Bộ Tài chính đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày
Bộ Tài chính đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán 2023 trong 9 ngày nhằm tạo điều kiện để công chức, viên chức chủ động có thời gian nghỉ ngơi, đoàn tụ bên gia đình, đặc biệt là người đi làm xa.
Người dân chăm sóc hoa đào để chuẩn bị bán ra thị trường – Ảnh: NAM TRẦN
Trước đề xuất nghỉ 7 ngày hay 9 ngày trong dịp Tết Nguyên đán 2023 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính đã có công văn nêu ý kiến về lựa chọn phương án nghỉ Tết âm lịch Quý Mão năm 2023 trong 9 ngày.
Bộ này đề xuất công chức, viên chức nghỉ Tết từ ngày 21-1-2023 (thứ bảy) đến hết chủ nhật ngày 29-1-2023 dương lịch. Tức là kỳ nghỉ Tết kéo dài từ ngày 30 tháng chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 8 tháng giêng năm Quý Mão.
Theo phương án này, công chức, viên chức sẽ nghỉ tổng cộng 9 ngày. Trong đó có 5 ngày nghỉ Tết âm lịch và 2 ngày nghỉ bù theo quy định của Bộ luật lao động và 2 ngày nghỉ hằng tuần.
Bộ Tài chính nêu rõ nghỉ Tết 9 ngày đảm bảo đúng quy định pháp luật, vừa hài hòa, phù hợp, tạo điều kiện để công chức, viên chức chủ động có thời gian nghỉ ngơi, đoàn tụ bên gia đình, đặc biệt là người đi làm xa.
Video đang HOT
Trước đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng phương án dịp nghỉ Tết trong 7 ngày nhằm đảm bảo tổng số ngày nghỉ liên tục không quá dài, hài hòa thời gian nghỉ trước và sau Tết Nguyên đán.
Đối với người lao động khác, cơ quan này lưu ý người sử dụng lao động, doanh nghiệp căn cứ tình hình thực tế để bố trí lịch nghỉ Tết Quý Mão và nghỉ Quốc khánh 2023. Phương án nghỉ của doanh nghiệp phải công khai ít nhất 30 ngày trước khi thực hiện.
Những ngày qua, các bộ: Nội vụ, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… đã có văn bản thống nhất thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 2023 theo phương án nghỉ 7 ngày của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, dự kiến trong tháng 9 này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tổng hợp và trình Chính phủ quyết định phương án nghỉ Tết âm lịch.
Công đoàn đề xuất nghỉ sớm từ 28 Tết
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết Công đoàn Việt Nam đề xuất thêm phương án nghỉ Tết từ ngày 28 tháng chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 5 tháng giêng năm Quý Mão và làm bù ngày thứ bảy (mùng 7 Tết).
Theo ông Hiểu, hầu hết người lao động là lao động di cư nên nhiều người muốn về thăm quê hương, thờ cúng ông bà… dịp Tết đến, xuân về. Nghỉ Tết sớm giúp họ thuận lợi trong mua sắm, thăm hỏi người thân. Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã ghi nhận từ 80 – 93% người lao động có nhu cầu nghỉ Tết sớm.
Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu – Ảnh: HÀ QUÂN
Ông lưu ý nếu nghỉ quá cận Tết (ngày 29 hoặc 30 tháng chạp) thì việc đi lại của người lao động từ Nam ra Bắc hoặc ngược lại rất khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cho rằng nếu không cho người lao động đón Tết sớm thì giảm năng suất lao động, ảnh hưởng tâm lý.
“Tăng thời gian nghỉ trước Tết có thể giảm áp lực giao thông, giảm tai nạn giao thông và giúp mọi người đều có một cái Tết thực sự vui vẻ”, ông Hiểu cho hay.
Gần 45% doanh nghiệp vận tải khách tuyến cố định đã kê khai giảm giá cước
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri các địa phương về các giải pháp quyết liệt, kiềm chế việc tăng giá cước vận tải các dịp lễ, Tết, phục vụ nhu cầu đi của người dân.
Thời gian qua, các cơ quan quản lý Nhà nước đã có nhiều giải pháp để kiềm chế sự tăng giá cước vận tải, nhưng chưa thực sự mang lại kết quả, gây ảnh hưởng lớn đến mức thu nhập của người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Gần 45% doanh nghiệp vận tải khách tuyến cố định đã kê khai giảm giá cước. Ảnh: TTXVN.
Theo rà soát của Vụ Vận tải (Bộ GTVT), từ đầu năm 2022, giá nhiên liệu liên tục tăng cao, ảnh hưởng đến chi phí vận tải và giá dịch vụ vận tải của các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh vận tải. Tại thời điểm giá nhiên liệu tăng cao, một số doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh vận tải điều chỉnh tăng giá dịch vụ vận tải để bù đắp chi phí như: Giá cước hành khách vận tải đường bộ điều chỉnh tăng, giá cước vận tải hàng hóa đường bộ tăng khoảng từ 10 - 20% tùy theo cung đường và loại hàng hóa; giá cước vận tải hàng hóa đường sắt điều chỉnh tăng từ 3 - 5% so với giá cước đã công bố từ đầu năm; giá vé trên các tuyến vận tải hành khách từ bờ ra đảo tăng từ 15 - 20% so với năm 2021...
Từ tháng 7/2022 đến nay, sau khi Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp để điều hành giảm giá nhiên liệu, nhằm bình ổn giá thị trường, giá nhiên liệu trong nước đã có 5 lần điều chỉnh giảm giá và 1 lần giữ nguyên mức giá. Bộ GTVT đã có nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị hướng dẫn, giám sát kê khai, niêm yết giá và việc bán vé đúng giá niêm yết đối với các đơn vị kinh doanh vận tải.
Theo thống kê, ở lĩnh vực đường bộ, đến thời điểm hiện tại có khoảng 63,98% các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe taxi sau khi kê khai tăng giá đã giảm hoặc đã thực hiện kê khai giảm giá (từ 800 - 1.000 đồng/km) tương đương từ 4,5 - 12%; gần 45% doanh nghiệp vận tải hành khách tuyến cố định giảm 5,26 - 14,7%; các loại hình vận tải du lịch, hợp đồng giảm theo thỏa thuận khi ký kết hợp đồng vận chuyển giá tăng giảm theo từng thời điểm.
Với đường sắt, kể từ thời điểm giá dầu đồng loạt giảm, các doanh nghiệp vận tải đường sắt đã giảm 2 đợt từ 5 - 10%.
Riêng lĩnh vực hàng không, các hãng hàng không đều kê khai nhiều dải giá từ thấp đến cao, đảm bảo không vượt mức giá tối đa quy định tại Thông tư số 17/2019/TT-BGTVT ngày 3/5/2019 của Bộ GTVT và thực hiện niêm yết giá công khai trên trang thông tin điện tử của hãng.
Hiện nay, Bộ GTVT đang tập trung chỉ đạo các cơ quan liên quan trong toàn ngành tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải, giá vé tàu, vé xe theo quy định, nhất là trước dịp Tết Nguyên đán 2023. Trong đó, chú trọng theo dõi, nắm bắt tình hình diễn biến của giá nhiên liệu để chỉ đạo kịp thời việc kê khai giá của các doanh nghiệp vận tải phù hợp với giảm giá nhiên liệu... để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân.
Đề xuất giảm đến 50% một số khoản phí lĩnh vực giao thông vận tải Theo Dự thảo Thông tư vừa được Bộ Tài chính hoàn thiện, một số khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông vận tải đang được Bộ Tài chính đề xuất giảm đến 50% mức thu hiện hành. Lệ phí ra, vào cảng biển đối với hoạt động hàng hải nội địa sẽ bằng 80% mức thu lệ phí quy định. Ảnh:...