Bộ Tài chính trình phương án ‘cứu’ Công ty Metro số 1 TP.HCM
Bộ Tài chính vừa trình Thủ tướng phương án bổ sung vốn điều lệ cho Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM (đơn vị vận hành metro số 1).
Đây là tin vui cho người lao động công ty này, bởi suốt cả năm qua, họ không có lương.
Metro số 1 sẽ chạy thử đoạn trên cao vào 21-12 – Ảnh: CHÂU TUẤN
Theo Bộ Tài Chính, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, có vốn điều lệ ban đầu 14 tỉ đồng. Công ty mới đi vào hoạt động, đang trong giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc tiếp nhận, triển khai, quản lý, vận hành bảo dưỡng metro số 1 khi hoàn thành.
Hiện công ty chưa tiếp nhận tải sản bàn giao để đi vào hoạt động thương mại nên chưa phát sinh doanh thu, chỉ phát sinh chi phí. Do vậy, TP.HCM chưa giao chỉ tiêu, chưa đánh giá được hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp theo quy định.
Bộ Tài chính cho hay việc UBND TP kiến nghị Thủ tướng phê duyệt chủ trương bổ sung vốn điều lệ cho công ty từ nguồn chi đầu tư phát triển của ngân sách TP với số tiền là 268 tỉ đồng để đảm bảo mức vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỉ đồng là phù hợp với quy định .
Để đảm bảo căn cứ pháp lý, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng trình Chính phủ ban hành nghị quyết về việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với công ty trên. Trong đó, Chính phủ giao Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ, UBND TP quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho công ty và doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo thẩm quyền.
UBND TP chịu trách nhiệm toàn diện về việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho công ty theo quy định của pháp luật (bao gồm việc xác định vốn điều lệ cần bổ sung và nguồn bổ sung). Sau khi công ty tiếp nhận tài sản hoàn thành bàn giao từ dự án metro số 1 ( Bến Thành – Suối Tiên), TP.HCM chỉ đạo công ty xây dựng phương án xác định lại vốn điều lệ theo đúng quy định.
Như vậy, với việc Bộ Tài chính trình phương án bổ sung vốn điều lệ, đây thực sự là một tin vui bước đầu cho người lao động công ty. Bởi suốt cả năm qua, do thiếu kinh phí nên toàn bộ tập thể không ai được trả lương, số tiền nợ lương đến nay hơn 2,9 tỉ đồng.
Video đang HOT
Thiếu kinh phí thời gian dài đã dẫn đến nhiều nhân sự có trình độ cao từ nước ngoài về đầu quân công ty đã nghỉ việc, đội ngũ nhân sự kỹ thuật, vận hành, bảo dưỡng cũng chưa được tuyển dụng đúng theo kế hoạch. Mặc dù, theo các nhà thầu thi công dự án metro số 1, giai đoạn này là thời điểm tốt nhất để các nhân sự có thể tiếp cận, quan sát, chứng kiến quá trình thi công, lắp đặt thực tế.
Cùng với phương án trình bổ sung vốn điều lệ của Bộ Tài chính, về giải pháp trước mắt, UBND TP đã yêu cầu các sở ngành liên quan nghiên cứu phương án cho tạm ứng kính phí để công ty giải quyết tiền lương cho người lao động trong bối cảnh Tết đang cận kề.
Công ty Metro Hà Nội được tạm ứng ra sao ?
Cũng theo Bộ Tài chính, sau khi Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội thành lập, UBND TP Hà Nội đã thực hiện tạm ứng kinh phí để đảm bảo các điều kiện cho duy trì bộ máy quản lý và tổ chức đào tạo nhân lực để sẵn sàng tiếp nhận tuyến đường sắt với số tiền hơn 90 tỉ đồng. Đồng thời, TP Hà Nội cũng cho tạm ứng kinh phí để thực hiện dự án hỗ trợ quản lý, vận hành khai thác tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông với số tiền hơn 136 tỉ đồng.
Nguồn kinh phí tạm ứng được sử dụng bằng nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc TP Hà Nội và công ty phải hoàn trả lại khi được cấp vốn điều lệ.
'Gặp Thủ tướng, các địa phương lại xin tháo gỡ cho cây cầu, vài công trình vì ngoài tầm giải quyết'
Theo TS Nguyễn Minh Hòa, việc phân quyền khi thực hiện chính quyền đô thị hiện nay có độ mở chưa cao, địa phương khó chủ động.
Khi làm việc với Thủ tướng, địa phương lại xin tháo gỡ nhiều thứ vụn vặt vì dự án nhỏ nhưng ngoài tầm địa phương.
PGS.TS Vũ Tuấn Hưng - Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ và PGS.TS Lâm Nhân - Trường đại học Văn hóa TP.HCM - chủ trì hội thảo - Ảnh: THẢO LÊ
Sáng 14-12, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ kết hợp Trường đại học Văn hóa TP.HCM tổ chức hội thảo khoa học phát triển giá trị truyền thống trong tiến trình xây dựng chính quyền đô thị tại TP.HCM.
Phân quyền ở Việt Nam có độ mở chưa lớn
Tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Minh Hòa (Hội Quy hoạch phát triển TP.HCM) đã nêu quan điểm về phân cấp, phân quyền và cho rằng đây là vấn đề khó nhất trong xây dựng chính quyền đô thị. Theo ông, các địa phương hiện nay đề xuất phân cấp phân quyền để dễ phát triển hơn nhưng việc này rất khó thực hiện.
Dẫn bài viết "Nỗi lo sau tin vui metro số 1 chạy thử" trên báo Tuổi Trẻ, TS Nguyễn Minh Hòa cho rằng hiện nay tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) cơ bản đã hoàn thành nhưng "khổ cái là không có người vận hành".
Ông kể cách đây 2 năm, TP.HCM cử 30 người sang Nhật học vận hành tuyến metro, trong đó có sinh viên của ông. Tuy nhiên, sau 2 năm không trả lương nên các nhân sự này đều bỏ đi.
"Vừa qua, TP.HCM có ý kiến sẽ chi trả số tiền này. Tuy nhiên khi trình Bộ Tài chính thì không được chấp nhận, quan điểm của bộ là không được lấy ngân sách ra trả mà khi tàu vận hành, bán vé thì trả lương", ông Nguyễn Minh Hòa nói.
Theo ông, Việt Nam có phân cấp phân quyền nhưng khác với mô hình các nước là phân quyền theo lãnh thổ. Ở các nước, thị trưởng có quyền làm tất cả mọi việc để phát triển bang, nhưng thể chế này có hạn chế là rất dễ ly khai, cục bộ địa phương. Tại Việt Nam, không thể đòi hỏi phân quyền hoàn toàn cho một địa phương nào được.
Ông nhìn nhận phân cấp, phân quyền ở Việt Nam có sự kiểm soát lớn và độ mở chưa lớn. Dẫn chứng như nghị quyết 54 mở ra cho TP.HCM khá nhiều quyền quan trọng nhưng hiệu quả mang lại rất thấp. Một trong những lý do, ông cho rằng là vì TP có quyền nhưng quy trình ra quyết định không thay đổi.
"TP.HCM muốn thu phí cảng biển, thu phí xe hơi vào khu vực trung tâm thì phải có đề án trình các bộ Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường. Khi các bộ này đồng ý thì trình Thủ tướng để Thủ tướng xem xét trình Quốc hội. Chỉ cần một bộ nào đó không đồng ý sẽ bị bác bỏ hoặc đi lòng vòng rất lâu", ông Nguyễn Minh Hòa nói.
PGS.TS Nguyễn Minh Hòa (Hội Quy hoạch phát triển TP.HCM) phát biểu - Ảnh: THẢO LÊ
Làm việc với TP.HCM, Thủ tướng cũng đã từng nói về vấn đề "đường đi của văn bản rất lòng vòng, có khi 6 tháng, 1 năm chưa đến được Thủ tướng". Chính cái lòng vòng này làm TP mất cơ hội, chậm tiến độ các dự án và để lại nhiều tiêu cực.
Chính phủ kiến tạo, địa phương hành động
Ông cũng nói thêm, có thực trạng là khi Thủ tướng đến làm việc, các địa phương lại xin tháo gỡ những chuyện khá vụn vặt liên quan đến một cây cầu, vài mẫu đất, một con đường. Ông cho rằng dù đây là những dự án rất nhỏ nhưng khi thực hiện lại ngoài tầm giải quyết của địa phương.
Để giải quyết các vấn đề kịp thời, Thủ tướng đã lập tổ công tác giúp các địa phương tháo gỡ các vướng mắc. Tuy nhiên, theo ông Hòa, đây cũng chỉ là giải pháp tình thế, về lâu dài cần phải có cách thức căn cơ hơn.
Cũng theo ông Hòa, cần cải cách quy trình, các bộ nên tập trung quản lý nhà nước, không nên tham gia quá sâu vào công tác quản lý địa phương, để các địa phương chủ động thực hiện và có sự giám sát của các bộ.
Thời gian qua, lãnh đạo TP.HCM cũng thấy khó mà xin phân cấp, phân quyền toàn diện, thay vào đó là xin từng món.
Chẳng hạn như trong đề xuất nghị quyết thay thế nghị quyết 54, TP có kiến nghị phân cấp cho UBND TP được phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị nằm trong tổng thể quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt. Tức là xin trung ương được quyền phê duyệt, điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị mà không phải xin các bộ ngành như trước đây, tất nhiên phải nằm trong tổng thể quy hoạch chung.
"Đó chính là cách tiếp cận mới, được tự do hành động trong khuôn khổ và hành lang pháp lý. Đó là phân quyền có nguyên tắc", ông Hòa nói.
Ông Nguyễn Minh Hòa cho rằng cần tính toán đến một Chính phủ kiến tạo, địa phương hành động. Tức là Nhà nước, Chính phủ lập hành lang pháp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật, công cụ kiểm sát, còn lại phân quyền cho các tỉnh thành thực hiện.
Đề xuất ghi âm để dẹp chuyện ngân hàng ép khách mua bảo hiểm, có khả thi? Giới chuyên gia băn khoăn, việc thực hiện ghi âm như thế nào khi tư vấn bằng hình thức khác như qua tin nhắn, email; việc lưu trữ ra sao?... Hiện Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm. Trong đó, nội dung được nhiều...