Bộ Tài nguyên khẳng định không để Đà Nẵng kiện
Trước thông tin Đà Nẵng có thể sẽ kiện Bộ Tài nguyên và Môi trường về dự thảo vận hành liên hồ chứa, Bộ này khẳng định sẽ tìm ra phương án tốt nhất để đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên, không để xảy ra kiện cáo.
Tại cuộc họp báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường sáng 24/2, vụ việc Đà Nẵng dọa kiện Bộ về vấn đề xả nước sông Vu Gia trong Dự thảo Quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa cạn trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn là chủ đề được quan tâm nhiều nhất.
Cụ thể, theo đại diện Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Đà Nẵng, nếu áp dụng mực nước 2,53m tại trạm thủy văn Ái Nghĩa (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) như Dự thảo để các thủy điện vận hành, xả lũ vào mùa khô, sẽ gây thiếu hụt nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và nhà máy nước Cầu Đỏ. Việc này làm ảnh hưởng tới 1,7 triệu dân sống ở hạ du.
“Chúng tôi sẽ làm tốt nhất để không bao giờ có kiện cáo, bởi chúng tôi là cơ quan tham mưu giúp Chính phủ đề xuất các phương án giúp hài hòa lợi ích các bên. Thủ tướng là người quyết định chứ không phải Bộ Tài nguyên và Môi trường”, Thứ trưởng Trần Hồng Hà nói.
Cũng theo Thứ trưởng Hà, Dự thảo đang trong quá trình hoàn thiện, việc có nhiều ý kiến khác nhau là chuyện đương nhiên và quan điểm của Đà Nẵng là một ý kiến để Bộ tham khảo. Bộ Tài nguyên sẽ tiếp thu tất cả ý kiến, xem xét kỹ càng để tìm ra phương án tốt nhất trình Chính phủ.
“Chúng tôi không thiên về lợi ích doanh nghiệp, hạ nguồn hay thượng nguồn mà sẽ tính toán để hài hòa lợi ích các bên, không bên nào có lợi riêng, bởi bảo vệ tài nguyên nước mà không có thủy điện cũng không thể phát triển kinh tế xã hội được”, ông Hà nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ông Hà cho biết, bài toán về lợi ích sẽ được giải đáp dựa trên cơ sở khoa học, số liệu cụ thể. “Chúng tôi đang cố gắng khách quan nhất để đưa ra quyết định”, ông Hà nói.
Vùng hạ du sông Vu Gia của Quảng Nam và Đà Nẵng đang bị đe dọa cạn kiệt nguồn nước trước dự thảo Quy trình vận hành liên hồ chứa của Bộ Tài Nguyên Môi trường.
Cũng theo Thứ trưởng Hà, Bộ đã nhận được văn bản đề nghị của Đà Nẵng nhưng chưa nhận được văn bản nói là địa phương này sẽ kiện Bộ, “Đà Nẵng biết rằng họ đang cùng chúng tôi tham gia chặt chẽ trong quá trình hoàn chỉnh Dự thảo này”, ông Hà khẳng định.
Vị đại diện Bộ Tài nguyên cũng cho hay, Bộ và Đà Nẵng sẽ ngồi lại để xem xét ý kiến mà địa phương này đưa ra trên cơ sở khoa học. Thậm chí, khi đã ra quyết định mà quá trình thực hiện khác với tính toán thì Thủ tướng chắc chắn sẽ chỉ đạo điều chỉnh lại.
Tuần trước, Cục quản lý nước đã có văn bản phản hồi ý kiến của Đà Nẵng, trong đó khẳng định, các vấn đề về xả nước của Thủy điện Đắk Mi 4, mực nước tại Trạm thủy văn Ái Nghĩa… đã được nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng, cân nhắc nhiều phương án trong điều kiện nguồn nước hiện có; đồng thời hài hòa với nhiệm vụ phát điện và bảo đảm tuân thủ các quy định của Luật Tài nguyên nước.
Hương Thu
Theo VNE
Bồi thường sát giá thị trường
Đó là khẳng định của lãnh đạo Bộ Tài nguyên - Môi trường tại hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi và dự thảo Nghị định quy định về giá đất.
Giá đất nông nghiệp bồi thường hiện nay bị cho là quá rẻ - Ảnh: Đình Sơn
Hội thảo diễn ra tại TP.HCM vào ngày 18.2, do Ngân hàng phát triển châu Á và Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên - Môi trường - TN-MT) tổ chức. Tại hội thảo, hầu hết các ý kiến đều nhận định, vướng mắc lớn nhất hiện nay địa phương nào cũng gặp phải là bảng giá đất quá thấp, chỉ bằng 20 - 30% so với giá thị trường. Một lãnh đạo Sở TN-MT tỉnh An Giang phân tích, lâu nay quan điểm vẫn cho rằng, đền bù giá đất nông nghiệp phải theo mục đích sử dụng. Tuy nhiên, một khu đất nông nghiệp nếu có một con đường "xẻ" ngang qua, giá đất sẽ tăng hàng chục lần so với giá đất thuần nông.
Ở một khía cạnh khác, Phó giám đốc Sở TN-MT TP.HCM Nguyễn Văn Hồng cho rằng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng hiện chỉ mới giải quyết phần trước và trong bồi thường, sau đó người dân sống thế nào, công việc, học hành ra sao thì chưa ai quan tâm. Theo điều tra của Sở TN-MT TP.HCM, 40% người dân sau khi mất đất không có việc làm. Cho nên, theo ông, cần có chính sách sau bồi thường áp dụng cho các đối tượng dễ bị tổn thương, áp dụng trong 3 năm. Nguồn kinh phí này trích từ Quỹ phát triển đất. Giám đốc Sở TM-NT Đồng Nai Lê Viết Hưng thì đề nghị nên khuyến khích hình thức tự thỏa thuận việc mua đất giữa doanh nghiệp và người dân.
Một lãnh đạo Tổng cục Đất đai cho biết, theo quy định của luật Đất đai mới được thông qua và dự thảo Nghị định hướng dẫn luật Đất đai đang đưa ra lấy ý kiến đóng góp, giá đất được áp dụng để bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là giá phù hợp với thị trường tại thời điểm thu hồi đất. Nghị định lần này đưa ra hai phương án, phương án 1 tính giá đền bù sát giá thị trường. Chỉ hỗ trợ người dân mất đất chuyển đổi ngành nghề. Phương án 2 là vẫn tính theo giá thị trường nhưng có hỗ trợ không quá 4 lần bảng giá đất với các đô thị đặc biệt như TP.HCM, Hà Nội và không quá 3 lần ở các nơi khác. "Ở Đài Loan, những trường hợp này người ta tính giá đất bồi thường bằng 138% giá đất thị trường với lý do người dân buộc phải đi khi bị thu hồi đất", ông này phân tích.
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đất đai Lê Thanh Khuyến nói rõ hơn về phần hỗ trợ, nếu như trước đây luật căn cứ vào diện tích đất bị thu hồi để hỗ trợ, thì nay hỗ trợ toàn bộ nhân khẩu trong độ tuổi lao động hiện có của gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp. Hình thức hỗ trợ được tính bằng tiền do UBND cấp tỉnh quyết định tùy theo điều kiện thực tế của địa phương. Người dân cũng được đào tạo, chuyển đổi nghề. Một phương án khác được đưa ra là hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ bằng tiền toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi.
Hỗ trợ chuyển đổi nghề Một điểm mới nữa so với luật Đất đai năm 2003 là những hộ gia đình có đất ở kết hợp kinh doanh bị thu hồi đất cũng được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. Những trường hợp hộ gia đình bị sạt lở, sụt lún đột xuất một phần hoặc toàn bộ thửa đất, mà phần còn lại không tiếp tục sử dụng được, người dân được hỗ trợ đất ở tái định cư (trước đây không được - PV). Trong nghị định hướng dẫn lần này cũng quy định rõ diện tích nhà, đất tái định cư tối thiểu được nhận không nhỏ hơn diện tích tách thửa đất và không nhỏ hơn diện tích căn hộ hiện nay là 35 m2.
Theo TNO
Bộ Công thương "bác" kiến nghị về bồi thường do thủy điện xả lũ "Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn cắt giảm lượng lũ cho hạ du là tích cực và đến thời điểm hiện nay chưa có phản ánh chính thức việc các đơn vị vận hành hồ chứa thủy điện không thực hiện đúng quy trình vận hành đã phê duyệt". Đó là kết luận trong văn bản trả lời của Bộ Công...