Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế MFN 10% các mặt hàng chế phẩm xăng, ethanol
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện (lần 2) dự thảo nghị định về Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) và quyết định của Thủ tướng Chính phủ về áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu gửi các bộ, ngành, hiệp hội có liên quan.
Bộ Tài chính cho biết, ngày 8/8/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2022/NĐ-CP sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng động cơ không pha chì, theo đó điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN mặt hàng xăng động cơ không pha chì (thuộc mã từ 2710.12.21 đến 2710.12.29) từ 20% xuống 10%.
Tuy nhiên, ngoài mặt hàng xăng động cơ không pha chì, nhóm 27.10 còn có các chế phẩm, là sản phẩm chế biến từ dầu mỏ nhưng có chỉ số octan khác xăng động cơ và được sử dụng như nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hoặc các ngành công nghiệp như pha sơn hay pha xăng có mã HS 2710.12.31, 2710.12.39, 2710.12.40, 2710.12.50, 2710.12.60, 2710.12.70, 2710.12.80, 2710.12.91, 2710.12.92, 2710.12.99 đang có mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN là 20%.
Để đảm bảo thống nhất với thuế suất MFN đối với mặt hàng xăng động cơ không pha chì hiện đã được điều chỉnh giảm từ 20% xuống 10%, hỗ trợ giảm giá nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất và đảm bảo phù hợp với nguyên tắc ban hành biểu thuế là thuế suất nguyên liệu thấp hơn thành phẩm, tránh vướng mắc trong việc phân loại của cơ quan hải quan, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh giảm thuế suất đối với các mặt hàng chế phẩm xăng này bằng với mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN mặt hàng xăng không pha chì là 10%.
Về giảm thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng Ethanol, Bộ Tài chính nhận được kiến nghị của một số cơ quan về đề nghị về giảm thuế nhập khẩu MFN mặt hàng Ethanol mã HS 2207.20.19 từ 15% xuống 10%, mã HS 2207.20.11 từ 15% xuống 10%.
Hiện nay, Việt Nam có 6 nhà máy sản xuất Ethanol để phối trộn làm xăng sinh học. Nhu cầu sử dụng Ethanol để pha chế xăng E5 RON92 trong nước khoảng 200.000 m3/năm. Năng lực sản xuất Ethanol của các nhà máy tại Việt Nam đạt 400.000 m3/năm. Tính đến thời điểm hiện tại, đa số các nhà máy đã dừng hoạt động do thua lỗ. Một số nhà máy đang xây dựng đã dừng không xây dựng vì nhiều nguyên nhân đến từ thiếu hụt vốn, nguồn nguyên liệu thiếu ổn định và sức ép cạnh tranh cao từ Ethanol nhập khẩu.
Bộ Tài chính cho biết, nguyên liệu chủ yếu để pha chế ra Ethanol tại Việt Nam là củ khoai mì (sắn), nhưng quy mô vùng trong không lớn, chu yếu phải thu mua từ các hộ dân trồng. Nguồn nguyên liệu thứ cấp số lượng ít là rỉ đường từ các nhà máy đường. Như vậy, Ethanol do Việt Nam sản xuất có chi phí giá thành cao, sản lượng thấp do nguồn nguyên liệu không ổn định nên kém cạnh tranh về giá so với Ethanol nhập khẩu.
Video đang HOT
Liên quan đến kiến nghị giảm thuế MFN mặt hàng Ethanol, ngày 28/10/2019, Ủy ban Ngũ cốc Hoa Kỳ cũng có công văn đề nghị điều chỉnh thuế mặt hàng Ethanol mã HS 2207.20.19 từ 20% xuống 5%, mã HS 2207.20.11 từ 17% xuống 10%. Trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành, địa phương và thực tế trong nước, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2020/NĐ-CP, trong đó đã điều chỉnh mã HS 2207.20.11 từ 17% xuống 15% và 2207.20.19 từ 20% xuống 1%.
Tuy nhiên, đến nay, phía Mỹ tiếp tục có kiến nghị giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng Ethanol mã HS 2207.20.19 từ 15% xuống 5%, mã HS 2207.20.11 từ 15% xuống 10%.
Bộ Tài chính cho biết, mặt hàng Ethanol và xăng khoáng là nguyên liệu đầu vào để pha chế ra xăng sinh học. Khác với xăng khoáng là sản phẩm có nguồn gốc từ tài nguyên khoáng sản không tái tạo thì Ethanol là sản phẩm của ngành nông nghiệp (được sản xuất từ sắn, ngô, gạo, bã mía…) có khả năng tái tạo được nên Chính phủ đã có chủ trương khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, trong bối cảnh giá xăng thế giới và trong nước tăng cao kèm theo sự thiếu hụt về cung ứng xăng dầu thì việc nhập khẩu Ethanol sẽ bù đắp phần thiếu hụt của xăng khoáng. Các sắc thuế bảo vệ môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt cũng đều quy định ưu đãi đối với mặt hàng Ethanol. Theo nguyên tắc thuế suất thấp hơn thuế suất thuế nhập khẩu xăng khoáng nhưng vẫn đảm bảo dư địa để đàm phán hiệp định thương mại (FTA) cho các biểu thuế tới đây. Do đó, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh thuế suất mặt hàng Ethanol từ 15% xuống 10% thay cho phương án 12% đã gửi xin ý kiến.
Bộ Tài chính khẳng định, việc điều chỉnh này sẽ không tác động đến sản xuất trong nước do mức điều chỉnh không lớn nhưng sẽ tác động giảm giá mặt hàng xăng dầu, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.
Gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt, giá bán xe ô tô có giảm?
Theo các chuyên gia, việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo Nghị định 32/2022/NĐ-CP của Chính phủ đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước không ảnh hưởng nhiều tới giá bán của xe trong thời gian tới.
Tuy nhiên, việc giảm thuế này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, lắp ráp sau 2 năm bị ảnh hưởng dịch COVID-19.
Nhà máy sản xuất ô tô VinFast tại Khu công nghiệp Đình Vũ, huyện Cát Hải, Hải Phòng có quy mô và hiện đại hàng đầu thế giới được xây dựng đáp ứng xu thế công nghệ 4.0. Ảnh minh họa: TTXVN
Giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, lắp ráp
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 32/2022/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
Theo đó, Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, tháng 7, tháng 8 và tháng 9 năm 2022 đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Thời hạn nộp thuế TTĐB của các tháng này chậm nhất là vào ngày 20/11/2022.
Theo Bộ Tài chính, căn cứ theo Điều 8 Luật số 03/2022/QH15 về việc điều chỉnh giảm thuế suất thuế TTĐB về các mức 3%, 2%, 1% đối với xe ô tô điện sản xuất, lắp ráp trong nước từ 9 chỗ trở xuống, từ 10 đến dưới 16 chỗ, loại thiết kế vừa chở người vừa chở hàng, từ 16 chỗ đến dưới 25 chỗ và dự kiến sản lượng xe điện tiêu thụ sẽ tăng, thay thế cho sản lượng xe chạy xăng tương ứng. Đồng thời, trên cơ sở tình hình sản xuất kinh doanh và nộp thuế TTĐB cả năm của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước các năm gần đây (năm 2019 đến năm 2021 bình quân từ 2.450 tỷ đồng đến 2.800 tỷ đồng/tháng), bình quân số thuế nộp ngân sách nhà nước dao động trong khoảng 2.450 tỷ đồng đến 2.800 tỷ đồng/tháng.
Bộ Tài chính khẳng định, việc gia hạn chỉ được thực hiện trong năm 2022 để không dẫn đến điều chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước và phù hợp với thời điểm hiện nay.
Có thể thấy, kể từ năm 2020 thì đây là lần thứ 3 thuế TTĐB với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được gia hạn. Với việc gia hạn thuế TTĐB lần này, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe trong nước sẽ có thời gian cân đối tài chính, đảm bảo năng lực để khôi phục lại sản xuất, lắp ráp sau thời gian ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.
Đặc biệt, việc gia hạn thuế TTĐB đang có ý nghĩa rất lớn với các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động khiến doanh nghiệp sản xuất lắp ráp và thị trường ô tô bị ảnh hưởng lớn. Cụ thể, các doanh nghiệp xe trong nước gặp khó do thiếu linh kiện nhập khẩu, thiếu chip... ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất lắp ráp, nhiều mẫu xe bán chạy trên thị trường rơi vào tình trạng "cháy hàng", thậm chí khách hàng còn phải chi thêm hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng mới được lấy xe.
Gia hạn thuế TTĐB không ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán xe
Theo nhận định của chuyên gia ô tô Nguyễn Vĩnh Nam, việc gia hạn thuế TTĐB lần này không ảnh hưởng đến giá bán của xe, mà chỉ giải quyết vấn đề trước mắt cho các doanh nghiệp lắp ráp xe trong nước đó là vấn đề tài chính.
"Việc tiếp tục gia hạn nộp thuế TTĐB sẽ giúp các doanh nghiệp ô tô trong nước có thể giải được bài toán về nguồn tài chính trước mắt và tận dụng nguồn tài chính này để đầu tư lại các nhà xưởng, các dây chuyền để có kế hoạch lắp ráp xe trong thời gian tới", ông Nam nói.
Theo nhìn nhận của ông Nam, với tình hình khó khăn chung hiện nay sau hơn 2 năm ảnh hưởng từ đại dịch, cộng thêm tình trạng thiếu nguồn cung chất bán dẫn, việc gia hạn thuế TTĐB này có tác động một phần đến kế hoạch tài chính của một số đơn vị chuyên nhập khẩu xe về nước (thuần nhập khẩu) chứ không phải hoàn toàn và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá bán xe nhập khẩu. Tuy nhiên, ông Nam cũng cho rằng với tình hình cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì việc sắp tới các doanh nghiệp nhập khẩu xe cũng sẽ có một vài điều chỉnh về giá bán để phù hợp chung với tình hình thị trường.
Chuyên gia ô tô này nhận định thị trường ô tô trong nước sẽ tiếp tục thiếu xe để bán cho tới năm 2023. Hiện nay các ngân hàng đang hạn chế cho vay - đây được xem là rào cản lớn ảnh hưởng tới việc tiêu thụ ô tô từ nay đến cuối năm 2022.
"Nếu các ngân hàng, tổ chức tín dụng có chính sách thoáng hơn cho người mua ô tô thì chắc chắn doanh số sẽ cao, còn không sẽ bị chững lại vì khách hàng mua xe qua ngân hàng sẽ rất khó để mua xe mặc dù có xe để mua", ông Nam lý giải.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho biết, việc gia hạn thuế TTĐB doanh nghiệp sẽ có thêm nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh, điều này sẽ giúp cho việc hạ giá thành sản xuất, thúc đẩy thị trường mua bán sôi động, tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên, quy định này chỉ kéo dài đến cuối năm nên đây chỉ là "liều thuốc" tạm thời và chỉ có ý nghĩa trong một thời gian nhất định, vì vậy để hỗ trợ doanh nghiệp về lâu dài, cần kéo dài thời gian gia hạn.
Còn theo ông Phạm Thành Lê, quản trị viên diễn đàn Otofun cho rằng, việc gia hạn thuế TTĐB không ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán của xe, bởi việc gia hạn này chỉ là tạm thời chưa bắt các doanh nghiệp phải đóng số tiền thuế mà chỉ giúp các doanh nghiệp, nhà sản xuất ô tô có thêm nguồn lực về tài chính để tu bổ, nâng cấp dây chuyển sản xuất.
Quản trị viên của diễn đàn Otofun cho rằng, việc gia hạn thuế TTĐB này không làm ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước.
Theo lý giải của ông Lê: "Việc gia hạn tiền nộp thuế cũng giống như chi tiêu trong gia đình. Ví dụ cuối tháng 6/2022 gia đình phải đóng 1 khoản thuế, phí cho cơ quan thuế nhưng được gia hạn thêm 1 tháng (tháng 7/2022 mới phải đóng số tiền này), thì số tiền đóng thuế này chúng ta có thể dùng để sử dụng cho mục đích khác, nhưng vẫn phải đóng cho cơ quan thuế trong tháng tiếp theo".
Cùng chung nhận định, ông Vĩnh Nam cho biết, việc gia hạn thuế TTĐB sẽ không ảnh hưởng đến thuế của Nhà nước bởi đây chỉ là nộp chậm chứ không phải là giảm.
Theo một số chuyên gia trong ngành nhận định, việc Chính phủ ban hành Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế TTĐB với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính để duy trì và khôi phục sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng của dịch COVID-19. Bởi sau đại dịch các doanh nghiệp xe trong nước vẫn khó khăn do thiếu linh kiện nhập khẩu, thiếu chip, thiết bị... Nhiều dòng xe, mẫu xe khách hàng vẫn phải chờ hàng tháng để nhận xe. Thiếu cung, dư cầu thị trường xe nhiều nơi xáo trộn, rơi vào cảnh bán chênh cao hơn so với giá niêm yết.
Bộ Tài chính đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày Bộ Tài chính đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán 2023 trong 9 ngày nhằm tạo điều kiện để công chức, viên chức chủ động có thời gian nghỉ ngơi, đoàn tụ bên gia đình, đặc biệt là người đi làm xa. Người dân chăm sóc hoa đào để chuẩn bị bán ra thị trường - Ảnh: NAM TRẦN Trước đề xuất nghỉ 7...