Bỏ thành phố về quê, mở thư viện phục vụ học sinh vùng biển
Thư viện cộng đồng phường Tam Quan Bắc ( thị xã Hoài Nhơn, Bình Định) do chị Trần Thị Thủy đứng ra mở đã trở thành địa chỉ quen thuộc – nơi khơi nguồn cảm hứng đọc sách cho học sinh vùng biển.
Vốn sinh ra ở vùng biển nghèo ở tỉnh Bình Định, chị Trần Thị Thủy thấu hiểu được những khó khăn, thiếu thốn về nguồn sách, báo, tư liệu phục vụ cho học tập của học sinh ở địa phương. Dù đang có một công việc ổn định ở TP Hồ Chí Minh nhưng chị Thủy tạm gác lại để về quê hương lập nghiệp và mở nhà sách Vạn An Đông.
Thư viện cộng đồng phường Tam Quan Bắc (thị xã Hoài Nhơn, Bình Định) trở thành địa chỉ quen thuộc của học sinh vùng biển.
Đến năm 2017, chị Thủy được UBND xã Tam Quan Bắc (nay là phường Tam Quan Bắc) tạo điều kiện cho mượn một phòng rộng 70m 2 nằm trong khuôn viên nhà văn hóa phường để thành lập phòng thư viện.
Từ nguồn sách sẵn có, chị Thủy chuyển toàn bộ sách, báo từ nhà sách Vạn Đông An về phòng thư viện nhằm phục vụ cộng đồng. Sau một thời gian hoạt động, chị Thủy nhận thấy nhu cầu đọc sách của người dân, đặc biệt là học sinh ngày một lớn.
Đến tháng 9/2019, chị Thủy đã kết nối với UBND phường Tam Quan Bắc, chuyển giao toàn bộ sách, báo, truyện ở phòng thư viện cho phường để thành lập thư viện cộng đồng phường Tam Quan Bắc.
Từ đó đến nay, thư viện luôn mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần và trở thành một điểm đến đọc sách, mượn sách quen thuộc của các em học sinh ở địa phương và những người đam mê đọc sách…
Chị Trần Thị Thủy, phụ trách trông coi thư viện cộng đồng phường Tam Quan Bắc, chia sẻ: “Với 1.300 đầu sách các loại, hàng ngày, thư viện thu hút hàng 100 lượt bạn đọc đến đọc, mượn sách. Để nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc, đặc biệt là các em học sinh, thư viện phường đã phối hợp với Thư viện tỉnh Bình Định luân đổi sách theo chu kỳ 2 tháng/lần (200 bản sách/lần)”.
Video đang HOT
Học sinh ở vùng biển phường Tam Quan Bắc dễ dàng tiếp cận với sách, báo…
Đang say mê đọc sách, em Lê Thị Thu Hiền (ở khu phố Tân Thành 1), học sinh lớp 8A4, Trường THCS phường Tam Quan Bắc, chia sẻ: “Thường rảnh rỗi lúc nào thì em ghé thư viện để đọc sách. Ngoài các sách ở lĩnh vực toán học, tin học, văn học, lịch sử… còn có sách tâm lý học đường, truyện tranh, tiểu thuyết… Tùy vào lứa tuổi mà chúng em dễ dàng lựa chọn sách phù hợp cho mình để đọc. Khi cùng nhau đọc sách, chúng em còn trao đổi với nhau về những cuốn sách hay để học tập, noi theo. Em nghĩ thư viện là kho tàng tri thức để chúng em học tập”.
Theo chị Thủy, để thu hút bạn đọc đến thư viện và tạo cảm hứng đọc sách cho học sinh, chị còn thực hiện các biện pháp như: giới thiệu sách hay lên trang facebook và zalo của cá nhân, hàng năm tổ chức các cuộc thi “viết cảm xúc về sách thư viện”, “kể chuyện về sách”, tổ chức “Ngày hội đọc sách” tại các trường học…
Ông Trần Xuân Nhất, Phó Giám đốc Thư viện tỉnh Bình Định cho rằng để tạo cho học sinh có được thói quen tiếp xúc hàng ngày với tri thức mới qua những trang sách, thì việc xây dựng không gian văn hóa đọc ở cộng đồng là hết sức quan trọng.
“Thư viện cộng đồng phường Tam Quan Bắc là một ví dụ điển hình khi đã làm tốt công tác quản lý, luân chuyển sách, phục vụ tốt nhu cầu đọc sách cho nhân dân, đặc biệt là văn hóa đọc sách cho học sinh. Qua đó, góp phần không nhỏ hiện thực hóa kế hoạch của UBND tỉnh về triển khai Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh”, ông Nhất nói.
Phụ huynh ở Hà Nội phản ánh cô giáo "không cho học sinh quay lại trong trường" sau giờ tan học khiến con phải lang thang ngoài đường
Một phụ huynh tại trường Tiểu học Chu Văn An đã phản ánh về việc con mình và một số học sinh khác không được ở lại trường sau giờ tan học. Các em phải lang thang ngoài ven đường chờ bố mẹ đến đón.
Sáng ngày 22/5, một phụ huynh tại trường Tiểu học Chu Văn An (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã gửi thư phản ánh đến về sự việc con mình và nhiều học sinh khác phải lang thang ngoài đường sau giờ tan học. Nguyên do bởi nhà trường có quy định không cho học sinh được ở lại trường.
Nguyên văn phản ánh của phụ huynh này như sau:
"Tôi là phụ huynh trường Tiểu học Chu Văn An (quận Hoàng Mai).
Vào chiều ngày 16/5/2020 tôi đến đón con học lớp 3, do công việc nên tôi đón muộn hơn so với giờ tan học của các con. Tôi vào trường tìm nhưng không thấy con tôi đâu. Khi ra ngoài cổng phụ thì tôi thấy con đang lang thang ở ven đường. Liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để hỏi về việc này thì cô trả lời tôi do chỉ thị của nhà trường (như ảnh) là không cho học sinh quay lại trong trường sau khi tan học. Nếu giáo viên cho học sinh vào trường thì sẽ bị Ban giám hiệu chụp ảnh lại để phê bình và hạ thi đua cá nhân.
Thế nên con tôi một là đứng ngoài đường, hai là bố mẹ phải đón đúng giờ. Hiện tại tôi rất bức xúc về vấn đề trên. Xã hội hiện nay quá nhiều vấn nạn, tệ nạn, con tôi là con gái, nhỡ ra đường xảy ra vấn đề gì thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Sau khi đọc những bài báo về trường Quang Trung không cho học sinh vào đi học sớm thì tôi thấy trường Tiểu học Chu Văn An chỉ đạo như thế này còn nguy hiểm hơn rất nhiều".
Hình chụp màn hình do phụ huynh cung cấp.
Đoạn chat có nội dung không cho học sinh quay trở lại trường.
Kèm theo nội dung thư là hình ảnh chụp màn hình chat trong nhóm Chu Văn An 2020. Trong nội dung trao đổi có hình ảnh chụp học sinh và lời nhắc nhở không cho học sinh quay trở lại trường: " Học sinh quay trở lại trường chơi chiều 16/5. Đồng chí nào có học sinh trên vào xác nhận nhé".
"Chiều hôm qua 3 học sinh này của lớp 2A3 quay lại trường chơi sau giờ tan học. Đề nghị tất cả các đồng chí giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở học sinh nếu bố mẹ chưa đón không được quay lại vào phía trong trường. Các đồng chí nghiêm túc thực hiện nội dung trên".
Nhà trường không có quy định nào như vậy
Trao đổi với PV, bà Lê Thị Thêu, hiệu trưởng trường Tiểu học Chu Văn An (quận Hoàng Mai) cho biết: "Không có chuyện giáo viên không cho học sinh ở lại trường. Ngược lại giáo viên chúng tôi còn nhắc nhở các em chơi trong sân chờ bố mẹ đến đón. Khi tan giờ học chúng tôi cho các em về phía cổng nhưng vẫn trong khuôn viên nhà trường để đợi bố mẹ và dễ quan sát. Nếu chưa có bố mẹ đến đón nhất thiết các em không được ra, hoặc quan sát qua camera thấy các em đứng ở bên ngoài chúng tôi còn yêu cầu bảo vệ ra nhắc các em đi vào".
Trường Tiểu học Chu Văn An, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Bà Thêu giải thích thêm, tại khu vực cổng phụ cũng có một số lớp cho các em ra về, nhưng các cô giáo vẫn phải quán xuyến việc các phụ huynh đến đón mới được về. Rất có thể một số em nhà gần tự đi ra cổng khi chưa có bố mẹ đến đón nhưng các cô không để ý, nếu biết thì khẳng định sẽ nhắc các em đi vào khuôn viên nhà trường.
Về thông tin cô chủ nhiệm trả lời phụ huynh rằng "Do chỉ thị của nhà trường là không cho học sinh quay lại trong trường sau khi tan học, nếu giáo viên cho học sinh vào trường thì sẽ bị Ban giám hiệu chụp ảnh lại để phê bình và hạ thi đua cá nhân", bà Thêu khẳng định lại, nhà trường không có quy định này. Hiệu trưởng sẽ kiểm tra lại và nhắc nhở giáo viên việc trao đổi phát ngôn với phụ huynh.
Bà Thêu chia sẻ: " Do phụ huynh không trực tiếp phản ánh với tôi nên tôi chưa nắm được đây là phụ huynh nào, ở lớp nào. Tuy nhiên, rất mong mọi người hiểu bản chấn của vấn đề".
Được biết, trường Tiểu học Chu Văn An chia làm các khung giờ khác nhau để cho các em tan học, tránh ùn tắc trước cổng trường. Cụ thể lớp học 3 tiết sẽ tan vào 16h10-16h20 và lớp học 4 tiết tan vào 16h45-17h.
Cô giáo bị phụ huynh hành hung vẫn còn hoảng loạn, đau đầu Sau 3 ngày bị phụ huynh học sinh dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu, cô T. đã hết ói, chóng mặt nhưng vẫn đau đầu, mệt mỏi. Công an huyện Đức Hòa (Long An) đang vào cuộc xử lý vụ việc. Trường Tiểu học & THCS Lộc Giang - nơi xảy ra vụ việc. Trưa 22/5, trao đổi với PV Dân trí,...