Bộ Tài chính Hoa Kỳ đánh giá cao việc điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước
Bộ Tài chính Mỹ đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thời gian qua, cho thấy sự nghiêm túc trong việc giải quyết các quan ngại của phía Mỹ, duy trì được ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, kinh tế vĩ mô trong bối cảnh có nhiều khó khăn.
NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế. Ảnh: SBV.
Theo thông tin từ NHNN ngày 13/6, trong Báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ” vừa được Bộ Tài chính Hoa Kỳ công bố, Hoa Kỳ tiếp tục ghi nhận những bước tiến của Việt Nam; đồng thời đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của NHNN Việt Nam.
Cụ thể vào ngày 10/6, Bộ Tài chính Hoa Kỳ ban hành Báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ”, trong đó tiếp tục xem xét các đối tác thương mại chính trên cơ sở ba tiêu chí về: Thặng dư thương mại song phương với Hoa Kỳ; thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp thị trường ngoại tệ một chiều, kéo dài.
Video đang HOT
Theo đó, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa 12 nền kinh tế vào Danh sách giám sát, bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Mexico, Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc). Thuỵ Sĩ là nền kinh tế duy nhất đáp ứng cả 3 tiêu chí và Bộ Tài chính Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện tiếp xúc nâng cao với Ngân hàng Trung ương Thuỵ Sĩ.
Trong khi đó, Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc), do không còn đáp ứng cả 3 tiêu chí, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa trở lại Danh sách giám sát. Tại Báo cáo này, Bộ Tài chính Hoa Kỳ cũng kết luận không có đối tác lớn nào của Hoa Kỳ thao túng tiền tệ trong năm 2021.
Trong giai đoạn từ tháng 1-12/2021, Việt Nam đáp ứng tiêu chí được Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa ra là thặng dư thương mại hàng hoá và dịch vụ với Hoa Kỳ ở mức 90 tỷ USD (ngưỡng 15 tỷ USD).
Từ đầu năm 2021, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã tiến hành tiếp xúc nâng cao song phương với Việt Nam và đạt được thỏa thuận chung vào tháng 7/2021 nhằm giải quyết các quan ngại của phía Hoa Kỳ về vấn đề tiền tệ, tỷ giá. Tại Báo cáo này, Bộ Tài chính Hoa Kỳ tiếp tục ghi nhận những bước tiến của Việt Nam. Đồng thời, tại chuyến thăm, làm việc của Bộ Tài chính Hoa Kỳ với Việt Nam ngày 5/4/2022, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của NHNN thời gian qua đã thể hiện sự nghiêm túc của NHNN trong việc giải quyết các quan ngại của phía Hoa Kỳ và duy trì được ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, kinh tế vĩ mô trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức.
Đại diện NHNN cho biết: Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục tích cực phối hợp với các bộ, ngành để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà phía Hoa Kỳ quan tâm trên tinh thần hợp tác, hai bên cùng có lợi, xây dựng quan hệ thương mại hài hoà, bền vững; đồng thời, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế; điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ.
Nga ra điều kiện xuất khẩu lương thực ngăn khủng hoảng thế giới
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga ông Dmitry Medvedev lưu ý Nga sẵn sàng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình, nhưng nước này cũng mong nhận được sự hỗ trợ từ các đối tác thương mại.
Một cánh đồng lúa mì tại Karpenkovo, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng thông tấn Nga (TASS), trong bài đăng trên tài khoản Telegram ngày 20/5, ông Medvedev cho biết Nga sẽ không xuất khẩu lương thực, thực phẩm nếu điều đó khiến thị trường trong nước gặp tổn hại.
"Thật là vô lý khi họ vừa áp đặt những lệnh trừng phạt điên rồ đối với chúng ta nhưng mặt khác họ lại yêu cầu chúng ta cung cấp thực phẩm. Tôi sẽ nhấn mạnh một lần nữa: không xuất khẩu lương thực, thực phẩm nếu ảnh hưởng đến thị trường trong nước. Thực phẩm cho người Nga, là điều quan trọng nhất", ông Medvedev viết.
Trước đó, trong một nỗ lực ngăn chặn khủng hoảng lương thực leo thang, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres cho biết tổ chức đang có các cuộc tiếp xúc với Nga, Ukraine, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh châu Âu và một số quốc gia khác, đồng thời bày tỏ hy vọng sẽ đạt thỏa thuận giúp nối lại xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine, lương thực và phân bón của Nga.
TTK Guterres kêu gọi các mặt hàng của các quốc gia bị trừng phạt như ngũ cốc và phân bón cần quay trở lại thị trường thế giới. Ông nhấn mạnh thực phẩm và phân bón từ Nga, Ukraine và Belarus phải được phép bán trên thị trường thế giới nếu cộng đồng toàn cầu muốn ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực đang diễn ra.
Đầu tháng 5, ông Guterres cảnh báo 1/5 nhân loại có nguy cơ rơi vào cảnh đói nghèo khi tình hình thị trường ngũ cốc hiện nay thiếu nguồn cung và giá lúa mì tăng vọt sau các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga và Belarus. Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây đã tuyên bố rằng mối đe dọa về nạn đói toàn cầu là kết quả từ "nỗi ám ảnh trừng phạt" của phương Tây.
Về phần các nước phương Tây, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bác bỏ cáo buộc các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga là nguyên nhân khiến tình hình lương thực trên thế giới ngày càng xấu đi. Ông chỉ ra rằng Washington đã áp dụng các trường hợp ngoại lệ đối với phân bón và sản phẩm nông nghiệp khi trừng phạt Moskva, đồng thời nói thêm các tổ chức quốc tế và chính quyền của các quốc gia liên quan có thể phối hợp cùng nhau để mở ra các hành lang cho việc xuất khẩu thực phẩm an toàn từ lãnh thổ Ukraine trên đường bộ và đường biển.
Tỷ giá USD hôm nay 15/5: USD thế giới giảm, giá 'chợ đen' tăng cao Giá USD trên thị trường quốc tế giảm 0,36%, nhưng giá USD trên thị trường "chợ đen" lại tăng mạnh, chạm ngưỡng 24.000 đồng/USD. Lúc 7h ngày 15/5, giá USD trên thị trường tự do mua vào mức 23.940 đồng/USD và bán ra mức 24.000 đồng/USD, tăng 75 đồng/USD chiều mua vào và 70 đồng/USD chiều bán ra so phiên liền trước. Giá...