Bỏ tiền mua khỉ vàng quý hiếm về… giao cho kiểm lâm
Khi bắt gặp một con khỉ vàng đang bị đem bán, lo sợ nó bị người ta giết thịt, anh Tuệ đã bỏ tiền ra mua con khỉ quý hiếm trên rồi đem đến bàn giao lại cho lực lượng kiểm lâm thả về môi trường tự nhiên.
Chiều ngày 14/11, ông Lê Thanh Hải, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận một cá thể khỉ vàng quý hiếm do người dân tự nguyện giao nộp để thả về tự nhiên.
Con khỉ vàng được anh Tuệ giao nộp cho kiểm lâm.
Trước đó, trên đường đi làm về qua huyện Hương Sơn, anh Nguyễn Đình Tuệ (trú tại phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh) thấy một người đang có ý định bán con khỉ vàng nặng 7kg. Vì lo sợ con khỉ quý hiếm này bị người ta mua về làm thịt và muốn bảo vệ nó nên anh Tuệ đã mua lại từ người bán với giá 2 triệu đồng.
Sau khi đưa con khỉ về nhà, anh Tuệ gọi điện cho cán bộ kiểm lâm huyện Thạch Hà hỏi ý kiến nên xử lý như thế nào? Được các cán bộ kiểm lâm tuyên truyền, giải thích về việc bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm, anh Tuệ đã tự nguyện mang đến giao nộp con khỉ vàng cho hạt kiểm lâm mà không cần hỗ trợ kinh phí đã mua khỉ.
Video đang HOT
Chiều nay (14/11), cá thể khỉ trên sẽ được thả về lại môi trường tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ.
Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Thạch Hà cho biết, khỉ vàng là loài động vật hoang dã được xếp vào nhóm quý hiếm cần được bảo tồn. Trong chiều nay (14/11), đơn vị sẽ tổ chức thả cá thể khỉ trên về môi trường tự nhiên.
Tiến Hiệp
Theo Dantri
"Bắt bệnh" trời khó hơn bắt bệnh cho người
Luật Khí tượng thủy văn (KTTV) quy định rất rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn, đặc biệt nhấn mạnh công tác dự báo phải chính xác, kịp thời. Tuy nhiên, theo những người "trong cuộc" với những đặc thù riêng của ngành này, các quy định trong luật là áp lực rất lớn với họ.
Dự báo giống như "chẩn" và "đoán"
Luật KTTV quy định rõ: Quan trắc KTTV phải bảo đảm chính xác, liên tục, thống nhất; dự báo, cảnh báo KTTV phải bảo đảm đủ độ tin cậy; thông tin dự báo, cảnh báo KTTV phải được truyền, phát kịp thời, chính xác, đầy đủ.
Ghi số liệu khí tượng tại Trạm Khí tượng Thủy văn Mù Cang Chải (thị trấn Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái). Ảnh: TRỊNH VĂN BỘ
Luật là vậy, nhưng theo ông Lê Thanh Hải - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm KTTV quốc gia, người có 36 năm công tác trong ngành và trưởng thành từ dự báo viên, chia sẻ: Đã gọi là dự báo thì dự báo cái gì cũng khó. Như dự báo kinh tế, dự báo tăng trưởng, dự báo chứng khoán hay dự báo thời tiết... đều rất khó khăn. "Dự báo thời tiết, đặc biệt là dự báo thiên tai là rất khó khăn, bởi rất nhiều thứ không thể đong đếm hay đo được"- ông Hải nói.
Theo ông Hải, muốn đưa ra dự báo, đầu tiên là phải quan sát được, rồi sau đó xem xét, phân tích dữ liệu, mà trong y học gọi là "chẩn", để xem các hình thái khí quyển diễn biến ra sao, những hiện tượng đang xảy ra trong khí quyển như thế nào và theo dõi nó, để đưa ra những dự báo. "Trong y học người ta gọi là "chẩn và trị" thì trong khí tượng thuỷ văn gọi là "chẩn và đoán". "Chẩn mà tốt thì đoán mới tốt"- ông Hải chia sẻ.
Cùng quan điểm trên, TS Trần Quang Năng - Trưởng Phòng dự báo hạn ngắn, Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương, cho biết để đưa ra bất kỳ một bản tin dự báo thiên tai nào, đòi hỏi công sức rất lớn của nhiều người. Ông Năng cho biết Trung tâm KTTV quốc gia có gần 3.000 cán bộ, trong đó có 500 dự báo viên và hàng ngàn cán bộ làm công tác quan trắc số liệu.
Đầu tiên, những quan trắc viên ở hàng trăm trạm khí tượng trên cả nước thay phiên nhau làm việc, cứ 3 giờ lại gửi số liệu quan trắc về trung tâm (nếu có bão thì 30 phút gửi số liệu quan trắc/lần). Thông tin từ các quan trắc viên gửi về sẽ được chuyển cho trung tâm kỹ thuật để xử lý, hiệu chỉnh... Sau khi có dữ liệu từ trung tâm kỹ thuật, các số liệu này sẽ được đưa vào các mô hình do máy tính tính toán để đưa ra một kết quả hoàn toàn khách quan. Sau đó, những dự báo viên sẽ quyết định thảo luận trên những số liệu có được từ quan trắc, mô hình tính toán của máy tính, dựa vào kinh nghiệm để bàn luận, trao đổi, tranh luận... và cuối cùng phải "chốt" để có bản tin dự báo. Đây mới là giai đoạn "cân não". Bởi có những mô hình do máy tính tính toán hoàn toàn sai, do số liệu đầu vào không đầy đủ.
Chỉ trích là... bình thường
Luật cũng đã bổ sung quy định các hành vi bị cấm, trong đó có hành vi cố ý vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn trong hoạt động KTTV; che giấu, không cung cấp hoặc cố ý cung cấp sai lệch, không đầy đủ các thông tin, dữ liệu KTTV; quy định trách nhiệm của các cơ quan thuộc hệ thống quốc gia dự báo, cảnh báo KTTV phải xây dựng và thường xuyên cập nhật quy chuẩn kỹ thuật, quy trình dự báo, cảnh báo KTTV, cũng như phải thực hiện đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo KTTV...
Ông Lê Thanh Hải cho hay: "Không ít lần, cơ quan dự báo đã phải hứng chịu những lời chỉ trích rất nặng nề từ dư luận, khi dự báo chưa chính xác". Ông Hải cho biết thời gian gần đây, khi Luật KTTV ra đời, đã quy định rất rõ: Quan trắc là phải chính xác, tất cả các số liệu không được phép sai sót; trong khi việc truyền các số liệu này về vẫn phải đảm bảo hết sức kịp thời.
"Còn dự báo, kết quả, chất lượng dự báo, có rất nhiều cách để đánh giá nhưng trong luật cũng định rồi: Không có dự báo chính xác, không có dự báo hoàn hảo, chỉ có dự báo gần đúng hoặc có một độ tin cậy nhất định nào đó. Mà muốn nâng được độ tin cậy trong dự báo, cần phải có thời gian, quá trình"- ông Hải thẳng thắn.
Theo Danviet
Siêu bão Mangkhut mạnh tương đương siêu bão Haiyan năm 2013 từng gây thảm họa 7000 người chết Ông Lê Thanh Hải - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn - nhận định siêu bão Mangkhut mạnh tương đương siêu bão Haiyan (năm 2013). Khả năng cao Bắc Bộ nằm trọn trong vùng ảnh hưởng của bão Mangkhut. Ông nhận định như thế nào về cường độ và quỹ đạo của siêu bão Mangkhut so với tương quan...