Bộ Tài chính nói gì về đề xuất bỏ quy định bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
Bộ Tài chính khi trả lời kiến nghị của cử tri đã cho biết quy định bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là phù hợp với xu thế chung trên thế giới.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa trả lời kiến nghị của cử tri về việc xem xét bãi bỏ quy định bắt buộc tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với mô tô, xe máy. Cử tri cho rằng chỉ nên khuyến khích tham gia loại bảo hiểm bởi hiện nay việc lập thủ tục bồi thường khi xảy ra sự cố rất phức tạp.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, việc quy định mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với mô tô, xe máy là cần thiết và đúng quy định pháp luật, đáp ứng nhu cầu thực tiễn nhằm bảo vệ lợi ích và an toàn xã hội chung, phù hợp với xu thế chung trên thế giới.
Một vụ tai nạn liên quan đến xe máy – Ảnh: NLĐO
Về cơ sở pháp lý, việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với chủ xe mô tô, xe máy được cắn cứ theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Giao thông đường bộ.
Trên thực tiễn, Bộ Tài chính cho biết theo số liệu thống kê, số vụ tai nạn giao thông do môtô 2 bánh, xe gắn máy, xe máy chiếm tỉ lệ khoảng 70% trong tổng số vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Hậu quả tai nạn giao thông đã gây ra thiệt hại không chỉ đối với nạn nhân (về sức khoẻ, tính mạng, tài sản) mà còn đối với cả chủ xe (chi trả bồi thường, thiệt hại về gián đoạn kinh doanh, chi phí pháp lý), gây ảnh hưởng chung đến toàn xã hội.
Video đang HOT
Do đó, nhằm phát huy vai trò, ý nghĩa xã hội và tính nhân đạo của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, từ năm 1988, Chính phủ cũng đã quy định loại hình bảo hiểm này là loại hình bảo hiểm bắt buộc và lần lượt ban hành các Nghị định liên quan vấn đè này. Bộ Tài chính cho biết nhiều nước trên thế giới cũng triển khai loại hình bảo hiểm này với hình thức bắt buộc.
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tế triển khai thời gian qua, nhằm cắt giảm thủ tục, tăng cường công tác tạm ứng bồi thường, giải quyết bồi thường bảo hiểm và tạo thuận lợi về thực hiện bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 03/2021 thay thế Nghị định số 103/2008, qua đó sửa đổi, bổ sung các quy định về công tác tạm ứng bồi thường, cắt giảm hồ sơ bồi thường, đấy mạnh công tác giải quyết bồi thường.
Theo Bộ Tài chính, Nghị định số 03 cũng quy định rõ trách nhiệm cung cấp hồ sơ bồi thường bảo hiểm của các bên, thời hạn thanh toán bồi thường.
Nghị định 03 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới quy định về hồ sơ đã được đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chi trả bồi thường bảo hiểm. Theo đó, nếu tai nạn không gây tử vong, các bên không cần thu thập tài liệu từ cơ quan công an, doanh nghiệp chỉ cần lập biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại trước khi tiến hành chi trả bồi thường với sự thống nhất của bên mua bảo hiểm.
Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng. Mức tạm ứng từ 10-70% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định.
Đôn đốc, gỡ vướng đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
Sáng 18/5, Tổ công tác số 6 của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc làm tổ trưởng đã có buổi làm việc với 5 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Yên, Bình Phước, Bình Thuận, Khánh Hòa để đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Tổ trưởng Tổ kiểm tra số 6 kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã giao Tổ trưởng tổ công tác số 6 thực hiện kiểm tra giải ngân đầu tư công của 4 tháng đầu năm 2022 tập trung vào 5 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Yên, Bình Phước, Bình Thuận, Khánh Hoà.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, số vốn đầu tư công Chính phủ giao cho 5 tỉnh là gần 26.700 tỷ đồng và hiện nay mới giải ngân được hơn 5.071 tỷ đồng đạt 19% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao năm 2022; trong đó, tỉnh Bình Thuận có số giải ngân cao nhất đạt 28,5%, tỉnh Khánh Hòa thấp nhất trong 5 tỉnh, đạt 14,5%.
Bộ trưởng cho rằng, đã gần hết nửa năm, nhưng tỷ lệ giải ngân tại các địa phương này rất thấp, chưa kể nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia vừa phân bổ, nguồn vốn ngân sách nhà nước và gói kích cầu. Các tỉnh cần báo cáo những khó khăn, vướng mắc, những lực cản và giải pháp khắc phục cũng như các kiến nghị nhằm tháo gỡ những nút thắt này. Sau cuộc họp, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy giải ngân.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đề nghị, các tỉnh lưu ý đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công và coi đây là động lực để tăng trưởng. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu ngân sách. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam vừa trải qua dịch bệnh nặng nề, đang phục hồi thì giải pháp về tăng cường đầu tư công là giải pháp trọng tâm.
Tại cuộc họp các địa phương đã nêu ra một số lý do khiến tiến độ giải ngân chậm như trong quý I/2022 dịch bệnh vẫn ảnh hưởng đến tiến độ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng tiến độ thực hiện các dự án; giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao trong thời gian qua khiến các doanh nghiệp, nhà thầu thi công cầm chừng hoặc tạm dừng thi công, dự án phải điều chỉnh chủ trương, điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Bên cạnh đó là nguyên nhân giải phóng mặt bằng; vướng về đơn giá, hệ số điều chỉnh giá đất, phương án đền bù...; các dự án mới khởi công đang triển khai thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán, tổ chức đấu thầu xây lắp chưa giải ngân được vốn...
Bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết, đến thời điểm hiện tại, tỉnh này đã thực hiện phân bổ 100% kế hoạch vốn đồng thời cũng đã giải ngân đạt 20% kế hoạch.
Theo bà Trần Tuệ Hiền, nguyên nhân khiến việc giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh gặp khó khăn là do giải phóng mặt bằng chậm; thời gian thực hiện phê duyệt các bản vẽ thiết kế thi công mất nhiều thời gian. Hơn nữa còn có những nguyên nhân khách quan như việc tăng giá nguyên vật liệu, mùa mưa đến sớm nên đã ảnh hưởng tới tiến độ thi công.
Đưa ra các giải pháp khắc phục, một số bộ, ngành tại cuộc làm việc đã có những phương án hết sức cụ thể. Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, chậm giải phóng mặt bằng không phải do chế độ mà do tổ chức thực hiện. Khi thực hiện, các địa phương phải theo hình thức cuốn chiếu, đây là vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh chỉ đạo.
Về kéo dài vốn ngân sách từ 2021 sang 2022, theo đại diện đến từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý cho phép, trong tuần này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thông báo các địa phương danh mục và mức vốn kéo dài.
Các tỉnh cũng đã kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc một số vấn đề như đề nghị kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn ngân sách trung ương trong nước đã được giao kế hoạch năm 2021 sang năm 2022.
Cùng đó, sớm thông báo kế hoạch vốn trung hạn 2021-2025 và kế hoạch năm 2022 cho các Chương trình mục tiêu quốc gia để kịp thời chuẩn bị thủ tục, giải ngân kế hoạch vốn được giao và sớm có thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo Bộ trưởng, dự báo tới đây, sẽ còn nhiều khó khăn nên cần tập trung tháo gỡ các vướng mắc, gỡ khó cho doanh nghiệp để công trình đẩy nhanh tiến độ, đưa nhanh vào sử dụng, phát huy hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng, chống lạm phát.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đề nghị các địa phương phải tập trung phân bổ hết số vốn được giao; tháo gỡ giải phóng mặt bằng; UBND tỉnh cần yêu cầu liên sở Xây dựng - Tài chính công bố giá kịp thời, sát thực tế giá nguyên vật liệu; đôn đốc thi công nhanh, nghiệm thu nhanh, bố trí vốn đủ để thanh toán; điều chỉnh vốn cho các dự án tiến độ nhanh, phát huy hiệu quả theo thẩm quyền; thường xuyên kiểm tra công tác giải ngân, giải phóng mặt bằng, đôn đốc thực hiện các dự án đầu tư.
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN
Về chính sách pháp luật, Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành, báo cáo Chính phủ, Quốc hội để sửa luật, nếu cần thiết có thể báo cáo Quốc hội ban hành nghị quyết.
Chính sách tài khóa linh hoạt, giữ ổn định kinh tế vĩ mô Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong giai đoạn ảnh hưởng dịch COVID-19, ngành tài chính đã chủ động, linh hoạt sáng tạo trong điều hành chính sách tài khóa, vừa huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phòng chống dịch, vừa hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân vượt qua khó...