Bỏ thanh tra xây dựng trực thuộc quận, huyện
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 26/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Xây dựng (TTXD), có hiệu lực từ ngày 15-5-2013.
Theo đó, cơ quan thanh tra Nhà nước ngành xây dựng chỉ gồm thanh tra Bộ Xây dựng và thanh tra Sở Xây dựng. Tuy nhiên, riêng thanh tra Sở Xây dựng TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được tổ chức các đội đặt tại địa bàn cấp huyện. Chính phủ cũng yêu cầu chấm dứt việc thí điểm thành lập TTXD quận, huyện và TTXD xã, phường, thị trấn tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Trước đó, Bộ Xây dựng đã lên phương án sắp xếp lại lực lượng TTXD tại quận, huyện, xã, phường ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Theo đó, sẽ bỏ TTXD ở các quận, huyện, xã, phường, sáp nhập toàn bộ lực lượng này vào Thanh tra Sở Xây dựng và được tổ chức thành biên chế các đội.
Theo ANTD
Video đang HOT
Những quyết định "giời ơi, đất hỡi" và sự lãng phí
Thời gian gần đây, một số quy định vừa "ra lò" đã khiến dư luận bị "sốc nặng". Phần lớn, các quy định do ra đời quá vội vàng, chưa nghiên cứu kỹ nhưng lại yêu cầu có hiệu lực ngay nên đã bị người dân phản ứng và dẫn đến... "chết yểu" ngay khi mới ra đời.
Vài năm trở lại đây, lâu lâu dư luận lại được phen "dậy sóng" với những qui định mới, hoặc dự thảo quy định mới của cơ quan chức năng. Khi các nguồn thông tin trở nên phổ biến hơn đã giúp người dân dễ dàng tiếp cận được với các chủ trương, chính sách mới. Thế nhưng, đáng tiếc là nhiều khi người dân lên tiếng mạnh mẽ thì "sự đã rồi" - các văn bản được xây dựng đã có hiệu lực, nghĩa là lãng phí, tốn kém về thời gian, tiền bạc...
Còn nhớ, hồi tháng 9-2012, các tiểu thương kinh doanh thịt được một phen "tá hỏa" vì quy định thịt sống chỉ bán trong 8 giờ, nếu bảo quản lạnh được bán trong 72 giờ... Đó chính là những điểm trong Thông tư 33 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm tươi sống từ động vật. Thông tư 33 này ra đời đã gây không ít gây tranh cãi.
Người dân được một phen "tá hỏa" vì quy định thịt sống chỉ bán trong vòng 8 giờ
Chị Vũ Thị Thuận, một người bán hàng tại chợ Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội nới với P.V ANTĐ: "Tôi thấy việc này thật bất cập, vì không phải chỗ nào cũng kê được tủ bảo quản, nên rất khó khăn cho các hộ kinh doanh".
PGS.TS Phan Thị Sử, Hội khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm nhìn nhận: "Thịt bảo quản sau khi giết mổ trong 8 tiếng rất khó thực hiện, khó kiểm soát vì ở Việt Nam hầu hết là chợ chứ ít siêu thị, đấy còn chưa nói tới chợ cóc, chợ tạm".
Trong một câu chuyện khác, khoảng cuối năm 2012, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký quyết định số 2891/QĐ-BNN-TY về việc phê duyệt kế hoạch khống chế và loại trừ bệnh dại năm 2012. Cụ thể, UBND cấp xã phải lập sổ theo dõi số lượng chó nuôi, số hộ nuôi chó trên địa bàn xã. Chủ vật nuôi phải thực hiện đăng ký nuôi chó với UBND xã và được cấp số.
Quy định đăng ký và cấp số cho chó để theo dõi, quản lý
mới chỉ dừng lại ở việc thống kê số lượng
Từ khi có quy định này, UBND phường Mai Dịch được giao nhiệm vụ đăng ký số cho chó, mèo. Nhưng cho đến thời điểm này, quy định này mới chỉ dừng lại ở việc thống kê số lượng chó, mèo trên địa bàn mà chưa thấy nhúc nhích gì thêm.
Còn theo quy định tại Thông tư 30/2012 của Bộ Y tế có hiệu lực từ ngày 20-1-2013, ngoài việc khám sức khỏe, người bán hàng rong, thức ăn đường phố phải có đủ hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu; được tập huấn và có giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức ATVSTP...
Quy định về thức ăn dường phố phải có hóa đơn chứng từ đã bị bỏ ngỏ
Tại chợ Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, sau gần 3 tháng ra quyết định, thông tư này còn xa lạ với những người buôn bán ở đây. Khi hỏi hầu hết người bán hàng không nắm được quy định này, chưa nói gì đến việc thực hiện.
Không ai phủ nhận những quy định nói trên ra đời chủ yếu là nhằm để bảo vệ lợi ích cho người dân, đồng thời giúp cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng được thuận tiện hơn. Nhưng nếu không được triển khai đồng bộ, và có trách nhiệm thực sự, thì việc ban hành ra Thông tư chỉ là để cho có, còn trên thực tế thì những lĩnh vực này vẫn đang bị buông lỏng và xem nhẹ.
Luật sư Hà Đăng, Giám đốc Công ty luật Hà Đăng cho biết: "Thời gian qua có rất nhiều văn bản được ban hành tùy tiện, thiếu khả thi, không đi sâu đi sát thực tế, và mang tính chủ quan. Mỗi khi văn bản mới ra đời chỉ mang mục đích thí nghiệm gây tốn kém không ít tiền của của nhân dân.Cho nên những văn bản quy định như vậy đã tạo ra kẽ hở về tham nhũng và khiến người dân thêm mất tín nhiệm, niềm tin vào cơ quan quản lý".
Thực tế, việc cho "ra lò" những quy định một cách vội vàng, không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, chưa được chuẩn bị về phương thức thực hiện cũng như chưa có đủ thời gian để tuyên truyền, hỗ trợ cho người dân chính là nguyên nhân khiến cho những quy định đó bị phản ứng gay gắt. Bở vậy, bất kỳ một quyết định nào, dù có lợi với người dân cũng cần được người dân ủng hộ thì quyết định đó mới đi vào cuộc sống.
Theo ANTD
Siết quản lý chất lượng công trình xây dựng Công khai năng lực nhà thầu, tăng vai trò kiểm soát của nhà nước với các công trình xây dựng, đặc biệt với công trình vốn ngân sách... là nội dung nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng, có hiệu lực từ 15/4. Trao đổi với báo chí chiều 15/4, ông Lê Quang Hùng, Cục trưởng Giám định nhà nước...