Bộ Tài chính khẳng định không giảm lương
Theo khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, mức lương tối thiểu năm 2014 vẫn được giữ ở mức 1,15 triệu đồng/tháng, dù tiến độ thu ngân sách 9 tháng đầu chậm hơn rất nhiều so với các năm trước và khả năng hụt thu đang hiện hữu.
Chiều 10/10, Bộ Tài chính đã tổ chức họp báo họp báo quý III để thông tin về tình hình thực hiện ngân sách 9 tháng đầu năm. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) tháng 9/2013 ước đạt 52.800 tỷ đồng, tăng khoảng 2.700 tỷ đồng ( 5,4%) so với mức thực hiện tháng 8.
Tính lũy kế đến hết tháng 9/2013, tổng thu NSNN ước đạt 543.835 tỷ đồng, chỉ bằng 66,6% dự toán, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2012.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, năm nay, tình hình kinh tế khó khăn, tiến độ thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 66,6%, chậm hơn so với tiến độ thu của các năm trước. Thông thường 9 tháng các năm trước, tiến độ thu ngân sách đạt trên dưới 80% và nếu so với năm nay, khả năng thu ngân sách không đạt được tiến độ dự toán so với mục tiêu Quốc hội đưa ra.
Điều này sẽ khiến hụt thu, nhưng hụt bao nhiêu và giải pháp bù hụt thu ngân sách thế nào, Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan vẫn đang bàn bạc giải pháp để trình Quốc hội trong cuộc họp sắp tới.
Phương án không tăng lương “hình thành” khi ngân sách hụt thu (ảnh minh họa).
Theo ước tính của Bộ Tài chính, chỉ có 6/14 khoản thu đảm bảo tiến độ theo dự toán (từ 75% dự toán trở lên) nhưng là các khoản thu nhỏ; 8/14 khoản thu thấp hơn yêu cầu như thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước (đạt 60,6%), khu vực đầu tư nước ngoài (69,5%), khu vực quốc doanh (64,1%)… Hầu hết các sắc thuế chủ yếu đều đạt thấp so với dự toán, như: thuế giá trị gia tăng (đạt 65,5%), thuế thu nhập doanh nghiệp (đạt 57,9%), thuế thu nhập cá nhân (đạt 67,2%), thuế bảo vệ môi trường (đạt 60%)…
Đến hết tháng 9/2013, ước tính có 23 địa phương thu đạt yêu cầu tiến độ dự toán, chủ yếu là các địa phương có số thu nhỏ; 40 địa phương còn lại tiến độ thu chưa đạt yêu cầu. Hà Nội, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc và Đắk Nông là 6 địa phương thu thấp hơn cùng kỳ.
Mặc dù có khả năng hụt thu, nhưng trả lời báo chí trước đề xuất không tăng lương của Bộ Tài chính vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết: Khi ngân sách có khả năng hụt thu, để đảm bảo cân đối nguồn thu chi đã có nhiều phương án đưa ra. Có thể trong đó có phương án không tăng lương và đây cũng là điều tất yếu trong quá trình xem xét để tìm giải pháp tốt nhất.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong văn bản chính thức mà Bộ Tài chính báo cáo lên Chính phủ tại phiên họp tháng 9 vừa qua thì mức lương tối thiểu 1,15 triệu đồng vẫn được đảm bảo trong năm 2014.
Theo Dantri
Làm thủy điện: Hỏi ý kiến người dân phải "thật chất"
Những ngày gần đây, nhiều thông tin thiệt hại do việc xả lũ thủy điện gây ra, đặc biệt là tính mạng người dân khiến dư luận rất bức xúc. Điều này cho thấy, việc phát triển thủy điện chưa thực sự đặt lợi ích của cộng đồng lên trên...
Việc xả lũ đột ngột của các thủy diện đã gây nguy hiểm cho người dân vùng hạ du
Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCLB&TKCN các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên và Bình Thuận, bão số 10 và mưa lũ tính đến ngày 4/10 đã làm 14 người chết, 2 người mất tích và 225 người bị thương, hàng chục ha lúa và hoa màu bị thiệt hại. Thế rồi, ngày hôm qua (5/10), lại có 3 người dân bị cuốn trôi mất tích.
Ngoài việc ảnh hưởng đến sinh kế của người dân vùng thủy điện thì thủy điện là một trong những lý do góp phần làm cho những thiệt hại trong bão lũ càng trở nên khủng khiếp với người dân hơn.
Liên tục xả lũ, hạ du lãnh đủ
Hôm 2/10, nhà máy thủy điện Hố Hô (Ha Tinh) đã mở cả 3 cửa tràn xả lũ để bảo đảm an toàn cho đập, với lưu lượng xả lên đến 1.400 m3/s. Việc Nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ đã cứu cho thủy điện này không bị vỡ, nhưng thời điểm xã lũ, ở hạ nguồn triều cường đang dâng cao cộng với mưa lớn, nước rút chậm đã gây ngập lụt nặng ở nhiều xã của huyện miền núi Hương Khê.
Ngày 4/10, do lượng mưa lớn, nước dồn về nhanh nên các hồ thủy điện tiến hành xả lũ đã gây gập lụt ở nhiều địa phương. Cụ thể, Thủy điện Sê san 4 xả qua tràn tốc độ 1.634m3/s; Hồ Ayun Hạ mở 3 cửa lưu lượng xả từ 400-420m3/s.
Trong khi đó, bắt đầu từ ngày 2/10, do lưu lượng nước thượng nguồn đổ về nhiều nên các hồ chứa thủy điện ở Quảng Nam cũng bắt đầu xả lũ. Cụ thể, hồ chứa thủy điện A Vương xả tràn lưu lượng từ 50-100m3/s, thủy điện sông Bung 4A xả tràn từ 17h chiều ngày 2/10 với lưu lượng từ 500-1.000m3/s. Thủy điện Đăk Mi 4 do lưu lượng nước về hồ lớn (2.300m3/s) nên lúc 9h sáng 2/10 đã xả tràn 1.800m3/s, đến 12h trưa xả tràn mức 2.700m3/s và đến 14h chiều 2/10 xả tràn 1.043m3/s, gây ngập lũ cho vùng hạ du huyện Phước Sơn và đặc biệt là huyện Đại Lộc. Đến ngày 3/10, các thủy điện tiếp tục xả lũ, phát điện, theo lưu lượng nước về hồ bao nhiêu xả bấy nhiêu.
Quyền của người dân chưa được đảm bảo
Trong khi người dân miền Trung vật lộn với bão lũ thì ngày 3/10, mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) và Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Quảng Nam đã tổ chức đối thoại các bên liên quan về chủ đề: "Thủy điện miền Trung và sự tham gia của người dân".
Đối thoại thu hút sự tham gia của 105 đại biểu, trong đó có các đại diện cho các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các dự án thủy điện ở các tỉnh Quảng Nam, Đắc Nông, Quảng Bình, Đắc Lắc, Thừa Thiên Huế...
Theo thông tin từ Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, sau khi bàn bạc, các đại biểu tham dự hội thảo đã nhận định rằng, thủy điện đã góp phần quan trọng trong chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, sự phát triển của thủy điện miền Trung trong thời gian gần đây đã gây ra nhiều tác động xấu tới sinh kế, an sinh xã hội của các cộng đồng tái định cư và dân cư vùng hạ lưu. Nhiều bất cập trong chính sách và thực hiện đền bù tái định cư đã được nêu lên như các thiệt hại, mất mát về văn hóa, xã hội, môi trường, đa dạng sinh học chưa được xem xét một cách đầy đủ. Cộng đồng dân cư ở các vùng bị ảnh hưởng là người phải chịu nhiều thiệt thòi nhất.
Nhiều khu dân cư bị ngập nặng do việc xả lũ của các thủy điện
Đối thoại cũng cho thấy, quyền tham gia của người dân được thể hiện trên một số văn bản pháp luật nhà nước, nhưng trên thực tế, việc thực hiện các quyền này chưa được đảm bảo. Vai trò, tiếng nói và sự tham gia của người dân, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội trong quá trình quy hoạch, phê duyệt, triển khai dự án thủy điện nói chung cũng như trong quá trình đánh giá tác động môi trường nói riêng là rất mờ nhạt. Tham vấn cộng đồng chỉ thực hiện với người dân bị ảnh hưởng ở khu vực lòng hồ mà thiếu mở rộng đến các cộng đồng bị tác động ở phía hạ lưu. Việc tiếp cận thông tin của người dân còn hạn chế...
Ngoài ra, công tác vận hành hồ chứa còn bất cập, gây nhiều hậu quả đến môi trường sinh thái và đời sống của người dân, đặc biệt là trong việc thông tin về xả lũ, điều tiết nước chưa trực tiếp, kịp thời và chính xác đến người dân, khiến người dân hoang mang và bị động.
Hội thảo cũng nhận định, các cam kết bảo vệ môi trường, đền bù tái định cư, phục hồi sinh kế không được thực hiện đầy đủ và không phù hợp với điều kiện văn hóa của các cộng đồng dân tộc thiểu số. Việc giám sát thực thi còn lỏng lẻo, thiếu sự nghiêm khắc trong việc xử lý các vi phạm.
Hỏi ý kiến cần được thực hiện đúng thật chất
Trước những nhận định trên, các đại biểu tham dự Hội thảo đã thống nhất kiến nghị đến các cơ quan chức năng rằng, tham vấn cộng đồng cần được thực hiện đúng thật chất. Cần xây dựng và phát triển các mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự nhằm hỗ trợ các cộng đồng tham gia có hiệu quả trong quá trình phát triển thủy điện. Người dân cần đươc đảm bảo để tiếp cận thông tin đầy đủ và hiểu bản chất nội dung các dự án thủy điện và có tiếng nói thật sự trong quá trình quy hoạch, phê duyệt và xây dựng các công trình thủy điện cũngcác chương trình tái định cư.như
Đặc biệt, Hội thảo kiến nghị, cần phải đặt lợi ích cộng đồng lên trên khi ra quyết định phê duyệt dự án thủy điện và cần có cơ chế chia sẻ lợi ích của thủy điện để đảm bảo ổn định sinh kế cho người dân.
Chính quyền và nhân dân các tỉnh có thủy điện cần xem xét và rút ra các bài học đối với các dự án hiện tại và cẩn trọng xem xét toàn diện các vấn đề đối với các dự án thủy điện tương tự. Chính quyền địa phương cần xem xét và quản trị tốt hơn quy trình quản lý nhà nước và tăng cường sự tham gia của cộng đồng bị ảnh hưởng và các tổ chức xã hội.
Các đại biểu cũng kiến nghị các nhà đầu tư thủy điện cần phải thực hiện đúng các cam kết bảo vệ môi trưởng, đảm bảo thông tin kịp thời tình hình điều tiết nước để đảm bảo sự an toàn cho cộng đồng dân cư.
Trong khi đó, các ngành liên quan cần có quyết tâm và nỗ lực để tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và xử lý nghiêm các vụ vi phạm các cam kết Bảo vệ môi trường. Việc kiểm tra giám sát này cũng có thể huy động lực lượng cộng đồng cùng tham gia và giám sát.
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Giảm lương, hay công chức "cắp ô" Để đảm bảo cân đối thu chi ngân sách năm 2014, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đề xuất nhiều giải pháp và đề nghị Chính phủ cho cơ chế điều hành đặc biệt. Trong đó, có cả đề xuất giảm lương cơ bản của người lao động đang hưởng lương từ ngân sách 100.000 đồng từ tháng 1-2014 trở lại...