Bỏ thai, muốn có con lại khó
Năm nay tôi đã 38 tuổi nhưng chưa có con. Cách đây 3 năm tôi đã có thai nhưng do điều kiện công việc nên đã phá.
Từ đó đến gần đây, vợ chồng tôi vẫn dùng biện pháp tránh thai. 5 tháng nay chúng tôi thả nhưng mang thai rất khó. Giờ tuổi tôi đã cao, tôi đang rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn giúp.(Huyền)
Ảnh: boldsky.com.
Trả lời:
Video đang HOT
Chào bạn!
Để biết nguyên nhân do đâu, bạn cần đi làm đầy đủ các bước như khám phụ khoa, kiểm tra sự rụng trứng, kiểm tra nội mạc tử cung, kiểm tra chức năng nội tiết, kiểm tra tắc ống dẫn trứng… Chồng bạn cần khám nam khoa và làm tinh dịch đồ.
Thông thường sau phá thai, nếu không giữ vệ sinh thì rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, tắc vòi trứng. Thực tế, tình trạng vô sinh thứ phát đang ngày càng tăng, một trong những nguyên nhân là do phụ nữ từng phá thai.
Việc bạn sử dụng các biện pháp tránh thai lâu ngày, nhất là thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây ra một số trục trặc mà trong một thời gian ngắn vài tháng chưa thể trở lại bình thường được.
Theo tôi, hiện nay tuổi để bạn sinh con không còn trẻ nữa, việc mang thai, sinh con càng khó khăn hơn những phụ nữ trẻ. Vợ chồng bạn không nên chần chừ nữa mà hãy đến các bệnh viện có chuyên khoa hiếm muộn/vô sinh khám tổng thể. Chỉ có biết được nguyên nhân mới sớm có cách chữa trị.
Chúc bạn khỏe.
Thạc sĩ lương y đa khoa Vũ Quốc Trung
Theo VNE
Hai lần bỏ thai nhưng vẫn "liều"
Không thể nói nạo thai bao nhiêu lần thì sẽ nguy hiểm bởi thực tế, cho dù bạn có bỏ thai một lần, nhưng vẫn có thể để lại hậu quả nặng nề.
Em nghe nói người phụ nữ chỉ cần bỏ thai nhiều hơn 2 lần là nguy cơ vô sinh đã tăng gấp đôi rồi. Em đang rất lo lắng vì em đã bỏ thai 2 lần. Đến bây giờ, kinh nguyệt của em không được ổn định, lại có dấu hiệu ngứa, són tiểu. Đặc biệt, chúng em vẫn "liều" không sử dụng biện pháp quan hệ nào nhưng đến nay đã 4 tháng mà em cũng không "dính bầu" trở lại. Có phải em đã bị vô sinh rồi không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (Banglang...)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Phương pháp nạo phá thai chủ yếu vẫn là sử dụng dụng cụ nong bằng kim loại để nong rộng cổ tử cung; dùng que kim loại để dò hướng khoang tử cung và đo độ dài khoang tử cung; dùng ống hút bằng kim loại để hút phôi thai và đế cuống rốn; cuối cùng còn phải dùng muôi nạo bằng kim loại để nạo sạch khoang tử cung... Do đó, nạo phá thai nhiều lần sẽ thực sự không tốt cho sức khỏe người phụ nữ.
Ngoài các biến chứng do tay nghề của bác sĩ gây ra, việc sử dụng các dụng cụ y tế chưa được khử trùng tốt cũng để lại không ít tác hại với sức khỏe "vùng kín", đồng thời góp phần làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em. Việc nạo phá thai nhiều lần rất dễ dẫn đến tình trạng viêm bộ phận sinh dục như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, tử cung bị dính liền:
Nếu nạo hút quá mức, lớp đáy màng trong tử cung bị tổn thương, mặt tổn thương đó có thể dính liền lại với nhau sẽ làm ảnh hưởng đến sự vận hành của tinh trùng và làm cho trứng đã thụ thai khó bám vào. Do đó hậu quả thường thấy nhất là không thụ thai được, nếu có thì cũng dễ sảy thai, hoặc thai ngoài tử cung...
Nạo phá thai tăng nguy cơ vô sinh
Nạo phá thai nhiều lần cũng có thể dẫn đến những nguy cơ sau:
Vô sinh thứ phát: Sau khi nạo phá thai, không thụ thai lại được nữa, ngoài nguyên nhân dính khoang tử cung đã nói trên, còn có khả năng do ống dẫn trứng bị viêm. Khi làm thủ thuật bị viêm nhiễm, chứng viêm có thể từ nội mạc tử cung lan sang ống dẫn trứng, làm cho khoang ống dẫn trứng bị dính, gây ra tắc. Cũng có khả năng do ống limpha và mạch máu ở vách tử cung khuếch tán ra tới tổ chức liên kết cạnh tử cung, làm cho xung quanh ống dẫn trứng viêm, miệng ống dẫn trứng dính vào nhau và kẹt lại. Khi ống dẫn trứng tắc lại do miệng ống dẫn trứng bịt lại, đều cản trở tinh trùng và trứng gặp nhau, tất nhiên không thụ thai được.
Dính nhau thai: Khi tử cung bị nạo quá sâu hoặc bị nạo hút nhiều lần, nội mạc tử cung bị tổn thương và teo lại. Đến khi có thai tiếp sau đó, nội mạc tử cung do đã bị tổn thương và teo lại nên thường không thể lành lặn lại, phải bong ra lớp màng đáy để tiếp nhận phôi bào cấy vào, màng tử cung bong ra phát dục không tốt, lông tơ ở bên ngoài phôi bào sẽ cấy sâu vào, thậm chí còn xâm phạm tới lớp cơ bên dưới của màng tử cung.
Nhau thai được hình thành như vậy khó hoặc căn bản không thể tự nhiên tách ra được khỏi thành tử cung. Kết quả là sau khi sinh con, bộ phận nhau thai dính liền hoặc cấy sâu vào thành tử cung sẽ không thể bong ra được, ảnh hưởng đến sự thu co tử cung, hốc hõm máu ở thành tử cung chỗ bóc tách ra đó mở rộng ra sẽ gây xuất huyết nhiều. Nếu nhau thai dính liền vào thành tử cung còn có thể bóc ra, còn nếu nhau thai cấy sâu vào thành tử cung thì chỉ có cách cắt bỏ tử cung mới giải quyết được.
Không thể nói nạo thai bao nhiêu lần thì sẽ nguy hiểm bởi thực tế, cho dù bạn có bỏ thai một lần, nhưng trong lần đó, bác sĩ có tay nghề kém, thao tác không đảm bảo vệ sinh... đều có thể để lại hậu quả nặng nề. Khi nạo phá thai, nhất là khi nạo, phải dùng đến kìm để lấy thai ra. Điều này cũng có thể nới rộng cổ tử cung và góp phần là nguyên nhân dẫn đến sự són tiểu.
Phá bỏ thai là thủ thuật ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người phụ nữ, bởi vậy, bạn đừng chủ quan và coi thường. Bạn đã phải bỏ thai hai lần vậy mà vẫn không sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục thì vẫn có thể mang thai ngoài ý muốn nếu bạn vẫn còn khả năng sinh sản. Để bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình, bạn hãy quan tâm hơn tới việc tránh thai.
Theo BS. Hoa Hồng (Trí thức Viêt Nam)
Những nguy cơ từ nạo phá thai Nạo phá thai dù một lần hay nhiều lần đều có thể dẫn đến tai biến và có nguy cơ dẫn đến vô sinh. Không ít bạn trẻ do thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản và tình dục an toàn đã phải gánh chịu những hậu quả đau lòng. Nạo phá thai nhiều lần có nguy cơ vô sinh. (Ảnh minh...