Bộ Tài nguyên đối thoại với dân Văn Giang
Đối thoại với người dân sáng 21/8, lãnh đạo Bộ Tài nguyên khẳng định việc thu hồi đất ở Văn Giang (Hưng Yên) phục vụ cả lợi ích quốc gia lẫn công cộng. Quyết định cưỡng chế đất thuộc thẩm quyền của tỉnh.Sáng 21/8, được sự ủy quyền của Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường, Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển đã chủ trì cuộc đối thoại với đại diện gần 100 hộ dân 3 xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan (Văn Giang).
Liên quan tới dự án khu đô thị Văn Giang, luật sư Trần Vũ Hải, đại diện cho các hộ dân đặt câu hỏi, vì sao Bộ Tài nguyên tham mưu cho quyết định 303 của Thủ tướng xác định quỹ đất để tạo vốn xây dựng công trình cơ sở hạ tầng (1.650 ha, trong đó có 500 ha đất sau này được coi là đất của dự án khu đô thị Văn Giang) là đất chuyên dùng, trong khi thực tế theo chủ đầu tư dự án, 30% của 500 ha đất này được dùng làm đất ở.
Luật sư Trần Vũ Hải (áo sọc) và Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển trong cuộc đối thoại sáng 21/8. Ảnh: N.Hưng.
Theo Thứ trưởng Hiển, quyết định 303 xác định 500 ha là quỹ đất tạo vốn xây cơ sở hạ tầng khu đô thị, còn xác định các loại đất ở, đất cây xanh phải thực hiện theo quyết định phê duyệt khu đô thị Văn Giang do UBND tỉnh phê duyệt. Căn cứ quy hoạch này, có 30% (tương đương 149 ha) đất ở, đất thương mại dịch vụ (133 ha) chiếm 26,8%. Quyết định của UBND tỉnh cũng phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị, xác định rõ đất ở là 149 ha.
Cũng liên quan tới quyết định 303, đại diện các hộ dân ở Văn Giang chất vấn vì sao tờ trình của UBND tỉnh không được HĐND thông qua theo quy định của Luật Đất đai nhưng vẫn được Bộ Tài nguyên Môi trường bỏ qua, không báo cáo Thủ tướng.
Theo ông Hiển, chủ trương đổi đất lấy hạ tầng là chủ trương lớn, tất cả dự án đổi đất phải trình, Thủ tướng đồng ý mới được thực hiện. Hưng Yên đã trình Thủ tướng chủ trương này và đã được đồng ý. Chủ trương này phải được tỉnh ủy, HĐND thống nhất, hoặc thường vụ tỉnh ủy HĐND và thường trực UBND đồng ý.
“Tại thông báo 435 ngày 5/12/2003 của Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên về triển khai chủ trương, nói rõ có ý kiến của Thường vụ tỉnh ủy, Thường trực HĐND và UBND. Chúng tôi căn cứ văn bản này”, ông Hiển cho hay.
Cuối buổi đối thoại, đại diện người dân Văn Giang chất vấn lãnh đạo Bộ Tài nguyên về tính hợp pháp của việc cưỡng chế thu hồi đất và hỗ trợ thi công của tỉnh Hưng Yên vào ngày 24/4. Theo Thứ trưởng Hiển, việc cưỡng chế thu hồi đất và áp dụng biện pháp hỗ trợ thi công là việc của tỉnh Hưng Yên chứ không phải Bộ Tài nguyên Môi trường. Luật đất đai không hướng dẫn trình tự thủ tục cưỡng chế mà “phải theo các luật khác”.
“Xung quanh vụ cưỡng chế, Thủ tướng đã có thông báo kết luận. Khiếu nại các quyết định hành chính được thực hiện tại tòa án theo quy định pháp luật và tôi biết bà con đang khiếu nại ra tòa”, ông Hiển không trả lời trực tiếp câu hỏi.
Ông Hiển cho biết, Thanh tra Chính phủ là cơ quan được giao phối hợp cùng UBND tỉnh xem xét báo cáo Chính phủ. “Đoàn của Bộ Tài nguyên đi với trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, để nắm tình hình chứ không phải rà soát hay có trách nhiệm chính trong việc xem xét giải quyết”, ông Hiển nói.
Video đang HOT
Buổi đối thoại kéo dài hơn 4 giờ. Ảnh: N.Hưng.
Trong suốt buổi đối thoại kéo dài hơn 4 giờ, đại diện của Thanh tra Chính phủ, tỉnh Hưng Yên, Văn phòng Chính phủ đều có mặt và được người dân yêu cầu trả lời, song chỉ có người chủ trì – Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển đối thoại.
Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng cho phép thực hiện, giao Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Ngày 30/6/2004, Thủ tướng có quyết định thu hồi, giao đất để thực hiện. Dự án có quy mô xấp xỉ 500 ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang và 55 ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên. Đây là dự án khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc với tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD. Sáng 24/4, UBND huyện Văn Giang đã thực hiện cưỡng chế 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan. Theo tỉnh Hưng Yên, khoảng 200 người đã chuẩn bị cuốc, xẻng, dao, liềm, gậy gộc, gạch đá, chai xăng chống lại lực lượng làm nhiệm vụ cưỡng chế. 19 người được cho là có hành vi quá khích, chống trả người thực thi nhiệm vụ đã bị tạm giữ trong ngày cưỡng chế. Theo VNE
Vụ 2 nhà báo VOV bị đánh: Các nhà báo phẫn nộ!
Vụ việc 2 nhà báo VOV bị đánh trong vụ cưỡng chế tại Văn Giang- Hưng Yên đang thu hút sự chú ý của đông đảo người dân cả nước. Vậy những người làm nghề báo nghĩ gì về vụ việc đã xảy ra?
Để hiểu hơn những suy nghĩ của giới báo chí về việc này, PV báo điện tử Infonet có cuộc gặp với các nhà báo, lắng nghe tâm sự của họ về vụ việc này.
Nhà báo Lê Tự- Báo Đại đoàn kết:
"Cần coi việc hành hung nhà báo là chống lại người thi hành công vụ"
Nhà báo Lê Tự, Báo Đại đoàn kết nói về vụ 2 nhà báo VOV bị đánh
Đọc những thông tin về 2 nhà báo VOV bị đánh tôi rất buồn. 20 năm làm báo tôi cảm thấy như mình đang bị tổn thương, bị xúc phạm đánh đập. Trên thực tế, các nhà báo trên thế giới bị hành hung bị đánh bị giết không phải là ít, nhất là nhà báo chống tiêu cực hoặc viết về chiến tranh. Ở nước ta, đây không phải là 2 nhà báo đầu tiên bị hành hung. Đã có nhiều nhà báo, chủ yếu là chống tiêu cực. Theo tôi được biết có nhà báo bị đánh rất đau trong vụ Tiên Lãng nhưng ban đầu dư luận cũng ít biết đến.
Vụ việc 2 nhà báo VOV bị đánh, thấy rằng đây là vụ việc rất đau xót vì 2 nhà báo đó được lãnh đạo đài cử đi viết bài về cưỡng chế ở Văn Giang. Khu vực 2 nhà báo bị đánh không có biển báo cấm quay phim chụp ảnh. Mặc dù 2 nhà báo đã nói rõ mình là nhà báo của Đài tiếng nói Việt Nam mà vẫn bị lôi ra đánh. Lẽ ra nhà báo phải được bảo vệ và hỗ trợ tác nghiệp chứ? Nếu video clip là thật thì ở đây có sự lạm quyền, bất chấp pháp luật của lực lượng cưỡng chế. Không chỉ có vụ này, trên thưc tế còn tồn tại nhiều quy chế bất thành văn là không được cho nhà báo vào. Hiện tượng phép vua thua lệ làng vẫn còn tồn tại trong thực tế những người làm báo.
Theo tôi cần phải xây dựng luật nhà báo hoàn chỉnh hơn và phải đưa hành động hành hung nhà báo, chống lại việc tác nghiệp hợp pháp của nhà báo là hành vi chống người thi hành công vụ và phải được xét xử nghiêm minh. Người làm báo cũng là người bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ pháp luật, tại sao nhà báo lại bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại mà không được bảo vệ như những lực lượng công vụ khác?
Về nghiệp vụ, chúng ta làm nhà báo không có cách nào khác là phải tự bảo vệ mình. Tôi thấy rất nhiều nhà báo ngụy trang thành các nhân vật khác để đi sâu vào hiện trường vẫn thu thập được thông tin. Như vụ Tiên Lãng, có nhà báo đã cải trang làm người bắt cua để tiếp cận hiện trường.
Nhà báo Hoàng Linh- Báo Người cao tuổi:
"Chỗ dựa của nhà báo bị lung lay"
Khi đọc được thông tin về vụ 2 nhà báo của VOV bị hành hung khi đang tác nghiệp trong cuộc cưỡng chế đất tại Văn Giang, Hưng Yên ngày 24/4/2012, tôi rất bức xúc. Nhà báo tác nghiệp khi có sự kiện xảy ra, là quyền của nhà báo, được Luật Báo chí quy định. Ở đây, quyền của nhà báo, được quy định bởi Luật Báo chí đã bị chính lực lượng thi hành công vụ trong cuộc cưỡng chế đất ở Văn Giang chà đạp.
Trên thực tế, các nhà báo, đặc biệt là những người hoạt động báo chí trong lĩnh vực chống tiêu cực, tham nhũng đã phải chịu áp lực từ những cá nhân, tổ chức bị phanh phui các sai phạm. Họ tìm mọi cách để dụ dỗ, đe dọa, thậm chí gửi văn bản đến các cơ quan quản lí báo chí nhằm ngăn chặn nhà báo viết bài, đưa thông tin về các sai phạm của họ lên các phương tiện thông tin đại chúng. Là người hoạt động trong lĩnh vực điều tra, chống tiêu cực, nhiều lần tôi cũng phải đối mặt với các thông tin đe dọa, nhắn tin khủng bố, rồi có lúc phải báo cáo giải trình với cơ quan quản lý v.v... nói chung là rất mệt mỏi. Nếu nhà báo không đủ bản lĩnh, hoặc chạy theo những cám dỗ vật chất tầm thường, rất dễ thỏa hiệp bỏ qua các biểu hiện tiêu cực, mục đích giữ an toàn cho bản thân.
Trước những vụ việc nhà báo bị dọa dẫm, thuê xã hội đen hành hung... thì chỗ dựa duy nhất còn lại cho những nhà báo, chính là cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó có lực lượng công an. Song, qua sự kiện 2 nhà báo của VOV bị chính cái lực lượng được các nhà báo làm chỗ dựa tinh thần, đó là lực lượng công an, dân phòng... hành hung, đánh hội đồng một cách dã man như vậy, các nhà báo không khỏi hoang mang. Vậy mà ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên lại báo cáo với Thủ tướng Chính phủ rằng, cuộc cưỡng chế được thực hiện an toàn, không xảy ra bất cứ thương vong nào, rằng có thế lực thù địch tạo dựng ra các video clip nhằm bôi nhọ chính quyền... Mới đây, tôi lại đọc được lời phát biểu của ông Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên, cho rằng những người hành hung 2 nhà báo "là các dân phòng", thì cảm giác của tôi là càng phẫn nộ.
Nếu vụ việc này không được xử lí nghiêm túc, minh bạch theo quy định của pháp luật, những người công an, dân phòng... trong lực lượng cưỡng chế của Văn Giang đã tham gia hành hung 2 nhà báo không bị xử lí, tôi e rằng sẽ trở thành tiền lệ xấu và các nhà báo ngày càng dễ gặp nguy hiểm khi tác nghiệp tại những điểm nóng. Đặc biệt đối với các nhà báo hoạt động trong lĩnh vực chống tiêu cực, tham nhũng càng dễ gặp nguy hiểm, bởi không có gì giúp bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho họ. Với tư cách một nhà báo nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, chống tiêu cực, tham nhũng trên báo chí, tôi cho rằng, hành vi của các cán bộ, chiến sĩ công an và dân phòng... nói trên đã vi phạm pháp luật hình sự. Tôi kiến nghị các cơ quan chức năng làm rõ sai phạm của những cán bộ, chiến sĩ công an tham gia hành hung 2 nhà báo, xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật.
Nhà báo Nguyễn Hữu Tuấn- Báo Pháp luật Việt Nam:
"Nếu không có clip, vụ việc đã bị chìm xuồng"
Hình ảnh từ video clip đã được 2 nhà báo xác nhận
Ngay khi xem clip 2 người bị công an và một số người đeo băng đỏ dùng gậy, dùi cui đánh tới tấp, tôi đã rất phẫn nộ và không thể tưởng tượng nổi đó là hành vi của những người được Nhà nước giao cho nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, tính mạng, tải sản của nhân dân.
Dù chưa xác định bị hại trong vụ việc này là ai thì cơ quan chức năng cũng cần khẩn trương xác định danh tính những công an và những người đeo băng đỏ, yêu cầu họ báo cáo, giải trình và có hình thức xử lý theo quy định. Khi có 2 người nhận là bị hại trong vụ việc này đề nghị giải quyết vụ việc thì cho dù hai người này là ai (phóng viên hay người dân) thì cơ quan chức năng càng cần phải khẩn trương điều tra rõ. Trước hết, cần cho hai phóng viên đi giám định thương tích để có căn cứ khởi tố vụ án Cố ý gây thương tích. Cũng cần loại trừ yếu tố "công vụ" để giảm nhẹ mức nghiêm trọng của vụ việc này vì chẳng có công vụ hay quy định nào cho phép công an đánh người trong trường hợp này cả: Người bị đánh không có hành vi chống đối, địa điểm đánh người ngoài phạm vi cưỡng chế...Thậm chí, nếu xác định đúng người bị đánh là 2 phóng viên đến hiện trường tác nghiệp thì hành vi đánh người này còn nguy hiểm hơn vì nhằm mục đích "Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân".
Tôi không đồng tình với biện minh của ông Bùi Huy Thanh- Chánh VP UBND tỉnh Hưng Yên rằng "Chưa có bằng chứng hay nhân chứng khẳng định 2 nhà báo VOV chính là 2 người bị đánh trong clip đang phát tán trên mạng vì hình ảnh quay quá xa và mờ không thể nhìn rõ mặt người bị đánh và người đánh" và "đề nghị các nhà báo cung cấp clip gốc". Theo thông tin thì có thể thấy việc nhà báo Nguyễn Ngọc Năm là có thật (có lập biên bản tại trụ sở VKSND huyện, có vết thương...). Nếu ông Thanh bảo người bị đánh không phải là anh Năm thì cũng có nghĩa trong vụ cưỡng chế tại Văn Giang, đã có ít nhất hai vụ đánh người. Tại sao ông Thanh không kêu gọi ai là nạn nhân của vụ đánh người đến cơ quan công an trình báo để trả lời trước công luận. Tôi cũng khó hiểu trước việc, những người đánh người trong clip nói trên đều là cán bộ, có hiểu biết pháp luật nhưng tại sao họ không đến "tự thú" tại cơ quan công an, gây khó khăn cho tỉnh Hưng Yên trong việc xác minh vụ việc? Thay vì đòi Clip gốc, đòi nhân chứng, tại sao ông Thanh không kêu gọi công an "tự thú" trước?
Ông Thanh cũng cần hiểu rằng, đa số các các vụ án đều không có clip nhưng cơ quan điều tra vẫn xác minh được thủ phạm nhờ các chứng cứ khác. Nếu đòi clip gốc hoặc đòi hỏi người ra làm chứng, ông Thanh có cam kết đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ cho họ, đảm bảo cho những nhân chứng này không bị trả thù? Có Clip còn trả lời vòng vo như vậy, nếu không có clip thì tôi nghĩ rằng, vụ việc sẽ bị chìm xuồng.
Nhà báo Hà An- Chuyên san Tài hoa trẻ của báo Giáo dục thời đại
"Vụ việc này khiến người làm báo cảm thấy hoang mang"
Tôi không đồng ý việc hành hung nhà báo vì thật ra đó không phải là nơi mà ủy ban tỉnh có lệnh cấm tác nghiệp mà cho dù đó có là nơi bị cấm đi nữa thì cũng không cần thiết phải dùng đến vũ lực. Làm như vậy sẽ khiến anh em báo chí không còn yên tâm để cống hiến, để đấu tranh. Thực tế, từ vụ cưỡng chế tại Văn Giang có rất ít thông tin từ báo chí chính thống, vì nhà báo không có điều kiện tác nghiệp ở đây. Chúng tôi là những người làm báo trẻ, sau vụ việc này, cảm thấy hoang mang, cảm giác như chúng tôi đơn độc. Ngoài đối mặt với những lực lượng đầu gấu coi thường pháp luật, chúng tôi còn đối mặt với chính những người am hiểu và thực thi pháp luật.Vậy không hoang mang sao được???
Theo Infonet
Phát ngôn gây sốc của "quan" Hưng Yên "Dù hai người đó không phải nhà báo thì cũng là những công dân, họ không có hành động chống đối và không có hung khí gì. Hành động như vậy là không thể chấp nhận", "Nếu không phải là nhà báo thì là dân thì có quyền đánh sao? Cho dù đó là ai, lực lượng cưỡng chế cũng không được phép...