Bộ Tài chính trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 65 nhằm “gỡ khó” cho thị trường trái phiếu
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 65 với một số đề xuất đáng chú ý như lùi một năm thực hiện quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, xếp hạng tín nhiệm với nhà phát hành và cho phép kéo dài kỳ hạn trái phiếu.
Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế.
Nâng tiêu chuẩn nhà đầu tư chuyên nghiệp từ năm 2024
Theo dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất giãn thời gian thực hiện thêm một năm đối với quy định về xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại Nghị định 65, từ ngày 1/1/2023 sang ngày 1/1/2024. Nghị định 65 quy định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp phải đảm bảo danh mục nắm giữ có giá trị trung bình 2 tỷ đồng tối thiểu trong 180 ngày, không bao gồm tiền đi vay.
Trong tờ trình Chính phủ dự thảo nghị định mới, bộ này báo cáo thị trường đang gặp khó khăn về thanh khoản. Việc giãn thời gian thực hiện quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong vòng 1 năm sẽ giúp thị trường có thêm thời gian điều chỉnh và có thể duy trì cầu đầu tư trái phiếu của nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân.
Giãn yêu cầu xếp hạng tín nhiệm thêm một năm
Bộ Tài chính cũng kiến nghị Chính phủ cho phép hoãn thực hiện quy định về yêu cầu bắt buộc xếp hạng tín nhiệm trong vòng 1 năm, từ ngày 1/1/2024 sẽ thực hiện thay vì từ 1/1/2023 như quy định tại Nghị định 65. Đối với trái phiếu chào bán ra công chúng, doanh nghiệp phát hành vẫn phải xếp hạng tín nhiệm từ đầu năm sau.
Video đang HOT
Trước đó, Nghị định 65 yêu cầu từ ngày 1/1/2023, hồ sơ chào bán trái phiếu của doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải có kết quả xếp hạng tín nhiệm, được áp dụng với những doanh nghiệp có (i) tổng giá trị trái phiếu huy động trong 12 tháng lớn hơn 500 tỷ đồng và lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu hoặc (ii) tổng dư nợ trái phiếu lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu.
Cho phép kéo dài kỳ hạn trái phiếu
Đáng chú ý, Bộ Tài chính còn đề xuất cho phép doanh nghiệp được thay đổi kỳ hạn, hoán đổi trái phiếu đã phát hành theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu tối đa không quá 2 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư. Việc gia hạn phải được các chủ sở hữu trái phiếu đại diện trên 65% tổng số trái phiếu lưu hành chấp thuận.
Theo Bộ Tài chính, trong bối cảnh thị trường tài chính, tiền tệ gặp khó khăn về thanh khoản, doanh nghiệp khó phát hành trái phiếu mới trong khi lại có áp lực trả nợ đối với trái phiếu đáo hạn năm 2023-2024. Do đó, quy định này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giảm lượng trái phiếu đáo hạn đạt đỉnh vào 2 năm tới và có khả năng huy động vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và cơ cấu lại các khoản nợ.
Ngoài ra, trong dự thảo nghị định mới, Bộ Tài chính cũng kiến nghị cho phép doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu thỏa thuận về việc chuyển đổi khoản thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn thành khoản vay hoặc tài sản khác.
Bộ Tài chính nhận định thị trường trái phiếu đang gặp khó khăn do (1) sai phạm của một số doanh nghiệp bị cơ quan điều tra phát hiện và một số thông tin thất thiệt đã ảnh hưởng đến thị trường và niềm tin của nhà đầu tư; (2) thanh khoản của cả nền kinh tế gặp khó khăn nên doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và cân đối dòng tiền; (3) lãi suất ngân hàng tăng mạnh trong thời gian ngắn dẫn đến xu hướng dịch chuyển dòng vốn từ thị trường chứng khoán sang kênh ngân hàng, nhà đầu tư bán TPDN để chuyển sang gửi tiết kiệm với lãi suất cao.
Do đó, Bộ Tài chính đã kiến nghị Chính phủ và các có cấp thẩm quyền các giải pháp vĩ mô về chính sách tiền tệ, vấn đề truyền thông, thanh kiểm tra và tổ chức thị trường để lấy lại niềm tin và tháo gỡ khó khăn thanh khoản cho thị trường.
Chứng khoán Việt Nam đang đem đến cơ hội mua gom và tích sản cổ phiếu
Theo ông Nguyễn Minh Hoàng, nếu khối ngoại tiếp tục mua ròng mạnh cùng lực mua của NĐT trong nước quay trở lại, thị trường sẽ xuất hiện những phiên giao dịch "bùng nổ".
Vẫn còn những quan điểm trái chiều về việc đây là xu hướng tăng mạnh, hay chỉ là 1 nhịp hồi ngắn hạn. Tuy nhiên, điều chắc chắn là khi thị trường điều chỉnh và phân hoá, cũng chính là cơ hội để nhìn nhận những cổ phiếu và nhóm ngành vượt trội so với thị trường chung. Với biên độ dao động mạnh của VN-Index hiện nay, chiến lược đầu tư ra sao để đảm bảo an toàn, nhưng không bỏ lỡ cơ hội?
Nhiều vấn đề vĩ mô đang dần được tháo gỡ, thị trường về vùng hấp dẫn
Trong chương trình Khớp lệnh, ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán Nhất Việt (VFS) bày tỏ quan điểm rằng: " Thị trường hiện đang giao dịch ở vùng giá hấp dẫn cho việc mua gom và tích sản cổ phiếu".
Lý giải về quan điểm tích cực trên, ông Hoàng cho biết tâm lý nhà đầu tư đã được "cởi trói" sau cú sập khiến VN-Index tạo đáy giữa tháng 11 vừa qua. Nếu khối ngoại tiếp tục mua ròng mạnh cùng lực mua của NĐT trong nước quay trở lại, vị chuyên gia cho rằng thị trường sẽ tiếp tục xuất hiện những phiên giao dịch "bùng nổ".
Theo góc nhìn của chuyên gia Nhất Việt, tình hình vĩ mô Việt Nam đang dần tốt lên, đồng nghĩa với việc thời điểm xấu nhất đã qua, những tín hiệu không mấy tích cực đang bắt đầu có dấu hiệu đi ngang và đi xuống. Trong bối cảnh đó, nhà đầu tư ngoại đang có sự đặt cược rất lớn cho thời điểm này, minh chứng bằng việc họ mua vào rất mạnh mẽ trong hơn 1 tháng nay. Ngoài ra, cường độ và quy mô của các phiên giao dịch đều lớn nên thị trường khó có thể quay lại nhịp giảm sâu .
" Bên cạnh những khó khăn còn tồn tại, những nhà đầu tư nước ngoài đâu đó đã bắt đầu đặt cược rằng thị trường Việt Nam sẽ tốt lên", ông Hoàng cho hay.
Đánh giá về mặt kỹ thuật, ông Nguyễn Minh Hoàng cho rằng dòng tiền và sức mạnh giá đang rất ổn định, thanh khoản nhiều phiên vượt mức 20.000 tỷ đồng. Nếu dòng tiền tiếp tục duy trì ở mức 19.000-20.000 tỷ đồng, sóng hồi sẽ vẫn tiếp diễn.
Đánh giá về mặt vĩ mô, ông Hoàng chỉ ra một số vấn đề lớn mà vĩ mô đang gặp phải như lạm phát, thanh khoản, trái phiếu hay lãi suất. Điểm tích cực là những vấn đề này đã lộ diện dần và đang được tháo gỡ. Điển hình như thanh khoản được cải thiện trong ngắn hạn, hay việc NHNN có dấu hiệu mua lại USD trên thị trường vào tháng 10 hay 11 vừa qua.
Bên cạnh đó, một trong những vấn đề mang sức ép rất lớn thời gian qua là tỷ giá, ông Hoàng chỉ ra việc đồng USD đang suy yếu dần khi hạ giá nhanh và chỉ số CPI của Mỹ cũng đang cho dấu hiệu đi xuống. Do đó, chính sách của FED sẽ không còn quá "diều hâu", khiến áp lực tỷ giá giảm bớt.
Nhà đầu tư đã ban đầu nhìn thấy được " ánh sáng cuối đường hầm", song cũng cần lưu ý rằng vấn đề về thanh khoản trung và dài hạn hay trái phiếu là những vấn đề lớn, không thể xử lý ngay trong một vài tháng mà là câu chuyện xử lý dài hạn, 1-2 năm thậm chí nhiều năm mới có thể dứt điểm được.
Chiến lược giao dịch khi thị trường xuất hiện rung lắc ngắn hạn
Liên quan đến cuộc họp FED diễn ra vào tuần sau, vị chuyên gia VFS cho rằng nhà đầu tư cần có những chiến lược khác nhau đối với mục đích "lướt sóng" hay đầu tư dài hạn.
Trước tiên, nhà đầu tư dài hạn nếu đã sở hữu vị thế tốt không phải quá lo lắng trước những biến động ngắn hạn. Chuyên gia Nhất Việt khẳng định: " Việc họ có vị thế tốt ở giai đoạn này, họ sẽ vẫn giữ cổ phiếu bấp chấp những rung lắc của thị trường trước các sự kiện. "
Tiếp theo, với những nhà đầu tư "lướt sóng", cần lưu ý rằng những sự kiện này có thể là điểm chốt lời của nhịp điều chỉnh ngắn hạn. " Chúng ta cần phải quan sát xem thị trường điều chỉnh có gẫy trend hay không, hoặc dòng tiền có hấp thụ được hết lực cung "bung" ra thời điểm đó hay không. Bởi nhiều nhà đầu tư đang kẹp hàng ở vùng giá trên, khi thị trường càng lên cao lực chốt bán ra sẽ càng mạnh. Đây sẽ là những câu chuyện mà những nhà đầu tư "lướt sóng" cần phải theo dõi để có thể có những chiến lược cho riêng mình", ông Hoàng cho hay.
Chứng khoán Trí Việt đổi người đại diện pháp luật khi chủ tịch bị khởi tố Sau khi Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ra quyết định khởi tố bị can Phạm Thanh Tùng, Công ty cổ phần Chứng khoán Trí Việt cũng đổi người đại diện pháp luật. Mới đây, cơ quan chức năng khởi tố ông Phạm Thanh Tùng về tội Thao túng thị trường chứng khoán căn cứ theo Quyết định khởi tố vụ án...