Bộ Tài chính cấp 23 tỷ đồng bồi thường cho cựu giám đốc
Sau 18 năm từ khi ông Lương Ngọc Phi bị bắt oan dẫn đến phá sản, Bộ Tài chính có quyết định chi trả tiền bồi thường 23 tỷ đồng.
Chiều 7/7 tại Bộ Tư Pháp, ông Trần Việt Hưng (Phó Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước) cho biết Bộ Tài chính có quyết định đã cấp 23 tỷ đồng để bồi thường oan sai cho ông Lương Ngọc Phi.
Ông Lương Ngọc Phi làm giám đốc Công ty khai thác chế biến hàng nông sản xuất khẩu Hòa Bình. Đầu tháng 5/1998, ông bị Công an Thái Bình bắt với cáo buộc trốn thuế và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tháng 9/1999, TAND tỉnh Thái Bình tuyên phạt ông Phi 17 năm tù; phát mãi toàn bộ tài sản gồm nhà xưởng, ôtô, hàng hóa… để khắc phục thiệt hại.
7 tháng sau ông Phi được Toà Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội tuyên trắng án về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tòa cho rằng vay tiền của ngân hàng để kinh doanh song chưa trả là do làm ăn thua lỗ, bị chiếm đoạt… Từ đó, toà xác định số tiền ông Phi nợ ngân hàng chỉ là quan hệ dân sự. Với tội trốn thuế, tòa cũng hủy để điều tra lại.
Ông Lương Ngọc Phi theo đuổi việc đòi bồi thường oan sai suốt hơn 10 năm. Ảnh: Giang Chinh
Tháng 3/2001, ông Phi được trả tự do sau gần 3 năm bị bắt. Cuối năm 2003, VKS đình chỉ điều tra bị can với ông Phi về hành vi trốn thuế. Hai năm sau đó, ông được TAND tỉnh Thái Bình xin lỗi công khai.
Video đang HOT
Mất mát quá nhiều từ sai phạm của các cơ quan tố tụng, ông Phi yêu cầu được bồi thường gần 23 tỷ đồng do tổn thất tinh thần, thu nhập thực tế và thiệt hại về tài sản.
10 năm ròng theo đuổi vụ kiện, tháng 8/2013 ông được TAND thành phố Thái Bình tuyên buộc toà tỉnh phải bồi thường. Ông Phi kháng cáo yêu cầu Tòa tỉnh và Công an tỉnh Thái Bình mỗi bị đơn phải bồi thường số tiền lên tới 32,2 tỷ đồng.
TAND tỉnh Thái Bình kháng cáo cho rằng TAND thành phố Thái Bình đưa vụ kiện ra xét xử lại là trái luật, do chưa qua thương lượng nên không đủ điều kiện để thụ lý. Tòa án tỉnh không phải là bị đơn bồi thường dân sự trong oan sai.
Ngày 27/11/2015, phiên phúc thẩm đã không diễn ra theo kế hoạch tại TAND tỉnh Thái Bình do TAND tỉnh Thái Bình và ông Phi cùng rút kháng cáo.
Bằng quyết định đình chỉ phúc thẩm này, bản án dân sự của TAND thành phố Thái Bình xác định Tòa án tỉnh phải bồi thường thiệt hại về kinh tế, tài sản cho ông Phi với số tiền gần 23 tỷ đồng “chính thức có hiệu lực”.
Bá Đô
Theo VNE
Hoàn thiện luật "đảm bảo quyền lợi" cho người bị oan sai
Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây ra oan sai cho người dân ngoài trách nhiệm bồi thường còn phải trực tiếp công khai xin lỗi, đăng báo cải chính công khai với người bị hại; rút ngắn thời gian giải quyết bồi thường thiệt hại từ 125 ngày (theo luật định) xuống còn 80 ngày...
Đó là những đề xuất quan trọng về Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) được đưa ra thảo luận tại Hội thảo "Đánh giá tác động của Luật TNBTCNN (sửa đổi)" diễn ra tại TP.HCM sáng 20.6.
Ông Hoàng Đức Thịnh, Văn phòng luật sư Vriens & Partners cho biết, hiện nay công tác giải quyết khiếu nại tố cáo còn nhiều bất cập, chưa tạo được lòng tin vào sự khách quan, công tâm và thiện chí của các cơ quan nhà nước. Nguyên nhân do chất lượng cán bộ - người thi hành công vụ chưa cao. Bên cạnh đó là công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước chưa sâu sát, kịp thời.
Minh chứng cho lập luận này, ông Thịnh dẫn chứng thời gian qua có hàng chục nghìn vụ kiện đòi bồi thường oan sai liên quan đến việc làm trái pháp luật của người thi hành công vụ, nhưng cơ quan chức năng cũng chỉ xác định và giải quyết được khoảng trên 200 vụ.
"Việc không thể giải quyết hết các oan sai không chỉ gây ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, ảnh hưởng đến xã hội mà quan trọng nhất là sự đổ vỡ trong mối quan hệ giữa người dân và cơ quan nhà nước, đây mới là mối thiệt hại khủng khiếp", ông Thịnh nói.
Bà Dương Thị Thanh Mai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) cũng cho biết, việc giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến oan sai rất khó, việc bồi thường lại càng khó hơn khi luật hiện hành chỉ quy định lỗi "cố ý" mới có trách nhiệm hoàn trả, nhưng hầu hết các cơ quan tố tụng đều cho rằng xảy ra vụ việc là do lỗi "vô ý". Ngoài ra, trách nhiệm hoàn trả thiệt hại và xử lý người thi hành công vụ có hành vi gây ra thiệt hại cũng chưa được quy định đúng mức.
"Sau 6 năm triển khai Luật TNBTCNN nhưng chỉ có duy nhất 1 vụ việc được giải quyết bồi thường theo đúng thời gian luật định, còn các vụ còn lại thì thường kéo dài đến 1 năm, thậm chí 2 năm. Đây cũng là vấn đề cần phải xem xét sửa đổi", bà Mai nói.
Nhiều ý kiến các chuyên gia luật tại hội thảo cũng đưa ra các đề xuất quan trọng như: Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây ra oan sai cho người dân ngoài trách nhiệm bồi thường còn phải trực tiếp công khai xin lỗi, đăng báo cải chính công khai với người bị hại; rút ngắn thời gian giải quyết bồi thường thiệt hại từ 125 ngày (theo luật định) xuống còn 80 ngày; thành lập Quỹ bồi thường nhà nước để rút ngắn thời gian chờ thẩm duyệt của Bộ Tài chính...
Đánh giá về yêu cầu cần sửa đổi, bổ sung Luật TNBTCNN, ông Nguyễn Văn Bốn, Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước (Bộ Tư pháp) nói, sau 6 năm đi vào cuộc sống, Luật TNBTCNN đã bộc lộ nhiều hạn chế cần sửa đổi để phù hợp với thực tiễn, bởi các "trụ cột" pháp lý của nhà nước như Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Luật Tố tụng hành chính 2010, Luật Khiếu nại 2011 đã có nhiều thay đổi...
"Việc sửa đổi Luật TNBTCNN sẽ giúp hạn chế những bất cập trong quá trình thực thi luật và kịp thời cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013 về việc đảm bảo quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và danh dự của công dân cũng như đảm bảo tính thống nhất với các bộ luật và luật hiện hành", ông Bốn nói.
Được biết, thông qua hội thảo này, ý kiến các chuyên gia về luật sẽ được tổng hợp để hoàn thiện Luật TNBTCNN nhằm dự kiến trình Quốc hội thông qua vào năm 2017.
Theo báo cáo tổng kết 6 năm thi hành Luật TNBTCNN, tính đến ngày 31.12.2015, các cơ quan có trách nhiệm bồi thường đã thụ lý, giải quyết 258 vụ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại, trong đó đã giải quyết được 204 vụ việc (đạt tỉ lệ 79%) với tổng số tiền Nhà nước phải bồi thường là 111 tỷ 149 triệu đồng.
Theo Danviet
Không cứng nhắc trong việc bồi thường cho ông Huỳnh Văn Nén Theo Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình, việc áp dụng bồi thường của ông Huỳnh Văn Nén tới đây cũng sẽ tương tự như ông Nguyễn Thanh Chấn. Ông Huỳnh Văn Nén trả lời báo chí Ảnh: Quế Hà Hôm qua 26.4, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết TAND tối cao đã nắm được thông tin về...