Bộ Tài chính lên tiếng về thuế nhập khẩu trứng Artemia
Thời gian qua, một số báo phản ánh việc Bộ Tài chính ban hành chính sách thuế nhập khẩu trứng Artermia “làm khó con tôm”.
Cụ thể, theo phản ánh của báo chí, tại Thông thư 98 của Bộ Tài chính, kể từ ngày 13/8, mặt hàng trứng Artemia-sản phẩm được nhập khẩu làm thức ăn cho tôm – sẽ được áp dụng mức thuế nhập khẩu 3%. Các doanh nghiệp ngành tôm cho biết, nhiều năm nay, việc khai báo mã hàng của mặt hàng trứng Artemia được các doanh nghiệp khai báo theo đúng mã hàng quốc tế từ nước xuất khẩu là 2309.9013, tương ứng với thuế nhập khẩu tại Việt Nam là 0% được hải quan chấp thuận. Tuy nhiên, Thông tư 98 của Bộ Tài chính với việc áp thuế mới này đẩy ngành tôm vào thế bí, do các doanh nghiệp ngành tôm sẽ bị truy thu một số tiền lớn. Trước đó, Bộ Tài chính đã có động thái áp thuế 5% đối với mặt hàng trứng Artemia nhập khẩu và đã nhận được sự phản đối cực lực từ phía cộng đồng doanh nghiệp. Lý do là trước đây doanh nghiệp vẫn nhập khẩu loại thức ăn này cho tôm và được hưởng mức thuế 0% nhưng này lại bị áp mức mới, sẽ kiến doanh nghiệp bị truy thu với số tiền không nhỏ.
Trứng Artemia. Nguồn: Internet
Thông tin được Bộ Tài chính đưa ra cuối ngày 10/8 cho hay, mã số hàng hóa quy định tại danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam, biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi Việt Nam và việc phân loại hàng hóa của Hải quan Việt Nam được tuân thủ hoàn toàn theo Công ước quốc tế về mô tả và mã hóa hàng hóa (Công ước HS), danh mục thuế quan hài hòa ASEAN (AHTN).
Tham gia quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã ký kết là thành viên của Tổ chức Hải quan thế giới và Tổ chức Hải quan ASEAN, đồng thời đã ký kết Công ước HS. Do vậy, việc phân loại hàng hóa không chỉ được thực hiện thống nhất trong các đơn vị hải quan cả nước mà còn thống nhất với các quốc gia trên thế giới, đảm bảo mỗi mặt hàng chỉ có một mã số.
Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành, mặt hàng trứng Artemia còn sống, dùng làm thức ăn cho tôm được phân loại vào nhóm 05.11, mã số 0511.99.90, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 5%. Các quốc gia trên thế giới cũng phân loại thống nhất mặt hàng này vào nhóm 0511.
Trên thực tế, đa số các doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng này đã phân loại đúng theo mã số 0511.99.90. Theo số liệu báo cáo của Cục Hải quan các tỉnh thành phố thì từ năm 2009-2015, có khoảng hơn 30 doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng trứng Artemia, trong đó, khoảng hơn 20 doanh nghiệp nhập khẩu với kim ngạch chiếm 84% tổng số kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này khai báo mã số 0511.91.00 (thuế suất 5%); chưa đến 10 doanh nghiệp nhập khẩu với lượng kim ngạch chiếm 15% tổng số kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này khai báo vào nhóm 23.09 (thuế suất 0%).
Video đang HOT
“Như vậy, việc cơ quan Hải quan truy thu các doanh nghiệp khai báo mã số chưa đúng là đúng quy định của pháp luật và đảm bảo công bằng đối với các doanh nghiệp đã nhập khẩu mặt hàng này”, Bộ Tài chính khẳng định.
Liên quan đến việc áp mức thuế suất thuế nhập khẩu trứng Artemia 3%, cơ quan quản lý này cho biết, theo quy định tại biểu khung thuế suất do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành thì mặt hàng trứng Artemia có mức cao nhất là 5%, mức cam kết trần WTO là 5%.
Sau khi nhận được kiến nghị của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc điều chỉnh thuế suất với mặt hàng này, Bộ Tài chính đã dự thảo văn bản và gửi xin ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND các tỉnh, thành phố, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Thủy sản Việt Nam theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Theo ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc điều chỉnh thuế nhập khẩu mặt hàng này phải đảm bảo tính khả thi và phù hợp với Nghị quyết số 99/2015/QH13 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 là không ban hành chính sách làm giảm thu ngân sách nhà nước và mặt hàng này là mặt hàng trong nước đã sản xuất được…Qua số liệu của Tổng cục Thủy sản thì nhu cầu trong nước đối với mặt hàng này khoảng trên 200 tấn, sản xuất trong nước đáp ứng 20% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu.
Do vậy, “trên cơ sở ý kiến tham gia của các bộ, ngành, hiệp hội, Bộ Tài chính thấy cần có mức thuế hợp lý để vừa khuyến khích bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, vừa khuyến khích mặt hàng tôm giống phát triển nên đã ban hành Thông tư số 98 ngày 29/6/2016 điều chỉnh giảm mức thuế nhập khẩu trứng Artemia từ 5% xuống 3%”, Bộ Tài chính lý giải. T.Hương
Theo_Hà Nội Mới
Miễn và hoàn thuế hơn 10.000 tỷ đồng cho Formosa Hà Tĩnh
Tổng cục Thuế vừa báo cáo Bộ Tài chính về việc miễn, hoàn thuế cho Formosa trong dự thảo gửi xin ý kiến về việc đền bù thiệt hại cho các doanh nghiệp sau sự kiện 13/5/2014.
Theo dự thảo Tổng cục Thuế vừa gửi Bộ Tài Chính về một số biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) bị thiệt hại do sự kiện ngày 13/5/2014 (xô xát của người dân, công nhân một số khu công nghiệp tại một số địa phương sau việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển của Việt Nam).
Lãnh đạo Tổng cục Thuế cho hay, sau sự kiện trên, cả nước ghi nhận 778 DN được đánh giá có bị ảnh hưởng, với tổng thiệt hại là 9.900 tỷ đồng và 4,23 triệu USD. Bình Dương thiệt hại nặng nhất với 537 DN, Đồng Nai 171, TP HCM 33 và Hà Tĩnh có 1 DN là Formosa. Formosa Hà Tĩnh khai báo chịu thiệt hại lên đến 5.533 tỷ đồng.
Tuy nhiên, qua rà soát, số thiệt hại của các DN trên cả nước chỉ là 4.523 tỷ đồng và 4,23 triệu USD. Riêng thiệt hại của Formosa là 4,77 tỷ đồng, các nhà thầu làm cho Formosa là 68,32 tỷ đồng. Ngoài nhà máy của Formosa chịu ảnh hưởng trực tiếp, 16 nhà thầu chính (chủ yếu là DN đến từ Trung Quốc) đang thi công các hạng mục cho dự án Formosa cũng bị ảnh hưởng.
Để hỗ trợ, cơ quan thuế đã thực hiện gia hạn hồ sơ khai thuế và gia hạn nộp thuế cho nhiều DN. Ngoài ra còn thực hiện cơ chế giải quyết hồ sơ hoàn thuế nhanh (hoàn trước kiểm sau cho 408 hồ sơ đề nghị, với tổng số tiền hơn 15.200 tỷ đồng).
Hà Tĩnh đã hoàn cho Formosa kể từ kỳ hoàn thuế tháng 4/2014 cho đến nay số tiền 10.173 tỷ đồng, trong đó 1.185 tỷ đồng là thuế giá trị gia tăng đã nộp khâu nhập khẩu thực hiện cơ chế ghi thu ghi chi.
Formosa còn được Bộ Tài Chính miễn giảm, miễn phạt và hoàn lại số tiền thuế đã truy thu, phạt trước khi xảy ra sự kiện 13/5/2014 số tiền trị giá 71,6 tỷ đồng. Đây là số tiền miễn giảm và hoàn lại khoản thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đã nộp đối với hoạt động hút cát san nền (trong đó thuế tài nguyên là 49,2 tỷ đồng, phí bảo vệ môi trường là 22,75 tỷ đồng).
Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp.
Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng không truy thu thuế nhà thầu đối với hàng hóa, thiết bị nhập khẩu kèm theo bảo hành số tiền 176,3 tỷ đồng; không truy thu số tiền phạt vi phạm hành chính về thuế 32,88 tỷ đồng, miễn phạt vi phạm chính về thuế số tiền 1,26 tỷ đồng.
Tuy vậy, tờ trình của Tổng cục Thuế cũng chỉ rõ, qua rà soát, kiểm tra, cơ quan thuế và hải quan phát hiện nhiều sai phạm của Công ty Formosa như: Hải quan đã truy thu 5,5 tỷ đồng của Formosa vì công ty kê khai, áp mã HS chưa đúng với quy định hiện hành, dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp với mặt hàng kết cấu thép tiền chế dạng tháp và các bộ phận rời kèm theo dùng để lắp ghép nhà xưởng.
Formosa còn bị cơ quan thuế phạt vi phạm hành chính 225 tỷ đồng do kê khai, hồ sơ hoàn thuế sai quy định.
Cụ thể, trước đó, Formosa đã gửi hồ sơ yêu cầu Chi cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh hoàn cho họ 1.554 tỷ đồng từ gần 19.500 hoá đơn, chứng từ hoàn thuế. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra hồ sơ hoàn thuế của doanh nghiệp, cơ quan thuế đã phát hiện doanh nghiệp sử dụng hóa đơn hoàn thuế không đúng quy định, và do vậy không thể hoàn thuế cho doanh nghiệp.
Trước thực trạng này, Tổng cục Thuế đề nghị Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ kết thúc hỗ trợ Formosa Hà Tĩnh trước ngày 1/9/2016.
Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Văn Phụng (Vụ trưởng Vụ quản lý thuế các doanh nghiệp lớn - Tổng cục Thuế) cho hay, pháp luật đã quy định rất rõ về hoàn thuế nhập khẩu hoặc thuế giá trị gia tăng."Với thuế nhập khẩu, nếu họ nộp thừa thì hoàn lại cho họ thôi. Với Formosa cần phải xem họ được hoàn thuế trong trường hợp nào", ông nói.
Ông Nguyễn Đại Trí, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, riêng với công ty Formosa, hoàn thuế GTGT nhập khẩu theo hình thức ghi thu - ghi chi trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan xác nhận thông quan và xác định số thuế GTGT nhập khẩu phải nộp phát sinh.
Theo tờ trình của Tổng cục Thuế, DN sẽ được miễn, giảm, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị thiệt hại. Miễn thuế nhập khẩu, không thu thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng hóa của hàng hóa nhập khẩu để sửa chữa, thay thế cho máy móc, thiết bị, linh kiện bị hư hại, tổn thất. Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng bán thành phẩm để thay thế cho nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng bán thành phẩm bị mất, hoặc hư hỏng, thiệt hại. Miễn thuế nhập khẩu đối với thành phẩm hoặc bán thành phẩm nhập khẩu để bán vào thị trường Việt Nam với số lượng hợp lý, cần thiết đến hết ngày 31/12/2014.
Về thuế GTGT, Tổng cục Thuế đề xuất khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ bị thiệt hại mà không được bồi thường bảo hiểm.
Theo_Zing News
Cách tính thuế xăng dầu lại bị "tố" bất cập, thiếu minh bạch Bình luận về phương pháp tính thuế nhập khẩu bình quân gia quyền, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) cho rằng "còn bộc lộ những bất cập lớn hơn" và không đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. (Ảnh minh hoạ). Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) vừa có công văn gửi Bộ Tài chính đóng...