chạy qua làm bàn rung").
Tác giả tham dự một hội thảo tại Việt Nam
Chưa bao giờ tôi bị phê "giải thích gì mà kỳ vậy" hay "học kiểu gì mà làm tùm lum tà la hết trơn". Không có thứ gọi là "chuẩn", mà chúng tôi được tham khảo từ sách, báo, tạp chí, Google, Wikipedia thoải mái.
Điều khiến tôi nhớ nhất có lẽ là một bài tập thiết kế cuối năm nhất đại học. Trong đó, chúng tôi được yêu cầu thiết kế một thiết bị giúp người già giặt giũ dễ dàng hơn. 99,99% nghĩ đến máy giặt với màn hình cảm ứng, điều khiển giọng nói, có gắn bánh xe... Nhưng có một bạn đã thiết kế một con bò ăn đồ bẩn và ị ra đồ sạch, vẫn được điểm tương đối cao. Không bao giờ có một cách giải hay một lời giải thích duy nhất.
Tóm lại, bài học lớn nhất tôi học được khi du học Anh là chỉ có bản thân tôi và bản thân bạn mới là người thầy tốt nhất cho mỗi chúng ta. Đừng sợ sai, đừng sợ làm không đúng cách. Trong mỗi bước đi của mình, bạn sẽ đều học được những điều mới mẻ.
Lê Phan Quốc Bình (Tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngànhkỹ thuật Đại học Cambridge)
Theo người lao động
HS mẫu giáo Úc học lịch sử chiến tranh Việt Nam Nội dung chiến tranh Việt Nam và quyền người bản xứ được bang New South Wales (Úc) đưa vào giáo trình dạy trẻ 6 tuổi. Chủ tịch Hiệp hội Giáo viên Lịch sử bang New South Wales, ông Bernie Howitt, cho hay: Trước đó, giáo trình quốc gia mới cho môn Lịch sử đã bỏ qua nội dung về cuộc chiến tranh ở...