Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô
Nhằm kích cầu tiêu dùng trong nước, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
(Ảnh minh họa)
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, dự kiến thực hiện từ ngày 15/11/2021 đến hết ngày 15/5/2022. Tuy nhiên, trong trường hơp Nghị định được Chính phủ ký ban hành sau ngày 15/11/2021, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ thời gian thực hiện và hiệu lực từ ngày 1/12 đến hết tháng 5 năm sau.
Video đang HOT
Theo Bộ Tài chính, việc tiếp tục giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ kích cầu tiêu dùng, khuyến khích người dân mua sắm, sở hữu tài sản, thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, nối lại chuỗi cung ứng, tang cường mở rộng đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam.
Về tác động đến tổng thu ngân sách nhà nước, mặc dù việc giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ sẽ làm giảm số thu lệ phí trước bạ theo chính sách, nhưng do số lượng xe ô tô tiêu thụ vẫn tăng lên nên tổng thu ngân sách nhà nước về lệ phí trước bạ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tang vẫn tang lên.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng nêu một số tác động tiêu cực của việc tái áp dụng chính sách ưu đãi này trong ngắn hạn là có khả năng chưa tuân thủ hoàn toàn quy định tại Hiệp định GATT của WTO và Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được yêu cầu giải thích từ một số quốc gia không có hoạt động sản xuất, lắp ráp trong nước tại Việt Nam.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, biện pháp này chỉ kéo dài trong 6 tháng và sẽ hỗ trợ ngắn hạn nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho ngành sản xuất sản xuất trong nước trước tác động của Covid-19.
Ngoài ra, trước ảnh hưởng của đại dịch, WTO cũng nhấn mạnh các nước nên áp dụng các mức ưu đãi nhằm khuyến khích phục hồi kinh tế nội địa. Trên thực tế, tại Indonesia, Malaysia, Chính phủ của các quốc gia này cũng đang áp dụng chính sách ưu đãi về thuế để kích thích người tiêu dùng mua ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước, giúp duy trì và phục hồi thị trường ô tô.
Bên cạnh đó, các hãng sản xuất, lắp ráp ô tô lớn của nhiều quốc gia trên thế giới hầu hết đã có nhà máy sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam, thậm chí các nhà máy lắp ráp có công suất khá lớn như Toyota, Mazda, Hyundai, Kia. Các chính sách ưu đãi nội địa khuyến khích cho hoạt động sản xuất, lắp ráp của Việt Nam cũng sẽ có lợi cho các hang xe lớn trên thế giới.
“Do đó, biện pháp giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ không chỉ mang lại tác động tích cực cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô nội địa, mà còn có lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đã có nhà máy sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam”, Bộ Tài chính cho hay.
Phó Thủ tướng chỉ đạo sau đề xuất giảm lệ phí trước bạ với ôtô trong nước
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao Bộ Tài chính xử lý kiến nghị của các doanh nghiệp về gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và giảm lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Nhiều doanh nghiệp đề xuất giảm 50% phí trước bạ cho ôtô sản xuất trong nước. Ảnh minh hoạ, nguồn Vinfast
Cụ thể, Bộ Tài chính được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu xử lý đề xuất của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 45 ngày 16.4.2021, về phiên họp triển khai công việc của Chính phủ sau khi được kiện toàn tại kỳ họp thứ 11 và Nghị quyết số 105 ngày 9.9.2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Ngoài ra, các bộ, ngành thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 5586 ngày 13.8.2021 và Văn bản số 2466 ngày 31.8.2021 về mức thu lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Trước đó, Lao Động đưa tin, Công ty cổ phần Ôtô Trường Hải (THACO) có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị tái áp dụng quy định mức thu lệ phí trước bạ giảm 50% đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Theo báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô tại Việt Nam (VAMA), doanh số bán ôtô tháng 7.2021 của các doanh nghiệp thành viên đạt 16.035 xe, giảm 32% so với tháng 6.2021.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, doanh số bán của các doanh nghiệp thành viên VAMA đạt 166.516 xe các loại, trong đó xe lắp ráp trong nước đạt 94.109 xe, nhập khẩu đạt 72.407 xe.
Như vậy, tổng nguồn cung ôtô 7 tháng đầu năm 2021 cả sản xuất trong nước và nhập khẩu là hơn 283.000 xe các loại. Trong khi đó, doanh số bán xe sản xuất lắp trong nước của các thành viên VAMA, cộng với Hyundai Thành Công và VinFats, cùng các doanh nghiệp khác ước đạt 170.000 xe và 72.407 xe nhập khẩu nguyên chiếc là 242.407 xe. Tồn kho ước tính hơn 40.000 xe các loại, tương đương với khoảng hai tháng tiêu thụ.
Đề xuất xe lắp ráp trong nước được giảm 50% phí trước bạ Văn phòng Chính phủ giao Bộ Tài chính đánh giá, tính toán tác động của việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ôtô sản xuất trong nước. Mới đây, Công ty Thành Công Motor Việt Nam gửi văn bản kiến nghị Thủ tướng, mong muốn giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước trong bối...