Bộ Tài chính “chốt” phương án thu thuế của Uber
Bộ Tài chính vừa có văn bản hướng dẫn thực hiện thu thuế với Công ty Uber Việt Nam. Văn bản hướng dẫn nêu rõ, Uber Hà Lan không đủ điều kiện nộp thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ nên sẽ áp dụng phương pháp trực tiếp trên tổng doanh thu.
Thâm nhập thị trường Việt Nam vào năm 2014, cho đến nay, việc thu thuế đối với Uber vẫn gây nhiều tranh cãi. Hiện chưa có con số nào được phía cơ quan thuế đưa ra về việc chấp hành nghĩa vụ thuế của loại hình kinh doanh này tại Việt Nam.
Theo văn bản của Bộ Tài chính, nghĩa vụ thuế với Công ty trách nhiệm hữu hạn Uber B.V Hà Lan sẽ được thực hiện theo đúng quy định áp dụng với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.
Theo đó, nghĩa vụ thuế với Công ty TNHH Uber B.V Hà Lan (chủ sở hữu Uber Việt Nam) sẽ được thực hiện theo đúng quy định áp dụng với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam. Cụ thể, tỷ lệ phần trăm để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu được hưởng là 3% và thuế thu nhập cá nhân là 2%.
Công ty Uber B.V Hà Lan ủy quyền cho Công ty TNHH Uber Việt Nam hoặc một tổ chức khác kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước theo tỷ lệ trên đối với phần doanh thu được hưởng của Công ty Uber B.V Hà Lan theo hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải tại Việt Nam.
Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, tổ chức kinh doanh vận tải có ký hợp đồng với Uber B.V Hà Lan có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp với phần doanh thu được hưởng theo hợp đồng. Khoản doanh thu này không bao gồm phần doanh thu của phía Uber B.V Hà Lan.
Cá nhân ký hợp đồng với Uber B.V Hà Lan sẽ nộp thuế theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu được hưởng, không bao gồm phần doanh thu của phía Uber. Tỷ lệ nộp được quy định bao gồm 3% thuế giá trị gia tăng và 1,5% thuế thu nhập cá nhân tính trên doanh thu được hưởng.
Video đang HOT
Riêng với cá nhân, Công ty Uber Việt Nam hoặc một tổ chức được phía Uber B.V Hà Lan ủy quyền có trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay cho cá nhân và cung cấp thông tin cho cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Như vậy, có thể thấy phương án thu thuế mới của Bộ Tài chính có thay đổi là sẽ chỉ yêu cầu các lái xe nộp theo tỷ lệ trên doanh thu được hưởng là 80% (không tính cả 20% doanh thu của Công ty UBer B.V Hà Lan). Bên cạnh đó, cơ quan thuế sẽ không thu thuế trực tiếp từ các lái xe Uber mà yêu cầu Uber Việt Nam hoặc tổ chức được Uber B.V Hà Lan uỷ quyền phải kê khai, nộp thuế thay cho các cá nhân.
Thâm nhập thị trường Việt Nam vào năm 2014, cho đến nay, việc thu thuế đối với Uber vẫn gây nhiều tranh cãi. Hiện chưa có con số nào được phía cơ quan thuế đưa ra về việc chấp hành nghĩa vụ thuế của loại hình kinh doanh này tại Việt Nam. Điều này làm dấy lên lo ngại sự không công bằng với các doanh nghiệp vận tải khác ở Việt Nam. Trong khi cơ quan quản lý nhiều nơi tỏ ra bất lực.
Hồi đầu năm nay, ông Lê Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM cho biết, hiện có khoảng 4.000 taxi Uber hoạt động trên địa bàn do doanh nghiệp taxi Uber tại Hà Lan điều hành, ước tính đã thu được khoảng 1 tỷ đồng lợi nhuận đưa về Hà Lan.
Lợi nhuận từ hoạt động của Uber lại được chuyển 100% về Uber Hà Lan, sau đó mới trích trả lại cho cá nhân tại Việt Nam, chứ không phải như ký kết trong hợp đồng là phía đối tác Việt Nam giữ 80% và gửi 20% về phía Hà Lan. Do đó, theo các chuyên gia trong lĩnh vực thuế, việc giao cho các đối tác của Uber có trách nhiệm khấu trừ và nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng cho nhà thầu Uber theo tỉ lệ thỏa thuận chia sẻ doanh thu với nhà thầu là không thể tiến hành.
Trong một lần trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng, cơ quan thuế không thể đi tìm từng tài xế Uber để thu thuế bởi có hàng nghìn người ở khắp đất nước, là người làm công nhật, có hợp đồng không thời hạn với Uber.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Quang Tiến, Vụ trưởng, Phó trưởng ban thường trực Ban cải cách (Tổng Cục thuế) cho biết, cơ quan thuế vẫn bảo lưu quan điểm thu thuế đối với tài xế Uber và sẽ tăng cường kiểm soát đối tượng nộp thuế này vì những cá nhân, tổ chức này đều đã phải đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Thái Sơn, nguyên Trưởng phòng thuế thu nhập cá nhân Cục Thuế TPHCM cũng từng cho rằng việc giao cho các đối tác của Uber có trách nhiệm khấu trừ và nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng cho nhà thầu Uber theo tỉ lệ thỏa thuận chia sẻ doanh thu với nhà thầu là không thể tiến hành.
Ông Sơn lý giải, nguyên tắc của thuế là khấu trừ tại nguồn, đơn vị nào chi trả thu nhập phải có trách nhiệm thu hộ cho cơ quan thuế. Trường hợp của Uber, toàn bộ doanh thu của dịch vụ vận tải đều được chuyển về Uber Hà Lan, do đó Uber Hà Lan là đơn vị thu tiền, ngoài việc phải kê khai nộp thuế, nhà thầu này còn có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của tài xế trước khi chi trả thu nhập cho họ, chứ không phải thu từ cá nhân đó.
“Nếu cứ thu thuế cá nhân theo hướng dẫn của Tổng cục thuế, người nộp thuế sẽ đặt câu hỏi vì sao người lao động thì bị thu từng đồng còn Uber Hà Lan hoạt động mấy năm trời không thu được đồng thuế nào?” ông Sơn nhấn mạnh.
Phương Dung
Theo Dantri
Chưa tăng phí BOT và giãn thời gian thu phí tối đa các trạm thu BOT
Đây là một trong các phương hướng điều hành giá một số mặt hàng thiết yếu 6 tháng cuối năm vừa được Chính phủ ban hành.
Văn phòng Chính phủ vừa ra Thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá ngày 23/5/2016. Trong đó nêu rõ chỉ đạo của Phó Thủ tướng về phương hướng điều hành giá một số mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, thuốc chữa bệnh, giá dịch vụ y tế... trong những tháng còn lại của năm 2016.
Cụ thể, về xăng dầu, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tiếp tục điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; xây dựng các kịch bản điều hành giá xăng dầu theo biến động của giá xăng dầu thế giới, điều hành giá kết hợp với sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu nhằm bình ổn giá mặt hàng này để kiềm chế mức tăng giá tác động đến lạm phát. Đánh giá lại việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu bình quân gia quyền trong công thức tính giá cơ sở và sớm đề xuất trình Chính phủ phương án thực hiện thuế nhập khẩu trong giá cơ sở trong thời gian tới. Kiểm soát chặt chi phí hao hụt trong khâu phân phối xăng dầu, nhất là đối với các đầu mối kinh doanh xăng dầu do Nhà nước quản lý.
Về điện, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xây dựng và tính toán kịch bản về phương án điều chỉnh giá điện theo lộ trình thị trường trong đó có báo cáo cụ thể về giá thành, giá bán, lỗ lãi, các khoản còn treo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Về thuốc chữa bệnh cho người, Bộ Y tế quản lý chặt chẽ giá thuốc, tiếp tục triển khai thực hiện các quy định mới về đấu thầu thuốc nhằm làm giảm giá mua thuốc của các cơ sở y tế công lập, từ đó giúp giảm chi phí tiền thuốc cho người bệnh. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trình Chính phủ phương án đấu thầu thuốc tập trung dùng cho bảo hiểm y tế.
Về giá dịch vụ y tế, Bộ Y tế xây dựng phương án điều chỉnh giá dịch vụ y tế, dự báo các kịch bản của việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế tác động đến chỉ số giá tiêu dùng. Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế cần thực hiện sớm và chia làm các đợt điều chỉnh để tránh tác động mạnh đến chỉ số giá tiêu dùng và tâm lý người dân. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế nghiên cứu về thẩm quyền quyết định giá dịch vụ y tế đối với người không có bảo hiểm y tế thực hiện theo Luật Giá hay theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Đối với giá dịch vụ giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán tác động của việc tăng giá dịch vụ giáo dục đến chỉ số giá tiêu dùng; tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương điều hành giá dịch vụ giáo dục trong năm 2016 - 2017 theo lộ trình phù hợp.
Với phí sử dụng đường bộ BOT, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải tiếp tục tổng kết đánh giá 5 năm thực hiện việc thu phí BOT; rà soát tính đúng, tính đủ giá thành, chi phí đầu tư của các dự án BOT trên toàn quốc. Trước mắt chưa tăng phí BOT và giãn thời gian thu phí tối đa đối với các trạm thu phí BOT. Bộ tài chính khẩn trương rà soát, điều chỉnh mức phí đường bộ, phí BOT; đánh giá và đề xuất mức điều chỉnh hợp lý để giúp doanh nghiệp giảm chi phí, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016.
Về lương thực và các mặt hàng nông sản khác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ phương án cụ thể về hạn ngạch nhập khẩu đường, phương án tạm trữ muối và theo dõi sát diễn biến thị trường thóc gạo trong nước và thế giới để kịp thời đề xuất phương án điều hành phù hợp.
Về giá cho thuê đất, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát lại giá thuê đất để đảm bảo ổn định chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo về tiến độ điều chỉnh tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và tiến độ điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục (học phí) theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 và dự kiến thời điểm và mức độ điều chỉnh tăng giá những tháng còn lại của năm 2016 gửi Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) trước ngày 5/6/2016 theo đường công văn và thư điện tử: dieuhanhgia@mof.gov.vn để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ của chính sách tiền tệ, xây dựng các phương án về điều hành tỷ giá, cung tiền, các yếu tố về tiền tệ phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tình hình lạm phát để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Khi gánh nặng ngân sách ngày càng tăng Không thể ép mãi các nguồn thu để ngân sách đạt và vượt chỉ tiêu trong khi lại nương tay với tình trạng vung tay quá trán, bóc ngắn cắn dài trong việc chi tiêu ngân sách phổ biến khắp các bộ, ngành và địa phương. Thu nhiều Gần đây một lãnh đạo đã nghỉ hưu của Bộ Tài chính đã trải lòng...