Bó tay với tội phạm môi trường
Trong năm qua, Đồng Nai phát hiện trên 300 vụ vi phạm về môi trường nhưng chưa thể xử lý hình sự được vụ việc nào.
Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường diễn biến ngày càng phức tạp.
Nhiều xe tải chở rác thải công nghiệp đi đổ bậy tại xã Hóa An (TP. Biên Hòa), nhưng chỉ bị xử phạt hành chính – Ảnh: K.C
Vi phạm phổ biến
Ông Võ Văn Chánh-Phó giám đốc Sở TN-MT cho biết: “Để giúp các cơ quan chức năng phát hiện vi phạm ngay từ đầu. Trong năm 2012, tỉnh đã đầu tư xây dựng 7 trạm quan trắc tự động, trong đó có cả những trạm di động để theo dõi chặt chẽ diễn biến chất lượng môi trường nước và không khí tại một số khu vực trong tỉnh. Trước đây, quan trắc về môi trường chỉ làm định kỳ, số liệu không liên tục, chưa phát hiện kịp thời ô nhiễm để đưa ra các giải pháp xử lý. Nhưng từ khi lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, các thông số về môi trường được cập nhật thường xuyên nên việc phát hiện, xử lý các ô nhiễm nhanh hơn. Điều này, sẽ giúp cơ quan công an có thêm chứng cứ để xử lý. Đồng thời, những cảnh báo về nguy cơ ô nhiễm cũng được thông tin nhanh cho cộng đồng để cùng có giải pháp ứng phó hiệu quả”
Video đang HOT
Theo thống kê của Công an tỉnh Đồng Nai, từ đầu năm đến nay trên địa bàn phát hiện trên 300 vụ việc vi phạm về môi trường. Trong đó, nổi lên là việc xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường ở các cơ sở sản xuất công nghiệp vận chuyển, chôn lấp chất thải chưa qua xử lý không đúng quy định một số doanh nghiệp (DN) có chức năng xử lý chất thải nguy hại nhưng không làm đúng quy trình mà đem chôn lấp, đổ bậy… Ngoài ra, các nhà máy xử lý nước thải tập trung ở một số KCN trên địa bàn hiện nay chỉ đạt trên 60% công suất, số nước thải còn lại xả trực tiếp ra môi trường. Chưa hết, dù KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung, nhưng việc đấu nối vào hệ thống không phải DN nào cũng chấp hành.
Một cán bộ Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an Đồng Nai cho biết: “Hiện nay hầu như các DN đấu nối hoặc ký kết để dẫn nước thải về nhà máy xử lý nước thải tập trung để xử lý. Tuy nhiên vì lợi nhuận cũng như chi phí cao nên không ít DN không xử lý cục bộ để đạt quy chuẩn đấu nối dẫn về nhà máy xử lý nước thải tập trung mà thường có hành vi lợi dụng đêm tối mưa xả lén lút ra môi trường”
Chủ yếu xử phạt hành chính
Ông Hoàng Văn Thống – Chánh thanh tra Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai cho biết, hầu hết các vụ vi phạm về môi trường đều bị thanh tra xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền và yêu cầu khắc phục. Cụ thể trong năm 2012, Thanh tra Sở TN-MT đã xử phạt tổng cộng 3,1 tỉ đồng tiền xử lý vi phạm hành chính về môi trường. “Đối với những đơn vị này nếu như vi phạm lần đầu chúng tôi áp dụng phạt nhẹ hoặc trung bình, nếu nặng thì bị tạm đình chỉ để khắc phục” – ông Thống nói.
Theo Sở TN-MT, dù trong năm qua đã phát hiện hàng trăm vụ vi phạm về bảo vệ môi trường, nhưng đến nay vẫn chưa có trường hợp nào bị xử lý hình sự mà chủ yếu chỉ bị xử phạt hành chính. “Nguyên nhân do các văn bản pháp luật còn nhiều bất cập. Một số quy định về tội phạm môi trường chưa được hướng dẫn cụ thể, đặc biệt là sự thiếu thống nhất trong việc xác định rõ ranh giới giữa xử lý hành chính và xử lý hình sự, cũng như phân loại mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội để áp dụng các chế tài cho hợp lý, chính xác”, một lãnh đạo Sở TN-MT Đồng Nai cho biết.
Theo TNO
Pháo Trung Quốc tràn vào vùng Đông Bắc
Pháo đang từ Trung Quốc hằng ngày tràn vào nội địa qua đường biên vùng Đông Bắc, đặc biệt ở Quảng Ninh.
Từ đầu năm đến nay, Công an Quảng Ninh đã thu hơn 4 tấn pháo các loại - Ảnh: P.H.S
Nguyễn Văn Hùng, 44 tuổi, quê Nam Định, một cửu vạn thâm niên 6 năm ở đường biên Móng Cái, kể: "Cõng pháo được trả công cao nhất, có thể lên tới 300.000 đồng/kiện hàng khoảng chục kg, cao gấp 3 cõng hàng thường. Thậm chí vào dịp tết, cõng pháo còn có thể thương lượng lấy 1 triệu đồng/kiện. Nhưng cõng pháo cũng nguy hiểm, vì bị bắt là đi tù như chơi".
Sau khi được cõng từ bên kia biên giới sang đất Việt Nam, hàng sẽ được đưa lên xe máy để chạy vòng qua trạm kiểm soát liên hợp ở Km 15, TP.Móng Cái. Trần Văn Cường, 35 tuổi, quê ở Thanh Hóa, hành nghề xe ôm, kể: "Cánh xe ôm sẽ phải chạy theo đường mòn, đường trong khu dân cư ở hai bên cánh gà của trạm. Sau khi qua trạm khoảng 3 km sẽ có xe tải chờ sẵn để tập kết hàng lên. Kể cả cửu vạn hay xe ôm đều phải chia nhỏ kiện hàng, để nếu bị phát hiện sẽ vứt hàng ngay vì giá pháo ở bên Trung Quốc cực rẻ".
Theo thượng tá Lã Hồng Sơn, Chỉ huy trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu Móng Cái, do phía Trung Quốc vẫn thường xuyên đốt pháo vào các ngày lễ, tết, thậm chí rằm hay mùng một âm lịch hằng tháng cũng đốt nên bên đó pháo nhiều và rẻ. Nhiều người Việt Nam sang đó lao động khi về cũng tranh thủ mua rồi giấu pháo vào trong va li đựng đồ dùng để mang qua biên giới. "Các đối tượng đã lợi dụng việc quy định bắt trên 10 kg pháo mới xử lý hình sự nên thường xé lẻ thành nhiều bọc nhỏ dưới 10 kg rồi cho người vận chuyển vào Việt Nam để né luật", ôngSơn nói.
Đại tá Trịnh Xuân Hạnh, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Quảng Ninh, cho biết khi đường bộ bị lực lượng liên ngành kiểm soát gắt gao thì các đối tượng buôn bán, vận chuyển pháo chuyển sang vận chuyển bằng đường thủy. Giới buôn hàng cấm thường sử dụng thuyền nhỏ, đò máy, thuyền câu... để vận chuyển, sau đó đưa vào bờ rồi chuyển lên ô tô chạy đi các tỉnh thành khác.
Công an TX.Quảng Yên, Quảng Ninh hồi tháng 10 vừa qua đã phát hiện và bắt giữ gần 3 tấn pháo do các đối tượng vận chuyển bằng hình thức trên. Theo đó, khoảng 2 giờ ngày 22.10, tại khu vực đê chắn sóng thuộc xã Hoàng Tân, TX.Quảng Yên có một nhóm người vận chuyển pháo từ thuyền lên ô tô. Lực lượng công an phát hiện, tiếp cận hiện trường, thuyền lập tức rời bến và xe ô tô chở pháo bỏ chạy. Khi bị truy đuổi, những người trên xe còn thả các bao đựng pháo xuống nhằm tẩu tán tang vật và cản đường lực lượng truy bắt. Thậm chí, khi thấy không thể chạy thoát, họ lao xe vào lực lượng truy bắt rồi lao thẳng xuống chân đê, lợi dụng đêm tối giữa khu vực đầm lầy để trốn, bỏ lại cả xe và hàng. Công an thu giữ một ô tô Ford Transit và 1.807 kg pháo nổ các loại.
Đến ngày 26.10, Công an TX.Quảng Yên phối hợp với Công an tỉnh Hải Dương bắt khẩn cấp 3 người vận chuyển pháo và một người che giấu tội phạm, đồng thời thu thêm gần 1.000 kg pháo các loại cùng 1 ô tô tải. Số lượng pháo thu được trong 2 vụ này (pháo bánh hình tròn, hình chữ nhật, pháo trứng, pháo dàn...) nếu lọt ra thị trường bọn buôn hàng cấm có thể thu về hơn 4 tỉ đồng, trong khi giá tại nơi mua không bằng 1/3.
Theo thống kê của Công an tỉnh Quảng Ninh, năm 2012, lực lượng liên ngành đã phá 48 vụ buôn bán vận chuyển pháo, bắt giữ 56 người, thu hơn 4 tấn pháo các loại.
Theo TNO
Phá rừng vì thiếu đất sản xuất Công an H.Đông Giang (Quảng Nam) vừa đưa 27 đối tượng là đồng bào C'tu ở hai khu tái định cư (TĐC) Pachepalanh và Cutchơrun ra kiểm điểm trước dân về hành vi "hủy hoại rừng". Ào ạt phá rừng phòng hộ Ngay sau khi trạm kiểm lâm địa bàn số 2 thuộc Hạt kiểm lâm Đông Giang thông báo về việc phát...