Bộ tài chính: Mỗi km cao tốc cần chi phí bảo trì 830 triệu đồng/năm
Theo thống kê Bộ Tài chính vừa công bố, kinh phí bảo trì bình quân đối với các tuyến đường cao tốc do Tổng cục Đường bộ quản lý là 830 triệu đồng một km mỗi năm.
Con số này gần gấp đôi phí bảo trì dành cho đường quốc lộ thông thường là 450 triệu đồng.
Hình minh họa
Tuy nhiên, vốn ngân sách nhà nước bố trí cho quản lý và bảo trì hàng năm chỉ đáp ứng khoảng 35-40% nhu cầu tối thiểu. Điều này khiến chất lượng đường xuống cấp nhanh do không được bảo dưỡng, sửa chữa đầy đủ.
Video đang HOT
Việt Nam hiện có 16 tuyến cao tốc với chiều dài 968,7 km, mới đạt khoảng 15% so với quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc 21 tuyến dài 6.411 km. Xây dựng đường cao tốc đòi hỏi lượng vốn rất lớn, cụ thể suất đầu tư mỗi km cao tốc 4 làn khoảng 130 tỷ đồng và 6 làn khoảng 190 tỷ đồng.
Bộ Tài chính cho rằng, thực trạng này là một trong những nguyên nhân cần thiết cho sự ra đời của Nghị quyết về phí sử dụng đường cao tốc do nhà nước đầu tư.
Bộ này đang nghiêng về phương án bổ sung dịch vụ sử dụng đường cao tốc vào danh mục giá dịch vụ do Nhà nước định giá, thay vì phương án bổ sung khoản thu này vào phí sử dụng đường bộ. Quy định mới có thể giúp huy động kịp thời nguồn lực từ người sử dụng để đầu tư xây mới và bảo trì các tuyến đường.
“Trường hợp không tổ chức thu phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ sẽ có xu hướng tập trung di chuyển trên đường cao tốc”, tờ trình của Bộ Tài chính gửi Chính phủ nêu. Điều này dẫn đến lưu lượng phương tiện trên đường cao tốc tăng cao, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, giảm vận tốc lưu thông, hiệu quả khai thác đường cao tốc…
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng lo ngại việc thu phí dẫn đến phản ứng tiêu cực từ người dân cho rằng phí chồng phí. Bởi nhà nước đang thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện để bảo trì hệ thống đường bộ, còn doanh nghiệp đầu tư xây dựng đường bộ cũng thu phí theo cơ chế giá để hoàn vốn đầu tư.
Ngành Tài chính sẵn sàng ứng phó với thiên tai trong điều kiện dịch bệnh Covid-19
Bộ Tài chính vừa có Công văn số 9901/BTC-KHTC/2020 yêu cầu các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ rà soát, chủ động phương án sẵn sàng ứng phó với thiên tai trong điều kiện dịch bệnh Covid-19.
Công văn nêu rõ, từ đầu năm đến nay, thiên tai đã diễn ra bất thường, cực đoan gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của nhân dân các vùng miền trên cả nước như: dông, lốc, sét, mưa đá trên diện rộng, lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh miền núi phía Bắc, hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử tại Đồng bằng sông Cửu Long...
Hiện nay, đã bước vào mùa mưa bão chính vụ, theo dự báo trong thời gian tới sẽ tiếp tục xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta, mưa lớn hầu khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Cán bộ chiến sỹ Đồn BP Mường Típ giúp các hộ gia đình dọn dẹp vệ sinh sau lũ (tháng 8/2018). Ảnh tư liệu Hải Thượng
Để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, không để xảy ra gián đoạn, bị động trong công tác phòng, chống dịch bệnh khi có tình huống thiên tai xảy ra, lãnh đạo Bộ đề nghị Thủ trưởng các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các đơn vị thuộc Bộ Tài chính thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể:
Theo dõi thường xuyên các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết và diễn biến dịch bệnh Covid-19 qua các phương tiện thông tin đại chúng, bản tin Viber, Facebook... của Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế để thông báo, hướng dẫn kịp thời các đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (CBCC) chủ động phòng tránh, ứng phó đảm bảo an toàn hai mục tiêu kép nêu trên.
Đối với các đơn vị trên địa bàn các tỉnh, thành phố đã, đang có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh Covid-19, song song với triển khai ứng phó với dịch bệnh, các địa phương cần chỉ đạo rà soát, điều chỉnh kế hoạch, phương án ứng phó với thiên tai phù hợp theo hướng phát huy tối đa phương châm "4 tại chỗ" và yêu cầu, chỉ đạo của chính quyền địa phương để sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả trong điều kiện sự hỗ trợ từ bên ngoài gặp nhiều hạn chế, đặc biệt là đảm bảo an toàn về người, tài sản, hồ sơ tài liệu của đơn vị.
Đối với các đơn vị trên địa bàn các tỉnh, thành phố khác rà soát, cập nhật, bổ sung phương án ứng phó thiên tai cho phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể tại địa phương khi có dịch bệnh xảy ra.
Mưa lũ (tháng 8/2019) khiến nước sông Nậm Mộ lên cao. Ảnh tư liệu: Duy Khánh
Đối với các đơn vị có địa điểm giao dịch thường xuyên với khách hàng (Kho bạc nhà nước,Thuế, Hải quan...) cần chú trọng chuẩn bị các trang thiết bị, phương tiện, vật tư y tế cần thiết, như: máy đo thân nhiệt, khẩu trang y tế, hóa chất khử trùng, dung dịch sát khuẩn... để chủ động kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm đảm bảo an toàn sức khỏe CBCC và khách đến giao dịch, liên hệ công tác.
Lãnh đạo Bộ cũng yêu cầu Tổng cục Dự trữ Nhà nước rà soát, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương thực hiện và hoàn thành kế hoạch hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý được giao trong năm; đồng thời, nắm bắt và đôn đốc các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ trong việc thực hiện kế hoạch được giao để đảm bảo sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của cấp thẩm quyền nhằm kịp thời ứng phó với dịch bệnh và sự cố thiên tai xảy ra./.
Tăng mức hỗ trợ để mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ tăng mức hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, nhất là người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo. Người dân đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại huyện Thuận Châu. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN Thực...